Phần mềm độc hại có tên ElectroRAT được viết bằng ngôn ngữ lập trình Golang và được thiết kế để chạy trên nhiều nền tảng hệ điều hành như Windows, Linux và macOS. Nó được phát triển dựa trên nền tảng mã nguồn mở Electron.
Các nhà nghiên cứu cho biết: “ElectroRAT là ví dụ mới nhất về việc những tin tặc sử dụng Golang để phát triển phần mềm độc hại đa nền tảng và tránh bị các phần mềm diệt virus phát hiện.
Thông thường tin tặc sẽ cố gắng thu thập các private key để truy cập vào ví của nạn nhân trên một hệ điều hành cụ thể. Hiếm khi nào lại có các công cụ ngay từ đầu được viết để nhắm vào nhiều hệ điều hành.
Chiến dịch được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 12/2020, đã đánh cắp thông tin của hơn 6.500 nạn nhân dựa trên số lượng khách truy cập vào các trang Pastebin dùng để xác định các máy chủ C&C.
Qua đó, tin tặc tạo ra ba ứng dụng giả mạo khác nhau tương ứng với các hệ điều hành Windows, Linux, Mac. Hai ứng dụng "Jamm" và "eTrade" có chức năng quản lý tiền ảo. Ứng dụng còn lại "DaoPoker" giả mạo nền tảng tiền ảo Poker.
Các ứng dụng độc hại không chỉ được lưu trữ trên các trang web được xây dựng đặc biệt cho chiến dịch này, mà còn được quảng cáo trên Twitter, Telegram và các diễn đàn liên quan đến tiền điện tử và blockchain hợp pháp như "bitcointalk", "SteemCoinPan" nhằm thu hút người dùng tải xuống các ứng dụng độc hại.
Sau khi được cài đặt, ứng dụng giả mạo sẽ mở ra một giao diện tưởng như vô hại, nhưng trên thực tế ElectroRAT chạy ngầm dưới dạng "mdworker", cho phép ghi lại các tổ hợp phím, chụp ảnh màn hình, tải lên tệp từ đĩa, tải xuống tệp tùy ý và thực hiện các lệnh độc hại từ máy chủ C&C trên máy của nạn nhân.
Đáng chú ý bài phân tích trên các trang Pastebin được đăng tải bởi người dùng có tên "Execmac" vào ngày 08/01/2020. Tài khoản này đã đăng các thông tin trước chiến dịch nhắm vào máy chủ C&C sử dụng mã độc trên Windows như Amadey và KPOT. Có thể thấy, những kẻ tấn công đã chuyển hướng từ sử dụng các trojan phổ biến sang một phần mềm độc hại đa nền tảng.
Các nhà nghiên cứu khuyến cáo người dùng bị ảnh hưởng bởi chiến dịch này nên loại bỏ các tiến trình độc hại trên máy tính, xóa tất cả các tệp liên quan, chuyển tiền sang ví mới và tiến hành đổi mật khẩu.
M.H
14:00 | 16/01/2024
14:00 | 21/01/2021
16:00 | 31/07/2021
14:00 | 07/05/2016
16:00 | 21/06/2022
09:00 | 10/01/2024
11:00 | 08/02/2021
16:00 | 08/12/2020
16:00 | 17/12/2020
13:00 | 13/01/2025
Lừa đảo mạo danh đang là chiêu trò kẻ tấn công sử dụng trên không gian mạng Việt Nam và quốc tế. Lừa đảo qua email giả mạo dịch vụ bảo mật Windows và mạo danh doanh nghiệp bưu chính là 2 thủ đoạn vừa được các chuyên gia cảnh báo.
10:00 | 24/12/2024
Mới đây, các nhà nghiên cứu an ninh mạng đã phát hiện một rootkit mới có tên là Pumakit trên hệ điều hành Linux, được thiết kế với nhiều lớp để ẩn mình và leo thang đặc quyền một cách tinh vi.
07:00 | 17/10/2024
Các tin tặc Triều Tiên mới đây đã bị phát hiện đang phân phối một Trojan truy cập từ xa (RAT) và backdoor chưa từng được ghi nhận trước đây có tên là VeilShell, như một phần của chiến dịch tấn công mạng nhắm vào các cơ quan, tổ chức tại Campuchia và các quốc gia Đông Nam Á khác.
13:00 | 30/09/2024
Cơ quan Cơ sở hạ tầng và An ninh mạng Hoa Kỳ (CISA) đã thêm 5 lỗ hổng vào danh mục Các lỗ hổng đã biết bị khai thác (KEV), trong đó có lỗ hổng thực thi mã từ xa (RCE) ảnh hưởng đến Apache HugeGraph-Server.
Apache NiFi - hệ thống xử lý và phân phối dữ liệu đang đối mặt với một lỗ hổng định danh CVE-2024-56512, có thể cho phép truy cập trái phép vào thông tin nhạy cảm. Lỗ hổng này ảnh hưởng đến tất cả các phiên bản NiFi từ 1.10.0 đến 2.0.0.
09:00 | 08/01/2025