Tin tặc đã tấn công các tài khoản Twitter và chiếm quyền điều khiển nhằm mục đích lừa đảo. Chúng thường để lại thông tin với nội dung: “Tất cả số tiền được gửi vào ví Bitcoin theo địa chỉ dưới đây của chúng tôi sẽ được gửi trả lại bạn gấp đôi”.
Thông tin giả này rất dễ khiến người dùng tin tưởng và làm theo do nội dung được đăng tải trên những tài khoản chính thức của các tập đoàn công nghệ cũng như người nổi tiếng. Đây là một kỹ thuật lừa đảo tiền ảo kinh điển vốn đã được tin tặc sử dụng rất nhiều lần.
Theo đánh giá của giới công nghệ, đây có thể là vụ tấn công lớn nhất từ trước tới nay nhằm vào hệ thống bảo mật của Twitter khiến người dùng có nguy cơ mất khoảng 10.000 USD. Tất cả các tin nhắn trên đều có địa chỉ của cùng một ví bitcoin với khoản tiền khoảng 112.000 USD được chuyển vào tài khoản này trong nhiều giờ qua.
Ngay sau khi vụ tấn công xảy ra, Giám đốc điều hành (CEO) Twitter Jack Dorsey khẳng định đội ngũ kỹ thuật của Twitter đã nắm bắt được vấn đề và đang xử lý sự cố tấn công mạng trên. Hiện tại, phần lớn các tài khoản đều đã hoạt động trở lại, nhưng vẫn có nguy cơ bị gián đoạn bất ngờ.
Trước đây, Twitter cũng từng vướng vào nhiều vụ tấn công tài khoản của người nổi tiếng, bao gồm cả tài khoản của CEO Jack Dorsey thông qua thủ thuật đổi SIM.
Tuệ Minh
10:00 | 28/05/2020
12:00 | 10/09/2020
15:00 | 15/10/2020
17:00 | 07/12/2020
14:00 | 23/11/2017
15:35 | 10/06/2016
14:00 | 17/08/2020
15:24 | 06/03/2017
16:00 | 27/09/2024
Một chiến dịch quốc tế phối hợp giữa các cơ quan thực thi pháp luật đã thành công trong việc triệt phá một mạng lưới tội phạm tinh vi chuyên mở khóa điện thoại di động bị mất hoặc đánh cắp. Mạng lưới này đã sử dụng nền tảng lừa đảo tự động iServer để đánh cắp thông tin đăng nhập của hàng trăm nghìn nạn nhân trên toàn thế giới.
16:00 | 19/09/2024
Dưới đây là góc nhìn chuyên môn của các chuyên gia bảo mật Kaspersky về vụ việc của Crowdstrike và dự án XZ Utils, cùng chiến lược mà các tổ chức có thể áp dụng để ứng phó với các cuộc tấn công chuỗi cung ứng.
10:00 | 14/08/2024
Trong bối cảnh khoa học công nghệ đang ngày càng phát triển, đi cùng với đó là những nguy cơ gây mất an ninh, an toàn thông tin đang ngày càng phổ biến. Một trong số những nguy cơ người dùng dễ gặp phải đó là bị lây nhiễm mã độc tống tiền (ransomware) trên thiết bị di động. Sau khi xâm nhập trên thiết bị di động, mã độc sẽ tự động mã hóa các dữ liệu có trên thiết bị đó hoặc ngăn chặn các phần mềm được kích hoạt trên smartphone, đồng thời sẽ yêu cầu người dùng phải trả tiền cho các tin tặc đứng sau như một hình thức trả tiền chuộc, gây thiệt hại vô cùng lớn cho nạn nhân. Trong bài viết này, tác giả sẽ đưa ra những điểm yếu, lỗ hổng tồn tại trên điện thoại di động dễ bị tin tặc tấn công. Qua đó, cũng đề xuất một số khuyến nghị nâng cao cảnh giác khi sử dụng di động, góp phần cho công tác phòng, chống phần mềm độc hại và chia sẻ dữ liệu mã độc.
10:00 | 31/07/2024
Mới đây, tin tặc đã phát tán tài liệu nội bộ liên quan đến các cơ quan trọng yếu của Mỹ như Bộ Quốc phòng, Bộ An ninh Nội địa, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ (NASA). Theo đó, tài liệu nội bộ bị đánh cắp từ Leidos Holdings, một trong những nhà cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin lớn nhất của Chính phủ Mỹ.
Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng Hoa Kỳ (CISA) đưa ra cảnh báo về một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng trong Ivanti Virtual Traffic Manager (vTM) đang bị khai thác tích cực bởi các hacker.
14:00 | 02/10/2024