Theo báo cáo của Trend Micro, mục đích chính của mạng botnet là xây dựng cơ sở hạ tầng cho các cuộc tấn công tiếp theo vào các mục tiêu có giá trị cao bởi không phát hiện máy chủ bị nhiễm nào thuộc các tổ chức quan trọng hoặc những tổ chức có giá trị rõ ràng về kinh tế, chính trị hoặc gián điệp quân sự.
Các cơ quan tình báo của Anh và Hoa Kỳ mô tả Cyclops Blink là một framework thay thế cho VPNFilter, một mã độc khác đã khai thác các thiết bị mạng, chủ yếu là router văn phòng (SOHO) và các thiết bị lưu trữ gắn mạng (NAS).
Cả VPNFilter và Cyclops Blink đều được cho là của hacker do Nga bảo trợ, cũng có liên quan đến một số vụ xâm nhập nổi tiếng, bao gồm cả vụ tấn công năm 2015 và 2016 nhắm vào mạng lưới điện Ukraine, cuộc tấn công NotPetya năm 2017 và cuộc tấn công của Olympic 2018 Destroyer vào Thế vận hội Olympic mùa đông.
Được viết bằng ngôn ngữ C, botnet mô-đun tiên tiến ảnh hưởng đến một số mẫu router ASUS. Cụ thể:
Bên cạnh việc sử dụng OpenSSL để mã hóa thông tin liên lạc với các máy chủ C&C, Cyclops Blink còn kết hợp các mô-đun chuyên dụng có thể đọc và ghi từ bộ nhớ flash của thiết bị, giúp nó hoạt động bền bỉ và tồn tại kể cả khi khôi phục cài đặt gốc.
Mô-đun trinh sát thứ hai đóng vai trò như một kênh để lấy thông tin từ thiết bị bị tấn công trở lại máy chủ C&C, trong khi một thành phần tải xuống tệp chịu trách nhiệm truy xuất các payload tùy ý theo tùy chọn thông qua giao thức HTTPS.
Kể từ tháng 6/2019, mã độc được cho là đã gây ảnh hưởng đến các thiết bị router của Asus đặt tại Hoa Kỳ, Ấn Độ, Ý, Canada và Nga.
Với việc các thiết bị IoT và router đang trở thành “miếng mồi béo bở” do không thường xuyên được cập nhật bản vá và không có phần mềm an ninh, Trend Micro cảnh báo rằng điều này có thể dẫn đến sự hình thành của “các mạng botnet bền vững”.
Các nhà nghiên cứu cho biết: “Một khi thiết bị IoT bị nhiễm mã độc, kẻ tấn công có thể có quyền truy cập Internet không giới hạn để tải xuống và triển khai nhiều giai đoạn hơn để do thám, gián điệp hoặc bất cứ hành vi nào khác. Trong trường hợp của Cyclops Blink, chúng tôi đã phát hiện các thiết bị bị xâm nhập trong hơn 30 tháng liên tiếp và đang được thiết lập làm máy chủ điều khiển và ra lệnh cho các bot khác”.
Nguyễn Thu
07:00 | 26/06/2023
13:00 | 14/12/2020
13:00 | 19/03/2018
09:00 | 22/04/2022
18:00 | 16/08/2022
10:00 | 30/08/2024
Các chuyên gia bảo mật của hãng ESET (Slovakia) vừa phát hiện một phần mềm độc hại mới trên nền tảng Android có khả năng sử dụng đầu đọc NFC để đánh cắp thông tin thanh toán từ thiết bị của nạn nhân và chuyển dữ liệu này đến tay kẻ tấn công.
13:00 | 01/08/2024
Cơ quan An ninh Cơ sở hạ tầng và An ninh mạng Hoa Kỳ (CISA) đã bổ sung 2 lỗ hổng bảo mật vào danh mục Các lỗ hổng bị khai thác đã biết (KEV), dựa trên bằng chứng về việc khai thác tích cực trong thực tế.
09:00 | 10/06/2024
Ngày 08/6, trang web chia sẻ video nổi tiếng của Nhật Bản Niconico đã tạm dừng cung cấp các dịch vụ sau khi hứng chịu một cuộc tấn công mạng quy mô lớn.
14:00 | 23/05/2024
The Post Millennial, một tạp chí tin tức trực tuyến của Canada đã bị vi phạm dữ liệu nghiêm trọng và gây rò rỉ dữ liệu. Cuộc tấn công này đã xâm phạm thông tin cá nhân của hàng triệu người dùng, bao gồm các tác giả và biên tập viên của trang web cũng như một số lượng lớn người đăng ký.
Theo báo cáo mới nhất được Viettel công bố ngày 26/8 vừa qua, cho thấy tình hình an ninh mạng đáng báo động với sự xuất hiện của 17.000 lỗ hổng mới chỉ trong 6 tháng đầu năm, đặt ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt.
11:00 | 03/09/2024