Hacker mô tả các thông tin bao gồm tên đăng nhập, email, số điện thoại, họ tên đầy đủ, ngày sinh, trường học, địa chỉ. Đây là những dữ liệu chưa từng rò rỉ trước đây và mới được cập nhật trong tháng 7/2022.
Để tăng sự tin tưởng, meli0das đăng ảnh chụp thông tin của khoảng 70 người, hầu hết là giáo viên và thông tin được cho là đều chính xác. Ngoài ra, hacker này cũng cho biết có thể cung cấp bản xem trước của khoảng 10.000 người, hoặc có thể thương lượng để mua bán các gói dữ liệu nhỏ hơn.
"Cơ sở dữ liệu này rất hữu ích cho việc tiếp thị hay đánh cắp thông tin, vì con số này tương đương với gần 1/3 dân số Việt Nam", meli0das viết. Số tiền được hacker này đưa ra là 3.500 USD, thanh toán bằng tiền điện tử Monero.
Một chuyên gia bảo mật tại Việt Nam cho biết đã thử liên hệ với hacker nói trên, nhưng tin tặc này "tương đối thận trọng". "Ở nhiều vụ rò rỉ trước, hacker sẵn sàng giao bản sample. Còn meli0das chỉ đồng ý cho xem và mua bán với những tài khoản có độ tin cậy cao trên diễn đàn, hoặc những người có đủ số tiền đưa ra", chuyên gia này cho biết.
Bài viết của hacker cũng được đặt chế độ hạn chế bình luận. Những người muốn mua phải liên hệ qua nền tảng Telegram. Truy tìm theo tên tài khoản, meli0das còn rao bán dữ liệu "360.000 sinh viên Việt Nam" được thu thập từ một website về giáo dục.
Theo kỹ sư bảo mật Ngô Minh Hiếu, với thông tin xem trước nói trên việc rò rỉ có thể là thật. Tuy nhiên, kỹ sư này cũng đánh giá con số 30 triệu vẫn chưa thể xác minh. Thời gian qua, không ít vụ bán dữ liệu diễn ra nhưng thực chất là lừa đảo tiền điện tử.
"Nếu là thật, đây sẽ là một trong những vụ rò rỉ dữ liệu lớn nhất tại Việt Nam", ông Hiếu cho hay. Với những dữ liệu cá nhân nói trên, kẻ gian có thể sử dụng vào những mục đích xấu như quảng cáo, tống tiền, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, bôi nhọ, xâm phạm danh dự, nhân phẩm.
Gần đây, một hacker khác cũng rao bán dữ liệu được cho là của một tỷ người Trung Quốc với giá 200.000 USD. Dữ liệu này cũng chưa được xác minh, tuy nhiên quản trị diễn đàn đã khóa bình luận và xóa bài đăng.
Đ.T
08:00 | 05/07/2022
15:00 | 29/07/2022
09:00 | 20/08/2020
12:00 | 25/08/2022
16:00 | 09/12/2020
14:00 | 11/09/2024
Các nhà nghiên cứu bảo mật tại Rapid7 (Hoa Kỳ) phát hiện một lỗ hổng bảo mật mới trong hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) mã nguồn mở Apache OFBiz, có thể dẫn đến nguy cơ thực thi mã từ xa mà không cần xác thực trên các hệ điều hành như Linux và Windows.
09:00 | 09/08/2024
Theo thông báo được Thủ tướng Pháp Gabriel Attal đưa ra ngày 31/7, Cơ quan An ninh nước này đã phát hiện và ngăn chặn hàng chục vụ tấn công mạng liên quan đến Olympic Paris 2024.
17:00 | 12/07/2024
Một hoạt động thực thi pháp luật có tên là MORPHEUS đã đánh sập gần 600 máy chủ được các nhóm tội phạm mạng sử dụng và một phần của cơ sở hạ tầng có liên quan đến Cobalt Strike.
10:00 | 17/05/2024
Một hacker bị cáo buộc đã đánh cắp cơ sở dữ liệu quan trọng do Tập đoàn giao dịch chứng khoán Luân Đôn (LSEG) duy trì có chứa thông tin về những kẻ khủng bố, tội phạm tiềm năng và các cá nhân có nguy cơ cao hiện đang bị đe dọa rò rỉ hàng loạt dữ liệu nhạy cảm.
Nhà nghiên cứu bảo mật Alon Leviev của SafeBreach Labs đã trình bày một cách tấn công vào kiến trúc Microsoft Windows Update biến các lỗ hổng đã được sửa thành lỗ hổng zero-day.
14:00 | 17/09/2024