VPN (Virtual Private Network) là một công nghệ mạng giúp tạo kết nối mạng an toàn khi tham gia vào mạng công cộng như Internet hoặc mạng riêng do một nhà cung cấp dịch vụ sở hữu. Các tập đoàn lớn, các cơ sở giáo dục và cơ quan chính phủ sử dụng công nghệ VPN để cho phép người dùng từ xa kết nối an toàn đến mạng riêng của cơ quan mình.
Để kiểm soát và bảo vệ các kết nối truy cập vào hệ thống, các cơ quan, tổ chức có thể lựa chọn phương án mã hóa tất cả lưu lượng truy cập mạng với một mạng riêng kết nối ảo. Các kết nối VPN sử dụng một loạt các giao thức để thực hiện một kết nối an toàn giữa điểm kết nối vào hệ thống.
VPN là các kết nối mạng được mã hóa. Điều này cho phép người dùng từ xa truy cập an toàn từ xa vào các dịch vụ của tổ chức. VPN là một cách để đảm bảo tính bảo mật cho “dữ liệu truyền qua” trên một mạng không tin cậy và cũng cung cấp một số lợi ích khác. Trên thực tế VPN lại được ứng dụng trong các trường hợp như sau:
Truy cập vào mạng doanh nghiệp khi ở xa: VPN thường được sử dụng bởi những người kinh doanh để truy cập vào mạng lưới kinh doanh của họ, bao gồm tất cả tài nguyên trên mạng cục bộ, trong khi đang đi trên đường, đi du lịch,.. Các nguồn lực trong mạng nội bộ không cần phải tiếp xúc trực tiếp với Internet, nhờ đó làm tăng tính bảo mật.
Truy cập mạng gia đình, dù không ở nhà: Người dùng có thể thiết lập VPN riêng để truy cập khi không ở nhà. Thao tác này sẽ cho phép truy cập Windows từ xa thông qua Internet, sử dụng tập tin được chia sẻ trong mạng nội bộ, chơi game trên máy tính qua Internet giống như đang ở trong cùng mạng LAN.
Duyệt web ẩn danh: Nếu đang sử dụng WiFi công cộng, duyệt web trên những trang web không phải https, thì tính an toàn của dữ liệu trao đổi trong mạng sẽ dễ bị lộ. Nếu muốn ẩn hoạt động duyệt web của mình để dữ liệu được bảo mật hơn thì người dùng nên kết nối VPN. Mọi thông tin truyền qua mạng lúc này sẽ được mã hóa.
Truy cập đến những website giới hạn: Có thể truy cập đến những website bị chặn giới hạn địa lý, bỏ qua kiểm duyệt Internet, vượt tường lửa,...
Tải tập tin: Tải BitTorrent trên VPN sẽ giúp tăng tốc độ tải file. Điều này cũng có ích với các traffic mà ISP của bạn có thể gây trở ngại.
Bước 1: Nhấn nút Start trên giao diện rồi chọn tiếp vào mục Settings.
Bước 2: Trong giao diện Windows Settings nhấn chọn vào mục Network & Internet.
Bước 3: Chuyển sang giao diện mới. Tại danh sách bên trái giao diện nhấn vào mục VPN.
Bước 4: Sau khi chọn VPN thì nội dung bên phải sẽ hiện một số mục thiết lập để tạo VPN, người dùng chọn Add a VPN connection.
Bước 5: Xuất hiện giao diện Add a VPN connection, thiết lập một số thông tin gồm:
- VPN provider: nhấn chọn Windows (built-in).
- Connection name: Chọn tên kết nối người dùng muốn.
- Server name or address: Nhập tên máy chủ hoặc địa chỉ IP của máy chủ đó.
- VPN Type: Chọn Point to Point Tunneling Protocol (PPTP) hoặc L2TP/IPsec with pre-shared key.
- Type of sign-in info: Chọn Username and password.
- User name: Tên người dùng.
- Password: Mật khẩu.
Bước 6: Nhấn Save để lưu lại thiết lập.
Bước 7: Kiểm tra mạng VPN vừa cấu hình. Quay trở lại giao diện VPN (Bước 3), người dùng sẽ thấy mạng VPN được tạo mới. Để kết nối chỉ cần chọn mạng VPN vừa tạo rồi nhấn tiếp vào Connect.
Quốc Trung
15:00 | 13/04/2022
14:00 | 04/07/2022
23:00 | 02/09/2022
10:00 | 01/09/2021
13:00 | 23/06/2022
Các cuộc tấn công ransomware đang trở nên phổ biến hơn, với tần suất các sự cố liên quan ngày càng gia tăng. Trong bối cảnh các nỗ lực số hóa được thúc đẩy nhanh chóng, các tổ chức sẽ phải chuẩn bị các bước như thế nào để đối phó trực tiếp với mối đe dọa này?
09:00 | 21/04/2022
Hiện nay, với bản chất của việc sử dụng Internet, cho dù là các ứng dụng truyền thông xã hội hay thương mại điện tử, tội phạm mạng đều có thể tìm được các điểm yếu để tấn công người dùng. Đặc biệt là các công cụ tấn công có sẵn miễn phí và các lỗ hổng được tiết lộ công khai mà chưa có các biện pháp phòng ngừa toàn diện. Người dùng cần phải có kỹ năng để giữ an toàn và tránh bị tin tặc lừa đảo truy cập vào thông tin cá nhân, đánh cắp danh tính của người dùng. Bài viết dưới đây giới thiệu một số cách thức giúp người dùng duyệt web an toàn hơn và giữ an toàn khi trực tuyến.
13:00 | 07/03/2022
Trong bối cảnh nguy cơ về các cuộc tấn công mạng ngày càng gia tăng, vẫn còn rất nhiều tổ chức chậm trễ trong việc lập kế hoạch và chuẩn bị ứng phó. Từ các tập đoàn lớn đến các bệnh viện, trường học đều có thể phải đối mặt với các vi phạm dữ liệu cũng như các hình thức tấn công mạng khác khiến tổ chức, nhân viên và các bên liên quan gặp phải rủi ro. Tội phạm mạng luôn tìm kiếm mục tiêu tiếp theo và các hình thức tấn công cũng liên tục phát triển. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để luôn đi trước một bước hoặc ít nhất là theo kịp các phương thức tấn công hiệu quả nhất. Năm bước dưới đây sẽ giúp tổ chức nắm bắt được đầy đủ hơn kiến thức về không gian mạng.
09:00 | 24/01/2022
Thuật toán NTRU (Nth degree Truncated polynomial Ring Units) là thuật toán mật mã khóa công khai dựa trên lý thuyết lưới với độ an toàn phụ thuộc vào độ khó của tìm phân tích “ngắn” cho các đa thức đại số trên vành [1][6]. Bài toán này tương đương với tìm véc-tơ ngắn nhất SVP (Shortest Vector Problem) trong một lưới thực sự 2N chiều [2][3]. Bài viết trình bày về thuật toán NTRU và một số phương pháp phá vỡ thuật toán này [5].
Ngày 5/7/2022, Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ (National Institute of Standards and Technology - NIST) đã hoàn thành vòng thứ 3 của quá trình chuẩn hóa mật mã hậu lượng tử, nhằm chọn ra các thuật toán mật mã khóa công khai để bảo vệ thông tin khi máy tính lượng tử ra đời và công bố 4 thuật toán sẽ được chuẩn hóa của mật mã hậu lượng tử cùng với 4 ứng cử viên cho vòng tuyển chọn thứ 4 [1].
12:00 | 12/08/2022
Tấn công tiêm lỗi (Fault Injection Attack - FIA) là loại tấn công chủ động, giúp tin tặc xâm nhập vào các thiết bị điện tử, mạch tích hợp cũng như các thiết bị mật mã nhằm thu được khóa bí mật và đánh cắp thông tin. Tiêm lỗi có thể được thực hiện trong cả phần cứng và phần mềm. Bài báo này nhóm tác giả sẽ trình bày về các kỹ thuật, công cụ được thực hiện trong FIA.
09:00 | 05/06/2023