Theo Security Magazine, hơn 22 tỷ hồ sơ đã bị lộ trong hơn 4.000 vụ vi phạm dữ liệu được tiết lộ công khai vào năm ngoái. Tuy nhiên, con số thực tế thậm chí có thể còn cao hơn, vì nhiều vụ vi phạm dữ liệu đã không được báo cáo công khai.
Tầm quan trọng của việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn vi phạm dữ liệu đã được rất nhiều tổ chức/doanh nghiệp, các chuyên gia an toàn thông tin thảo luận và đưa ra những khuyến nghị như tập trung vào việc sử dụng công nghệ VPN để ngăn chặn tội phạm mạng đánh cắp dữ liệu. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều giải pháp hiệu quả khác có thể giúp các tổ chức/doanh nghiệp ngăn ngừa vi phạm dữ liệu nhưng ít được chú ý.
Một chiến lược cũng được nhiều chuyên gia khuyến nghị sử dụng trong việc ngăn chặn vi phạm dữ liệu là sử dụng giải pháp phân chia nhiệm vụ (Separation of duties - SoD). Vậy SoD là gì và nó có vai trò quan trọng đối với các tổ chức/doanh nghiệp đang cố gắng bảo vệ dữ liệu của họ như thế nào?
SoD là một biện pháp bảo mật có thể giúp ngăn ngừa gian lận và giảm thiểu sai sót bằng cách đảm bảo rằng không có một cá nhân nào có quá nhiều quyền kiểm soát đối với một quy trình hoạt động.
Logic đằng sau giải pháp SoD là việc một người khó có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình nếu họ phải thực hiện kiêm nhiệm quá nhiều công việc, nhiệm vụ cùng một lúc. Ví dụ, trong một giao dịch tài chính, người thực hiện giao dịch không nên là người phê duyệt.
Bằng cách đảm bảo rằng những người khác nhau chịu trách nhiệm về các khía cạnh khác nhau của một quy trình, việc phân chia rõ ràng các nhiệm vụ cho từng người sẽ khiến một người nào đó khó thực hiện hành vi gian lận hoặc mắc lỗi mà không bị phát hiện.
Theo số liệu của Verizon, ít nhất 34% các vụ vi phạm dữ liệu là liên quan đến các tác nhân nội bộ, do đó, các biện pháp SoD có thể rất quan trọng đối với các tổ chức/doanh nghiệp.
Trong nhiều tổ chức, việc phân chia nhiệm vụ được thực hiện thông qua các biện pháp kiểm soát truy cập dựa trên vai trò, điều này sẽ đảm bảo rằng người dùng chỉ được truy cập vào lĩnh vực phù hợp với vai trò và nhiệm vụ của họ.
Ví dụ: một thủ quỹ có thể chỉ có thể thực hiện các giao dịch, trong khi một người quản lý sẽ có thể phê duyệt chúng.
Lợi ích của việc sử dụng SoD
SoD là một biện pháp an ninh quan trọng có thể giúp cải thiện tính chính xác và tính toàn vẹn của các quy trình trong tổ chức/doanh nghiệp. Có rất nhiều lợi ích khi triển khai SoD tại nơi làm việc. Dưới đây là một số lý do mà giao thức này hiệu quả trong việc ngăn chặn vi phạm và gian lận dữ liệu.
Ngăn ngừa gian lận
Có lẽ lợi ích quan trọng nhất của giải pháp này là nó có thể giúp ngăn ngừa sai sót và gian lận.
Gian lận có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Nhân viên có thể cố tình đánh cắp và bán dữ liệu, điều này sẽ khiến công ty gặp nhiều rủi ro. Đặc biệt, đối với các vi phạm dữ liệu có chủ ý được thực hiện bởi chính những người nội bộ là một mối đe dọa lớn đối với các tổ chức/doanh nghiệp trong thời đại số.
Do đó, việc đảm bảo rằng mỗi người chịu trách nhiệm về các khía cạnh khác nhau của một quy trình, SoD khiến một người nào đó khó thực hiện hành vi gian lận hoặc mắc lỗi mà không bị phát hiện.
Nâng cao hiệu quả
Một lợi ích thiết yếu khác của SoD là nó có thể giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của tổ chức. Khi những người khác nhau chịu trách nhiệm cho các nhiệm vụ khác nhau, phù hợp với trình độ chuyên môn của mỗi người và họ cũng có thể tập trung hơn cho nhiệm vụ đó thì hiệu quả hoạt động đạt được sẽ cao hơn. Điều này có thể dẫn đến những cải thiện tổng thể về hiệu quả của các quy trình hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp.
Nâng cao trách nhiệm giải trình
SoD cũng có thể cải thiện trách nhiệm giải trình trong một tổ chức/doanh nghiệp. Khi những người khác nhau chịu trách nhiệm cho các phần khác của quy trình, việc xác định ai là người chịu trách nhiệm cho bất kỳ lỗi hoặc vấn đề nào sẽ dễ dàng hơn. Điều này sẽ giúp cải thiện và nâng cao trách nhiệm giải trình trong tổ chức.
Nâng cao tinh thần trách nhiệm
SoD cũng có thể giúp nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhân viên. Với việc phân chia nhiệm vụ cho từng cá nhân cụ thể, phù hợp với năng lực và chuyên môn của họ sẽ khiến nhân viên cảm thấy có trách nhiệm hơn với công việc của mình, đồng thời cũng sẽ tạo cho họ động lực làm việc tích cực hơn. Đó là điều cực kỳ quan trọng và cần thiết đối với một tổ chức/doanh nghiệp.
Nâng cao sự an toàn
Cuối cùng, SoD có thể giúp tổ chức/doanh nghiệp tạo ra văn hóa an toàn tại nơi làm việc. Bằng cách đảm bảo rằng không có cá nhân nào có quá nhiều quyền kiểm soát một quy trình, SoD giúp tạo ra một môi trường bình đẳng và an toàn cho toàn bộ nhân viên, đồng thời cũng ngăn ngừa được tình trạng lạm quyền của bất kỳ một cá nhân nào đó.
Cách triển khai SoD trong tổ chức/doanh nghiệp
Để triển khai giải pháp SoD trong một tổ chức/doanh nghiệp, trước tiên, cần xác định các quy trình quan trọng mà tổ chức đó sẽ được hưởng lợi từ SoD. Đây thường là các quy trình liên quan đến các giao dịch tài chính hoặc dữ liệu nhạy cảm. Khi đã xác định được các quy trình quan trọng này, tổ chức/doanh nghiệp cần xác định những nhiệm vụ nào cần được tách biệt và ai sẽ chịu trách nhiệm cho từng công việc và nhiệm vụ đó.
Tiếp theo, tổ chức/doanh nghiệp phải đặt ra các quy trình cần thiết để đảm bảo việc phân chia nhiệm vụ đầy đủ và hợp lý. Điều này có thể liên quan đến việc triển khai các biện pháp kiểm soát truy cập dựa trên vai trò hoặc tạo các chính sách và thủ tục mới.
Cuối cùng, tổ chức cần đào tạo nhân viên của mình về các yêu cầu SoD mới và đảm bảo rằng họ hiểu cách tuân thủ các yêu cầu đó.
Việc triển khai SoD có thể gặp một chút khó khăn trong việc xác định và phân chia nhiệm vụ cho từng người một cách phù hợp nhất, nhưng đó là một giải pháp có thể mang lại hiệu quả trong việc ngăn ngừa sai sót và gian lận, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động và trách nhiệm giải trình trong một tổ chức/doanh nghiệp.
Trần Thanh Tùng
(theo smartdatacollective)
16:00 | 19/07/2022
10:00 | 21/02/2023
15:00 | 03/06/2021
10:00 | 07/06/2021
17:00 | 08/12/2021
13:00 | 17/02/2021
07:00 | 07/11/2024
Song song cùng sự phát triển của công nghệ, Deepfake cũng có lịch sử phát triển với nhiều loại hình khác nhau. Phần hai của bài báo sẽ tập trung phân loại các loại hình Deepfake và trình bày về các tập dữ liệu có giá trị trong việc phát hiện công nghệ tinh vi này.
14:00 | 02/10/2024
Trong bối cảnh các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi và phức tạp, Zero Trust đang nổi lên như một mô hình bảo mật toàn diện cho doanh nghiệp. Tại Hội thảo Netpoleon Solutions Day 2024 với chủ đề “Transforming Security with Zero Trust”, ông Nguyễn Kỳ Văn, Giám đốc Netpoleon Việt Nam đã chia sẻ những góc nhìn sâu sắc về tầm quan trọng của mô hình Zero Trust và cách thức doanh nghiệp Việt Nam có thể ứng dụng hiệu quả giải pháp này.
08:00 | 26/08/2024
DNS Tunneling là một kỹ thuật sử dụng giao thức DNS (Domain Name System) để truyền tải dữ liệu thông qua các gói tin DNS. Giao thức DNS được sử dụng để ánh xạ các tên miền thành địa chỉ IP, nhưng DNS tunneling sử dụng các trường dữ liệu không được sử dụng thông thường trong gói tin DNS để truyền tải dữ liệu bổ sung. DNS Tunneling thường được sử dụng trong các tình huống mà việc truy cập vào Internet bị hạn chế hoặc bị kiểm soát, như trong các mạng cơ quan, doanh nghiệp hoặc các mạng công cộng. Tuy nhiên, DNS Tunneling cũng có thể được sử dụng để thực hiện các cuộc tấn công mạng, bao gồm truy cập trái phép vào mạng hoặc truyền tải thông tin nhạy cảm mà không bị phát hiện.
14:00 | 10/05/2024
Hiện nay, người dùng mạng máy tính đang thường xuyên phải đối mặt với những rủi ro từ các mối đe dọa mạng, như mã độc, phần mềm gián điệp, rootkit, tấn công lừa đảo,… Đối với Windows 11, dù hệ điều hành này có khả năng bảo mật nâng cao so với những phiên bản Windows trước đây, tuy nhiên không vì vậy mà người dùng được phép chủ quan. Trong bài báo này sẽ chia sẻ tới độc giả một số tùy chỉnh cấu hình nâng cao giúp Windows 11 trở nên bảo mật và an toàn hơn.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng phát triển và được áp dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Thậm chí đối với những lĩnh vực đòi hỏi trình độ cao của con người như lập trình hay bảo mật, AI cũng đang chứng minh khả năng vượt trội của mình. Với sự trợ giúp của AI, Google đã phát hiện một lỗ hổng bảo mật tồn tại hơn 20 năm trong dự án phần mềm mã nguồn mở được sử dụng rộng rãi.
13:00 | 02/12/2024