GIỚI THIỆU VỀ LASTPASS
LastPass là một phần mềm, chương trình lưu trữ và quản lý mật khẩu đăng nhập của tất cả tài khoản bằng cách sử dụng công nghệ mã hóa để bảo mật tuyệt đối và cung cấp đến người dùng cách đăng nhập vào tài khoản cực kỳ tiện lợi và an toàn. Có thể hiểu đơn giản rằng, phần mềm này giống như một quyển sổ tay điện tử lưu giữ mật khẩu và hỗ trợ đăng nhập tài khoản trên các website trên máy tính của người dùng.
Phần mềm này kết hợp cùng trình quản lý mật khẩu cục bộ với lưu trữ dựa trên đám mây. Do đó, cơ sở dữ liệu mật khẩu và toàn bộ thông tin mà người dùng nhập trên LastPass đều được giải mã cục bộ ngay trên thiết bị và lưu trữ an toàn trên đám mây, mã hóa bằng AES 256 bit. Mật khẩu của người dùng chỉ có thể được truy cập thông qua giải mã cục bộ hoặc đăng nhập bằng trang web bảo mật của LastPass từ chính mật khẩu của người dùng để giải mã cơ sở dữ liệu mật khẩu qua SSL (Secure Sockets Layer).
NHỮNG ƯU ĐIỂM NỔI BẬT MÀ LASTPASS ĐEM LẠI
Bảo mật cao cấp: LastPass mã hóa đầu cuối với chuẩn AES-256 bit và mô hình bảo mật ZeroKnowledge. Điều này có nghĩa là dữ liệu của người dùng sẽ được mã hóa ngay trên thiết bị trước khi truyền đến máy chủ của LastPass và chỉ người dùng mới có thể giải mã. Kể cả khi máy chủ của LastPass bị xâm nhập, dữ liệu vẫn an toàn và không ai, kể cả nhân viên của LastPass, có thể truy cập được.
Quản lý mật khẩu dễ dàng lưu trữ nhiều thông tin bảo mật: LastPass cho phép lưu trữ mật khẩu không giới hạn cho tất cả các tài khoản trực tuyến. Từ tài khoản email, mạng xã hội, thông tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng, tài liệu nhạy cảm và các ghi chú an toàn khác. Bên cạnh đó, tính năng tự động điền thông tin đăng nhập trên các trang web giúp tiết kiệm thời gian và tránh những lỗi đánh máy không đáng có. LastPass cũng cung cấp công cụ tạo mật khẩu ngẫu nhiên với độ dài và độ phức tạp tùy chỉnh, giúp người dùng tạo ra các mật khẩu mạnh và khó đoán để tăng cường bảo mật.
Đồng bộ hóa trên nhiều thiết bị: LastPass cho phép đồng bộ hóa mật khẩu và các dữ liệu quan trọng trên nhiều thiết bị như máy tính, điện thoại, máy tính bảng... Nhờ vậy, người dùng có thể truy cập mật khẩu của mình từ bất kỳ đâu mà không gặp bất kỳ khó khăn nào. Đồng thời giúp người dùng khi cập nhật hoặc thay đổi mật khẩu trên một thiết bị thì sẽ tự động cập nhật trên tất cả các thiết bị khác.
Hỗ trợ xác thực hai yếu tố: LastPass tích hợp sẵn các phương thức xác thực hai yếu tố (Two-Factor Authentication - 2FA) như Google Authenticator, Microsoft Authenticator hoặc thiết bị phần cứng YubiKey. Việc bật xác thực hai yếu tố tạo ra một lớp bảo mật bổ sung, giúp bảo vệ tài khoản của người dùng ngay cả khi mật khẩu chính bị lộ.
Chia sẻ mật khẩu an toàn: LastPass cho phép người dùng chia sẻ thông tin đăng nhập với người khác mà không tiết lộ trực tiếp mật khẩu. Người nhận có thể đăng nhập và sử dụng mật khẩu được chia sẻ mà không thể nhìn thấy mật khẩu thực tế. Người dùng cũng có thể kiểm soát quyền truy cập của người nhận (chỉ xem hoặc quyền chỉnh sửa) và thu hồi quyền truy cập bất cứ lúc nào.
Giao diện thân thiện và dễ sử dụng: LastPass được thiết kế với giao diện đơn giản, thân thiện, dễ dàng thao tác ngay cả với người dùng không có kinh nghiệm về công nghệ.
Hỗ trợ trên nhiều trình duyệt và nền tảng:
LastPass tương thích với hầu hết các trình duyệt phổ biến như Chrome, Firefox, Edge, Safari và hoạt động mượt mà trên các hệ điều hành như Windows, macOS, Android và iOS. Điều này giúp người dùng dễ dàng tích hợp LastPass vào môi trường làm việc và sử dụng hàng ngày mà không gặp trở ngại nào.
Sao lưu và khôi phục dữ liệu dễ dàng: LastPass cung cấp tính năng sao lưu dữ liệu an toàn và cho phép khôi phục dữ liệu bất cứ khi nào cần thiết.
Điều này rất hữu ích trong trường hợp người dùng đổi thiết bị hoặc gặp sự cố.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG LASTPASS
Bước 1: Truy cập vào website LastPass (lastpass.com) và nhấn chọn Download tại nền tảng tương ứng với thiết bị của người dùng (Hình 1).
Hình 1. Lựa chọn dowload phần mềm LastPass theo trình duyệt phù hợp
Bước 2: Cài đặt phần mềm và thiết lập tài khoản. Sau khi khi dowload phần mềm về thiết bị người dùng nhấn chuột phải vào phần mềm và chọn Run administrator để bắt đầu cài đặt. Hoàn tất quá trình cài đặt theo các bước, phần mềm LastPass sẽ được đồng bộ vào trình duyệt của người dùng. Khi đó người dùng chỉ cần chọn biểu tượng của LastPass nằm ở góc phải trên cùng của trình duyệt để thực hiện tạo tài khoản, người dùng nhấn chọn Create a LastPass Account để thiết lập tài khoản cá nhân trên LastPass (Hình 2).
Hình 2. Thiết lập thông tin tài khoản cá nhân sử dụng LastPass
Bước 3: Sử dụng LastPass để quản lý và tạo mật khẩu sau khi đăng nhập. Người dùng nhấp vào mục Passwords ở cột bên trái > Bấm vào biểu tượng Thêm (+) ở góc dưới bên phải màn hình > Nhập đầy đủ các thông tin như địa chỉ trang web, tài khoản và mật khẩu > Bấm Save để lưu lại mật khẩu.
Hình 3. Quản lý và tạo mật khẩu sau khi đăng nhập trên LastPass
Bước 4: Để thêm các ghi chú thông tin cần thiết, người dùng hãy nhấn vào mục Notes ở cột bên trái > Bấm vào biểu tượng Thêm (+) ở góc dưới bên phải màn hình > Nhập đầy đủ các thông tin cần ghi chú > Bấm Save để lưu lại.
Hình 4. Thêm các ghi chú thông tin cần thiết
Bước 5: Để lưu trữ địa chỉ, thông tin cá nhân để tiện cho việc điền sau này, người dùng bấm vào mục Addresses ở cột bên trái > Bấm vào biểu tượng Thêm (+) ở dưới góc bên phải màn hình > Nhập đầy đủ thông tin địa chỉ liên lạc > Bấm Save để lưu lại.
Hình 5. Thêm thông tin địa chỉ, thông tin cá nhân của người dùng
LƯU Ý KHI SỬ DỤNG LASTPASS
LastPass giống như một chiếc két sắt chứa đựng toàn bộ thông tin cá nhân cũng như tất cả mật khẩu của các tài khoản mà người dùng sở hữu. Vì vậy, cần phải cẩn thận khi đặt mật khẩu cho tài khoản LastPass và không nên đăng nhập vào LastPass trên các thiết bị máy tính, điện thoại không thuộc quyền sở hữu của người dùng vì nếu có kẻ gian lấy cắp được mật khẩu LastPass thì sẽ có nguy cơ mất các tài khoản đã lưu trữ trên LastPass. Phần mềm này mặc dù là công cụ tiện lợi giúp lưu trữ và và quản lý mật khẩu dễ dàng, tuy nhiên nó cũng chứa đựng nguy cơ bị tấn công tài khoản nếu người dùng không bảo mật kỹ lưỡng.
Quốc Trường
14:00 | 11/10/2024
10:00 | 13/02/2025
15:00 | 04/10/2024
13:00 | 01/08/2024
22:00 | 26/01/2025
Các sản phẩm được thiết kế an toàn là những sản phẩm được các nhà sản xuất phần mềm tạo ra, phân phối và bảo trì, trong đó bảo mật là yếu tố cốt lõi cần quan tâm ngay từ những giai đoạn đầu tiên của vòng đời phát triển sản phẩm. Điều này giúp đảm bảo rằng các sản phẩm mà tổ chức mua sắm và sử dụng được thiết kế an toàn, có khả năng chống lại mã độc tống tiền và các cuộc tấn công mạng khác. Hiện nay, các nhà sản xuất phần mềm đang cố gắng cung cấp các tính năng bảo mật theo yêu cầu của khách hàng, vì vậy điều quan trọng là bản thân khách hàng phải hiểu và đưa ra được những yêu cầu rõ ràng về bảo mật như một phần của quy trình mua sắm.
13:00 | 02/12/2024
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng phát triển và được áp dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Thậm chí đối với những lĩnh vực đòi hỏi trình độ cao của con người như lập trình hay bảo mật, AI cũng đang chứng minh khả năng vượt trội của mình. Với sự trợ giúp của AI, Google đã phát hiện một lỗ hổng bảo mật tồn tại hơn 20 năm trong dự án phần mềm mã nguồn mở được sử dụng rộng rãi.
10:00 | 25/10/2024
Triết lý an ninh mạng Zero Trust đặt ra nguyên tắc không có bất kỳ người dùng nào trong hoặc ngoài hệ thống mạng đủ tin tưởng mà không cần thông qua sự kiểm tra chặt chẽ về danh tính. Để triển khai Zero Trust hiệu quả, cần áp dụng các giải pháp công nghệ mạnh mẽ. Bài báo này sẽ trình bày những vấn đề cơ bản về Zero Trust.
08:00 | 26/09/2024
Mới đây, Discord đã giới thiệu giao thức DAVE (Discord Audio and Video End-to-End Encryption), một giao thức mã hóa đầu cuối tùy chỉnh (E2EE) được thiết kế để bảo mật các cuộc gọi âm thanh và video trên nền tảng này trước các nguy cơ nghe lén và ngăn chặn trái phép từ tác nhân bên ngoài.
Trong bối cảnh chuyển đổi số và ứng dụng rộng rãi của công nghệ thông tin (CNTT) thì xu hướng kết nối liên mạng để chia sẻ cơ sở dữ liệu (CSDL) trở nên tất yếu. Các hệ thống công nghệ vận hành (Operational Technology - OT) cũng không nằm ngoài xu hướng này, quá trình đó được gọi là Hội tụ IT/OT. Do vậy, nhu cầu truyền dữ liệu một chiều giữa các mạng độc lập ngày càng tăng để phục vụ cho mục đích khai thác dữ liệu. Bài viết này giới thiệu một giải pháp mới dựa trên công nghệ vi mạch tích hợp khả trình (Field-Programmable Gate Array - FPGA), sử dụng cơ chế xử lý đa luồng tốc độ cao, giúp duy trì băng thông hệ thống mà không gây ra tình trạng treo hoặc nghẽn mạng, cho phép các kết nối yêu cầu thời gian thực. Đồng thời, bài viết cũng sẽ trình bày giải pháp giả lập giao thức TCP/IP hỗ trợ cho các giao thức truyền thông trong các hệ thống mạng điều khiển IT/OT.
09:00 | 06/01/2025
Báo cáo của Lineaje AI Labs đã đặt ra một câu hỏi quan trọng về tính minh bạch trong chuỗi cung ứng phần mềm quan trọng trên toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh phần mềm nguồn mở đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi dẫn đến những nguy cơ tiềm ẩn về bảo mật, nhất là khi các đóng góp vào các dự án mã nguồn mở từ những nguồn không xác định.
08:00 | 27/02/2025