Thách thức đầu tiên mà các nhà lãnh đạo an ninh mạng trong mỗi tổ chức/doanh nghiệp phải đối mặt là việc thống kê chính xác được tất cả các công cụ SaaS mà nhân viên của họ đang sử dụng. Với bối cảnh SaaS luôn thay đổi liên tục như hiện nay thì những thách thức này không bao giờ dừng lại.
Thách thức tiếp theo là việc bảo mật các công cụ SaaS bằng cách sử dụng kết hợp các công cụ bảo mật với quản lý cấu hình như đăng nhập một lần (SSO). Đây là bước cần thiết để quản lý rủi ro của ứng dụng SaaS mà không kiểm soát tất cả các hành động mà người dùng thực hiện trong ứng dụng.
Mặc dù các chuyên gia an ninh mạng vẫn thường xuyên đưa ra các cảnh bao rủi ro, nhưng các nhân viên hàng ngày vẫn thực hiện một số hành động nhất định trong các ứng dụng SaaS có liên quan đến bảo mật và quyền riêng tư. Không phải tất cả các hành động này đều dẫn đến vi phạm dữ liệu hay thậm chí là sự cố bảo mật nhưng đều có nguy cơ gây lộ lọt thông tin của công ty. Do vậy, bắt buộc phải có một cách tiếp cận mới để đo lường và giảm thiểu những rủi ro đó.
Một số hoạt động SaaS có liên quan đến rủi ro bao gồm:
- Xuất bản danh sách người dùng: Trong nhiều giải pháp SaaS, người dùng có thể xuất bản hoặc tải xuống danh sách người dùng chứa thông tin nhận dạng cá nhân (PII). Chức năng này thường có trong các công cụ hỗ trợ.
- Chia sẻ tệp: Không chỉ dành riêng cho các bộ nhớ dùng chung như Google, Dropbox và Box, người dùng trong các ứng dụng SaaS như Slack có thể chia sẻ các tệp nhạy cảm và thậm chí đặt chúng ở chế độ công khai.
- Mời những người dùng bên ngoài: Những người dùng nội bộ có thể mời người dùng bên ngoài vào hầu hết các ứng dụng SaaS.
- Tích hợp SaaS: Một số ứng dụng SaaS được chấp nhận theo các quy tắc dữ liệu nhất định, chẳng hạn như GDPR hoặc HIPAA, nhưng dữ liệu này có thể dễ dàng được chia sẻ tới các ứng dụng SaaS mà không có các biện pháp hoặc cam kết bảo vệ dữ liệu phù hợp.
Bước đầu tiên trong việc quản lý rủi ro khi sử dụng ứng dụng SaaS là đo lường rủi ro của việc sử dụng các ứng dụng đó. Khoảng 10% ứng dụng SaaS có nguy cơ rủi ro chiếm đến 90%, do đó, nhắm mục tiêu 10% này là bước đầu tiên. Các ứng dụng phổ biến nhất trong 10% này là những giải pháp quản lý quan hệ khách hàng (CRM), các nền tảng hỗ trợ, các công cụ kết nối và thúc đẩy năng xuất.
Các chuyên gia bảo mật có thể đo lường rủi ro SaaS bằng cách coi SaaS cũng như bất kỳ loại cơ sở hạ tầng khác, ghi lại các sự kiện ứng dụng SaaS và tốt nhất là đưa vào nền tảng quản lý bảo mật tập trung. Bước này cung cấp khả năng hiển thị và cách thức việc đo lường rủi ro được diễn ra liên tục. Sau đó, với các sự kiện ứng dụng SaaS này có thể chỉ kích hoạt một số hoạt động nhất định sẽ giúp ích trong việc quản lý rủi ro của SaaS.
Nếu rủi ro của SaaS bắt nguồn từ các hành động cần thiết của người dùng, chẳng hạn như chia sẻ tài liệu quan trọng thông qua giải pháp SaaS thì rủi ro này có thể được quản lý như thế nào? Vì SaaS trao quyền tự chủ nhiều hơn cho người dùng cuối nên đòi hỏi họ phải có trách nhiệm hơn về bảo mật.
Tư duy bảo mật trong một tổ chức là yếu tố mang tính then chốt quan trọng, nhưng đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, đặc biệt là khi các ứng dụng SaaS cho phép quy trình làm việc từ bất kỳ vị trí và thiết bị nào.
Do đó, cần đào tạo nâng cao nhận thức về bảo mật, cách tiếp cận mới để xây dựng tư duy bắt buộc này. Rủi ro từ các ứng dụng SaaS không thể giảm thiểu bằng cách đào tạo nhân viên về mật khẩu mạnh hay chuyên gia về ransomware. Quy trình làm việc của SaaS dành riêng cho các ứng dụng SaaS, vì vậy, quá trình đào tạo cần được cập nhật liên tục và phù hợp với từng phần mềm cụ thể đang được sử dụng.
Nhiều công ty đang bắt đầu việc đo lường và quản lý rủi ro từ các hành động của nhân viên trong ứng dụng SaaS. Bước đầu tiên trong việc quản lý rủi ro này là kiểm kê và xếp hạng rủi ro của các ứng dụng này. Cùng với đó, phải có một chương trình nâng cao nhận thức bảo mật thì mới có khả thi trong việc giảm thiểu rủi ro.
Trên thế giới, các nhà thống kê ước tính tốc độ tăng trưởng của thị trường SaaS sẽ đạt con số 17% vào năm 2022. Điều này cho thấy tiềm năng và cơ hội phát triển của ngành công nghệ dựa vào mô hình SaaS là vô cùng lớn. Ứng dụng SaaS được coi là mũi nhọn phát triển của ngành công nghệ. Chúng không chỉ dừng lại ở mục đích chia sẻ dữ liệu nhanh chóng mà còn được nâng cấp và mở rộng thành các phần mềm đặc thù với rất nhiều tiện ích và SaaS đang tiếp tục được mở rộng và phát triển không ngừng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.
Trần Thanh Tùng
11:00 | 27/01/2023
15:00 | 06/05/2022
10:00 | 25/08/2021
13:00 | 14/03/2018
16:00 | 13/12/2022
15:00 | 24/10/2023
Google cho biết đang thử nghiệm tính năng “IP Protection” mới cho trình duyệt Chrome để nâng cao quyền riêng tư của người dùng bằng cách che giấu địa chỉ IP của họ bằng máy chủ proxy.
10:00 | 10/07/2023
Khi mạng viễn thông triển khai 5G trên toàn cầu, các nhà khai thác mạng di động ảo, nhà cung cấp dịch vụ truyền thông và các nhà cung cấp hạ tầng mạng đều đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế, triển khai và duy trì mạng 5G. Không giống như các thế hệ trước, nơi các nhà khai thác di động có quyền truy cập và kiểm soát trực tiếp các thành phần hệ thống, các nhà khai thác di động 5G đang dần mất toàn quyền quản lý bảo mật và quyền riêng tư.
12:00 | 23/09/2022
Gmail là dịch vụ thư điện tử phổ biến hiện nay với hàng triệu người sử dụng, do vậy việc đảm bảo an toàn thông tin cho người dùng được Google rất chú trọng phát triển với nhiều tính năng hỗ trợ. Trong đó, Confidential Mode hay được gọi là Chế độ bảo mật là một tính năng hữu ích trong việc thiết lập các tùy chọn email gửi đi. Tính năng này tập trung vào quyền riêng tư, cho phép người dùng đặt ngày hết hạn và mật mã cho thư điện tử.
08:00 | 01/07/2022
Trong xu thế chuyển đổi số hiện nay, chính sách phát triển từ lưu trữ truyền thống thành lưu trữ điện tử đang hướng tới các vấn đề, đó là tạo lập nguồn tài liệu điện tử thông qua thu thập và số hoá tài liệu để đáp ứng nhu cầu khai thác tài liệu, xây dựng kho lưu trữ điện tử để bảo đảm việc bảo quản lâu dài tài liệu điện tử cho sử dụng hiện tại và trong tương lai. Đây là xu thế chung trên thế giới, đồng thời cũng là định hướng chiến lược mà các cơ quan lưu trữ lựa chọn để thực hiện các mục tiêu bảo quản cũng như phục vụ khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ theo thời gian.
Do lưu giữ những thông tin quan trọng nên cơ sở dữ liệu thường nằm trong tầm ngắm của nhiều tin tặc. Ngày nay, các cuộc tấn công liên quan đến cơ sở dữ liệu để đánh cắp hay sửa đổi thông tin càng trở nên khó lường và tinh vi hơn, vì vậy việc quản lý cơ sở dữ liệu đặt ra những yêu cầu mới với các tổ chức, doanh nghiệp. Trong hệ thống phân tán, khi dữ liệu được phân mảnh và phân phối trên các vị trí khác nhau có thể dẫn đến khả năng mất toàn vẹn của dữ liệu. Thông qua sử dụng cây Merkle và công nghệ Blockchain ta có thể xác minh tính toàn vẹn của dữ liệu. Trong bài viết này, nhóm tác giả sẽ trình bày các nghiên cứu về ứng dụng cây Merkle và công nghệ Blockchain để bảo đảm tính toàn vẹn dữ liệu cho cơ sở dữ liệu phân tán, đồng thời đảm bảo hiệu năng của hệ thống.
18:00 | 22/09/2023
Dựa trên công bố của công ty quản lý định danh và truy cập Okta (Mỹ) vào ngày 20/10/2023 liên quan đến một vi phạm bảo mật gần đây, các nhà nghiên cứu đã xác định rằng các tác nhân đe dọa đã giành được quyền truy cập thành công vào hệ thống hỗ trợ khách hàng của Okta, kẻ tấn công có thể xem các tệp tải lên (upload) liên quan đến các trường hợp hỗ trợ mới bằng mã thông báo phiên hợp lệ, các tác nhân đe dọa sau đó đã có được quyền truy cập vào hệ thống của khách hàng. Trong bài viết này sẽ mô tả tác động của các hành vi vi phạm của nhà cung cấp danh tính (IdP) và cách các tổ chức có thể tự chủ động bảo vệ mình trước các cuộc tấn công này.
16:00 | 14/11/2023