Nếu người dùng đột nhiên nhận được cuộc gọi nói rằng họ là thành viên trong gia đình và nói rằng họ đang rất cần tiền. Người dùng nên cảnh giác bởi giọng nói thường không giống nhau. Nếu nghe thấy giọng lạ, người dùng cần thận trọng và có thể tiếp tục nghe từ đầu dây bên kia. Khi đó, người dùng có thể nhận ra giọng của người lạ sẽ rất khẩn khoản và họ sẽ hướng dẫn cách gửi tiền cho họ ngay lập tức.
Ngay sau khi cúp máy, người dùng hãy gọi lại đến số của người đó từ danh bạ của mình để xác minh trực tiếp xem có phải họ vừa gọi cho mình hay không.
Ngoài ra, hãy gọi lại đến số mà người lạ vừa gọi đến, nếu không thể kết nối cuộc gọi hoặc gọi mà không bắt máy thì chính xác đó là kẻ lừa đảo mạo danh.
Nhiều nơi công cộng có sẵn dây sạc cho người dùng. Tuy nhiên, những kẻ lừa đảo thường thiết lập các ki-ốt giả ở những nơi công cộng để đánh lừa người dùng. Tại đầu nhận của dây có thể được kết nối với máy tính để tin tặc truy cập vào thiết bị của người dùng và thậm chí cài đặt phần mềm độc hại.
Rất khó để phân biệt trạm sạc giả với trạm thật và đó là lý do tại sao người dùng nên tránh sử dụng chúng ở nơi công cộng.
Nhiều tin tặc có thể giả mạo Wifi công cộng để đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng. Vì thế, người dùng nên sử dụng giải pháp VPN để dữ liệu không thể đọc được khi được gửi trên mạng công cộng. Người dùng cũng có thể chuyển vùng ẩn danh trên internet để hạn chế việc lịch sử web bị theo dõi.
Đa số người dùng đều sử dụng mật khẩu dễ đoán, dễ nhớ và sử dụng chung một mật khẩu trên nhiều tài khoản của mình. Điều đó dẫn đến việc tin tặc dễ dàng đánh cắp mật khẩu gây rò rỉ hàng loạt tài khoản. Người dùng không nên tạo mật khẩu dễ dàng và không được lưu mật khẩu vào sổ ghi chú của điện thoại, nên sử dụng ứng dụng quản lý mật khẩu.
Ứng dụng này không chỉ giúp tạo mật khẩu mạnh cho người dùng mà còn lưu trữ tất cả trong cơ sở dữ liệu được mã hóa. Mật khẩu duy nhất người dùng cần nhớ là mật khẩu mở khóa cơ sở dữ liệu.
Tin tặc thường sẽ sử dụng các cookie đã lưu để truy cập vào thiết bị của người dùng nếu không tìm thấy mật khẩu của người dùng. Bởi cookie lưu trữ nhiều thông tin cá nhân như thông tin chi tiết ngân hàng của người dùng, điều mà tin tặc có thể sử dụng để thực hiện các giao dịch bất chính.
Tin tặc cũng có thể theo dõi người dùng trực tuyến và một khi chúng biết người dùng truy cập trang web nào, chúng sẽ gửi email hoặc tin nhắn lừa đảo tới họ.
Những email này có vẻ như được gửi từ một dịch vụ mà người dùng đang sử dụng và yêu cầu họ cung cấp thêm chi tiết thông tin cá nhân. Nhiều người có thể bị lừa khi cung cấp thông tin chi tiết và đó là cách những kẻ lừa đảo đánh cắp tiền của người dùng. Đó là lý do tại sao người dùng nên dọn dẹp trình duyệt thường xuyên và không bao giờ sử dụng tính năng ghi nhớ mật khẩu của tôi.
Rất nhiều ứng dụng được tạo bởi các nguồn chưa được xác minh có thể gây ra các mối đe dọa lớn cho thiết bị của người dùng. Mối đe dọa đầu tiên là mã độc, vì một ứng dụng chưa được xác minh không phải lúc nào cũng được hệ thống bảo mật trên điện thoại kiểm tra.
Ngoài ra, nhiều ứng dụng giả mạo được tạo ra trông giống hệt như ứng dụng thật và tìm cách xâm nhập vào thiết bị của người dùng để lấy cắp tiền. Điều duy nhất họ sẽ yêu cầu là chi tiết đăng nhập và sau khi người dùng gửi đi, tin tặc sẽ có quyền truy cập vào thiết bị của bạn.
Nếu điện thoại của người dùng bị đánh cắp hoặc bị mất, hãy ứng dụng lệnh xóa từ xa để có thể xóa tất cả dữ liệu cá nhân, phòng khi rơi vào tay kẻ xấu. Không chỉ vậy, những ứng dụng này có thể ngăn kẻ trộm khôi phục các tệp đã xóa, đồng thời đưa điện thoại về cài đặt gốc. Tuy nhiên, điện thoại cần được bật và kết nối với mạng và quá trình xóa có thể gặp trục trặc nếu điện thoại ở chế độ trên máy bay hoặc không có kết nối.
Điều nguy hiểm và phổ biến nhất có thể xảy ra là tin tặc có thể truy cập vào thông tin cá nhân của người dùng nếu thiết bị của họ cho phép kết nối Bluetooth. Chúng cũng có thể phát tán phần mềm độc hại trên thiết bị của người dùng, khiến người dùng không thể sử dụng được.
Tất cả các thiết bị sử dụng Windows, iOS, Android và Linux đều có thể bị ảnh hưởng nếu chế độ Bluetooth luôn được bật. Vì thế, người dùng cần cẩn thận khi bật chế độ Bluetooth, chỉ nên dùng khi thực sự cần.
Nguyễn Chân
18:00 | 27/01/2022
13:00 | 22/09/2022
14:00 | 04/07/2022
13:00 | 05/09/2022
15:03 | 28/02/2017
11:00 | 11/11/2022
14:34 | 04/07/2009
10:00 | 09/02/2023
09:00 | 17/09/2024
Hệ thống TETRA được sử dụng rộng rãi cho các hệ thống thông tin chuyên dùng như cảnh sát, cứu hỏa, dịch vụ khẩn cấp, dịch vụ an ninh thậm chí là quân đội [1]. Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ di động mạng tổ ong công cộng (GSM, 3G, 4G, 5G), nhiều ý kiến cho rằng nhiều người dùng TETRA có thể sẽ chuyển sang sử dụng hệ thống công cộng. Bài báo này phân tích những yêu cầu chặt chẽ của TETRA và những ưu điểm nó với hệ thống truyền thông công cộng, từ đó có cái nhìn tổng thể hơn về xây dựng hệ thống liên lạc chuyên dùng với TETRA.
14:00 | 09/09/2024
TikTok - thế giới giải trí đầy màu sắc nhưng cũng ẩn chứa những cạm bẫy rình rập thông tin cá nhân của người dùng. Đừng để niềm vui trở thành nỗi lo, hãy cùng khám phá những mẹo nhỏ mà hữu ích để bảo vệ dữ liệu trên TikTok, thỏa sức sáng tạo mà không lo sợ bị xâm phạm quyền riêng tư.
08:00 | 12/03/2024
Lộ thông tin thẻ tín dụng gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, nguy cơ mất tiền là rất cao. Bài báo giới thiệu một số cách thức giúp người dùng giảm nguy cơ khi phát hiện thông tin thẻ tín dụng bị lộ.
10:00 | 02/01/2024
Trong hệ mật RSA, mô hình hệ mật, cấu trúc thuật toán của các nguyên thủy mật mã là công khai. Tuy nhiên, việc lựa chọn và sử dụng các tham số cho hệ mật này sao cho an toàn và hiệu quả là một vấn đề đã và đang được nhiều tổ chức quan tâm nghiên cứu. Trong bài viết này, nhóm tác giả đã tổng hợp một số khuyến nghị cho mức an toàn đối với độ dài khóa RSA được Lenstra, Verheul và ECRYPT đề xuất.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Keylogger là phần cứng hoặc phần mềm có khả năng theo dõi tất cả các hoạt động thao tác nhập bàn phím, trong đó có các thông tin nhạy cảm như tên người dùng, mật khẩu thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng, tài khoản mạng xã hội hay các thông tin cá nhân khác. Keylogger thậm chí có thể ghi lại các hành động gõ phím từ bàn phím ảo, bao gồm các phím số và ký tự đặc biệt. Bài báo sẽ hướng dẫn độc giả cách thức phát hiện và một số biện pháp kiểm tra, ngăn chặn các chương trình Keylogger nhằm bảo vệ máy tính trước mối đe dọa nguy hiểm này.
14:00 | 11/09/2024