Để một chương trình hoạt động thì trước tiên chúng phải được khởi động. Các phần mềm độc hại cũng vậy, chúng được khởi động theo một cách nào đó để thực hiện mục đích được thiết lập ban đầu. Hầu hết những phần mềm độc hại sẽ lây nhiễm bằng cách thiết lập cấu hình trong Windows Registry để làm cho các chương trình độc hại tự khởi động khi mở máy tính.
Trong hệ điều hành Windows, có nhiều cách khác nhau để khởi động một chương trình, điều này có thể gây khó khăn cho người dùng máy tính khi tìm những chương trình khởi động cùng máy tính theo cách thủ công. Tuy nhiên, có những cách cho phép kiểm tra các chương trình tự động khởi động cùng Windows, qua đó phần nào có thể nhìn thấy những tác nhân gây hại đang ẩn mình. Phần lớn các chương trình này đều an toàn và chỉ nên để yên khi người dùng không biết sử dụng.
Loại bỏ các phần mềm độc hại bằng các công cụ
Người dùng cần đảm bảo rằng phần mềm diệt virus đang sử dụng luôn được cập nhật phiên bản mới nhất. Nếu hiện tại chưa cài đặt phần mềm diệt virus, người dùng có thể chọn một trong những phần mềm như Kaspersky, ESET Nod32, AVG, Avast, BitDefender, Trend micro, Antivir và sử dụng chúng để làm sạch máy tính của mình. Các phần mềm trên bao gồm cả chương trình chống virus miễn phí và mất phí, nhưng ngay cả những phần mềm mất phí cũng sẽ có thời gian dùng thử để người dùng có thể trải nghiệm trước khi phải trả tiền.
Cùng với đó, người dùng cũng nên cài đặt các chương trình chống phần mềm độc hại. Một số chương trình chống phần mềm độc hại được khuyến nghị như: Malwarebytes Anti-Malware, Emsisoft Anti-Malware, Zemana Anti-Malware.
Loại bỏ các phần mềm độc hại hại bằng cách thủ công
Sau khi kiểm tra các chương trình đang chạy và phát hiện có phần mềm độc hại, hãy làm theo các bước sau để loại bỏ những chương trình này:
Bước 1: Tải xuống và giải nén chương trình Autoruns của Sysinternals tại ổ C.
Bước 2: Khởi động máy tính, chọn chế độ Safe Mode để phần mềm độc hại không kích hoạt khi người dùng đang thực hiện các thao tác. Hiện nay, nhiều phần mềm độc hại giám sát các khóa cho phép chúng khởi động và nếu nhận thấy chúng đã bị xóa, phần mềm độc hại sẽ tự động thay thế khóa khởi động đó. Vì lý do này, việc khởi động vào chế độ Safe Mode cho phép vượt qua sự phòng thủ đó trong hầu hết các trường hợp.
Bước 3: Điều hướng đến thư mục C: \ Autoruns đã tạo ở Bước 1 và nhấp đúp vào autoruns.exe.
Bước 4: Khi chương trình bắt đầu, hãy nhấp vào menu Tùy chọn và bật các tùy chọn sau:
Bước 5: Nhấn phím F5 trên bàn phím để làm mới danh sách khởi động.
Bước 6: Chương trình hiển thị thông tin về các mục khởi động trong 8 tab khác nhau. Phần lớn các tệp sẽ được tìm thấy trong tab Logon hoặc tab Services, tuy nhiên người dùng nên kiểm tra tất cả các tab khác để đảm bảo rằng chúng cũng không tải ở nơi khác. Nhấp vào từng tab và xem danh sách để biết tên tệp muốn xóa. Tên tệp sẽ được tìm thấy trong cột Image Path. Có thể có nhiều mục nhập được liên kết với cùng một tệp vì phần mềm độc hại thường tạo nhiều mục khởi động. Điều quan trọng cần lưu ý là nhiều chương trình phần mềm độc hại tự ngụy trang bằng cách sử dụng cùng tên tệp với các tệp hợp lệ của Microsoft. Do đó, điều quan trọng là phải biết chính xác tệp và thư mục chứa phần mềm mà người dùng muốn xóa.
Bước 7: Khi tìm thấy các tệp được liên kết với phần mềm độc hại, người dùng muốn xóa để chúng không kích hoạt lại vào lần khởi động tiếp theo hãy nhấp chuột phải vào mục nhập và chọn xóa. Mục khởi động này sẽ bị xóa khỏi Registry.
Bước 8: Người dùng thực hiện xóa file của các phần mềm này bằng My Computer hoặc Windows Explorer. Nếu không thể nhìn thấy file, nó có thể bị ẩn.
Bước 9: Khởi động lại máy tính để lưu lại những thay đổi vừa rồi.
Bài báo đã đưa ra cách loại bỏ phần mềm độc hại, giúp ngăn chặn trojan, virus, worm trên máy tính của người dùng. Tuy nhiên, có nhiều phần mềm độc hại tinh vi gây ra rất nhiều khó khăn để loại bỏ và các bước này sẽ không hiệu quả với những trường hợp lây nhiễm đó. Khi đó, người dùng hãy tham khảo cách xử lý trên các diễn dàn về bảo mật và hỏi các chuyên gia bảo mật để xử lý vấn đề này.
Thu Hà
23:00 | 02/09/2022
10:00 | 04/01/2023
12:00 | 25/08/2022
09:00 | 09/01/2023
10:00 | 18/01/2023
09:00 | 23/08/2022
16:00 | 17/03/2023
09:00 | 08/07/2022
14:00 | 19/07/2022
16:00 | 13/02/2023
HTTP/3 là phiên bản chính thức thứ ba của Giao thức truyền siêu văn bản (HTTP), khác với những phiên bản trước đó sử dụng TCP, HTTP/3 sẽ chạy trên một giao thức mạng lớp vận chuyển gọi là QUIC, sử dụng UDP làm lớp truyền tải. Từ đánh giá về hiệu suất và độ tin cậy, HTTP/3 có một số ưu điểm nổi bật với các lợi ích bảo mật và quyền riêng tư, được coi là sự lựa chọn phù hợp cho tương lai, bên cạnh đó cũng có một số thách thức đáng chú ý. Bài viết này sẽ cung cấp đến độc giả về các lợi ích do HTTP/3 mang lại cùng một số lưu ý về bảo mật cần được xem xét.
13:00 | 26/12/2022
Một khía cạnh quan trọng của công nghệ blockchain (chuỗi khối) là xác định người dùng nào công bố khối tiếp theo. Điều này được giải quyết thông qua việc thực hiện một trong nhiều mô hình đồng thuận có thể. Trong khi cố gắng cải thiện hiệu quả năng lượng của các chuỗi khối sử dụng bằng chứng công việc (Proof of Work - PoW) trong cơ chế đồng thuận, bằng chứng cổ phần (Proof of Stake - PoS) lại đưa ra một loạt các thiếu sót mới đáng kể trong cả mô hình tiền tệ và mô hình quản trị. Bài viết trình bày lại các phân tích của [1] và chỉ ra rằng những hệ thống như vậy là độc tài, độc quyền nhóm và được ủy quyền (permissioned).
22:00 | 02/05/2022
Hiện nay, nhu cầu ứng dụng các thiết bị xử lý an toàn thông tin là rất lớn, song đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng và vẫn còn nhiều thách thức do nguy cơ các Trojan phần cứng ngày càng tăng và tính chất quốc tế, chuyên môn hóa về sản xuất từng phần của vi mạch tích hợp. Bên cạnh đó, các cuộc tấn công vào thiết bị bảo mật, đặc biệt là những tấn công tinh vi có các đặc quyền truy cập vật lý vào thiết bị bị tấn công. Chức năng an toàn vật lý chống sao chép (physical uncloning function - PUF) là một lớp các nguyên thủy an toàn phần cứng mới, hứa hẹn mở ra sự đột phá trong mô hình thiết kế, chế tạo các hệ thống an toàn thông tin. Bài báo này giới thiệu về ứng dụng mạch PUF và một thiết kế tích hợp mạch PUF bảo vệ bộ sinh số ngẫu nhiên thực.
15:00 | 22/03/2022
Giao dịch tài chính qua các ví điện tử đang ngày càng phổ biến nhờ những tiện ích mà chúng mang lại. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng có thể xảy ra rủi ro khiến tài khoản của người dùng có nguy cơ bị mất tiền và lộ lọt thông tin cá nhân. Chính vì vậy, bài báo dưới đây sẽ hướng dẫn người dùng thiết lập bảo mật cho ứng dụng MoMo, một ứng dụng thanh toán trực tuyến có rất nhiều tiện ích với hơn 30 triệu người sử dụng.
Ngày 5/7/2022, Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ (National Institute of Standards and Technology - NIST) đã hoàn thành vòng thứ 3 của quá trình chuẩn hóa mật mã hậu lượng tử, nhằm chọn ra các thuật toán mật mã khóa công khai để bảo vệ thông tin khi máy tính lượng tử ra đời và công bố 4 thuật toán sẽ được chuẩn hóa của mật mã hậu lượng tử cùng với 4 ứng cử viên cho vòng tuyển chọn thứ 4 [1].
12:00 | 12/08/2022
Trong bối cảnh ngày càng xuất hiện nhiều hơn các cuộc tấn công mã độc tống tiền nhắm đến người dùng cuối, với các thủ đoạn vô cùng tinh vi, các tin tặc đang tích cực phát triển nhiều biến thể mã độc tống tiền nâng cao nhằm đạt được những mục đích nhất định như mã hóa dữ liệu, đòi tiền chuộc,… Bài viết này gửi đến độc giả hướng dẫn một số phương thức bảo vệ dữ liệu máy tính trên Windows 10, bao gồm cả cách sử dụng công cụ phòng chống mã độc tống tiền được tích hợp trên hệ thống.
09:00 | 27/03/2023