Nhờ sự gia tăng sức mạnh xử lý và tính toán, các thiết bị IoT, chẳng hạn như camera giám sát thông minh không chỉ thu thập dữ liệu mà còn có khả năng phân tích thông tin, góp phần hỗ trợ cho những người ra quyết định chính. Dữ liệu thu thập được từ các thiết bị này có thể cung cấp thông tin, hướng dẫn cho các giám đốc an ninh và giám đốc điều hành cách để tối ưu hóa tốt nhất các cơ sở dữ liệu của mình và sử dụng không gian một cách hiệu quả nhất, đồng thời duy trì sự đảm bảo an toàn cho nhân viên và khách hàng truy cập. Bài viết này sẽ chia sẻ cách thức mà các các giám đốc an ninh tận dụng khả năng của các thiết bị IoT để tăng cường giảm thiểu rủi ro, hỗ trợ các sáng kiến chuyển đổi kỹ thuật số và tăng những đóng góp tổng thể về bảo mật cho các tổ chức/doanh nghiệp (TC/DN).
Trong khi Trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy đang được sử dụng triệt để, đại dịch COVID-19 đã chỉ ra những ưu điểm của các công nghệ này được sử dụng cho các ngành công nghiệp trên diện rộng. Camera an ninh được hỗ trợ AI có thể đưa ra quyết định về các đặc điểm và các yếu tố mô tả khác. Điều này sẽ bổ sung thêm khả năng so sánh một cá nhân với những người khác mà hệ thống đã biết đến. Vượt ra ngoài khả năng dự đoán các hành vi an toàn, thói quen, học máy dần dần có thể tích lũy một lượng lớn kinh nghiệm và dữ liệu. Ví dụ điển hình trong môi trường bán lẻ, điều này rất có giá trị về mặt nghiên cứu sở thích và hành vi của khách hàng. AI sẽ giúp các hệ thống tiến bộ hơn nữa về khả năng không chỉ nhận biết các hành động mà còn đánh giá chúng và đưa ra kết luận.
Ngày nay, những tiến bộ trong công nghệ thông tin cùng với chi phí dịch vụ ngày càng giảm đã giúp cho việc quản lý đơn giản hơn, tất cả dữ liệu video được camera IP ghi lại không cần thiết phải tải lên một hệ thống ghi video tại chỗ, bộ lưu trữ video hoặc hệ thống dựa trên đám mây nữa. Điều này đã trở nên khả thi với tính toán biên (Edge Computing), tức là tối ưu hóa hệ thống điện toán đám mây bằng cách xử lý tính toán dữ liệu tại vùng biên của mạng, gần với nguồn dữ liệu nhất. Do đó, nhiều bước tính toán và nhận dạng được thực hiện luôn trên chính máy ảnh, cũng như trên các bộ cảm biến. Sau đó, dữ liệu thu về sẽ được chuyển lên đám mây, được hợp nhất với dữ liệu từ các máy ảnh khác và các bộ cảm biến khác bằng cách sử dụng hiệu suất tính toán cao có sẵn.
Vậy làm cách nào để các TC/DN có thể tận dụng lượng thông tin dữ liệu khổng lồ này và biến nó thành những thông tin chi tiết hữu ích? Camera thông minh về cơ bản có thể được biến thành cảm biến đa năng, chúng có thể được trang bị linh hoạt các ứng dụng, giống như điện thoại thông minh. Các ứng dụng này có thể được sử dụng song song và được trang bị một cách linh hoạt để giải quyết nhiều tình huống khác nhau, bao gồm phát hiện sớm các rủi ro mất an toàn, quản lý cư trú và lưu lượng giao thông, cũng như giảm mức tiêu thụ năng lượng tổng thể.
Trong thời gian đại dịch COVID-19 hoành hành, các cơ sở trên toàn cầu phải đối mặt với một số thách thức lịch sử như đóng cửa trên diện rộng, các tòa nhà văn phòng bỏ trống, các cơ sở sản xuất phải điều chỉnh lại các hạn chế để cạnh tranh nhau, gây tổn hại tới tất cả các ngành, nghề. Giờ đây, khi các TC/DN đều đang thiết lập mở cửa trở lại một cách an toàn, một điều nhận thấy rõ là COVID-19 đã khiến các TC/DN thuộc mọi quy mô cần phải thay đổi cách thức tiến hành công việc, gia tăng nhu cầu về các công nghệ và giải pháp bền vững. Qua đó, những người ra quyết định chủ chốt có thể đánh giá cơ sở hạ tầng hiện có theo cách có thể mang lại lợi ích tức thì cho nhân viên và quản lý. Một lĩnh vực hiện đang nổi lên là sự kết hợp giữa IoT và camera an ninh.
Những gì IoT đang làm là cách mạng hóa việc sử dụng camera giám sát, giống như cách Android đã cách mạng hóa điện thoại thông minh. Bằng cách cho phép máy ảnh chạy các ứng dụng tích hợp khác nhau, những người ra quyết định có thể lựa chọn và phân tích máy ảnh thích hợp để tạo ra thông tin tình báo hữu ích vượt xa những gì mà camera giám sát truyền thống có thể cung cấp. Điều này cho phép các chuyên gia bảo mật chuyển đổi linh hoạt các camera cho các lĩnh vực ứng dụng khác trong suốt vòng đời của chúng, cho phép tận dụng tối đa khoản đầu tư phần cứng.
Nhiều ứng dụng có thể chạy đồng thời trên một camera tại một thời điểm, ví dụ như một nhà bán lẻ có thể cài nhiều ứng dụng chạy trên camera để giám sát mọi người khi họ ra vào cửa hàng. Chỉ cần một camera để đếm số lượng khách hàng vào cửa hàng và kiểm tra sự hiện diện của khẩu trang cho các yêu cầu liên quan đến đại dịch, khi được tích hợp các ứng dụng, nó có thể đồng thời phân tích số lượng người mua sắm thực tế tại cửa hàng kèm theo thông tin cá nhân của họ đã từng đăng ký trước đó. Điều này giúp tối đa hóa các chỉ số của một cửa hàng như tỷ lệ chuyển đổi hoặc tỷ lệ khách hàng mua hàng tại cửa hàng khi được kết hợp với dữ liệu điểm bán hàng.
Khi nhu cầu quản lý chỗ ở và việc đeo khẩu trang không còn cần thiết, nhà bán lẻ có thể chỉ cần tải một ứng dụng mới thay thế để có thể lập bản đồ theo dõi thân nhiệt. Lúc đó, camera sẽ được sử dụng để đánh giá chính xác hơn về hàng hóa được bày bán tại cửa hàng, cụ thể là phân tích nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của khách hàng.
Camera thông minh có thể hỗ trợ việc thực thi các chính sách về sức khỏe và an toàn, chẳng hạn như việc đeo khẩu trang hay kính bảo vệ khuôn mặt trong môi trường làm việc tại văn phòng, cơ sở sản xuất hoặc các tòa nhà công cộng. Sử dụng camera thông minh được trang bị phân tích sẽ có thể phát hiện được các đối tượng không tuân thủ quy định hay trong diện bị nghi ngờ để phát đi cảnh báo, đồng thời cũng kiểm tra được số người trung bình vi phạm chính sách này, giúp các chuyên gia an ninh xác định được các khu vực có vấn đề và tăng cường an toàn thông báo khi cần thiết.
Dữ liệu được cung cấp bởi các thiết bị hỗ trợ các nhà quản lý an ninh trong việc tổ chức lưu lượng người đi bộ, đồng thời tuân thủ các giới hạn về giãn cách xã hội và tỷ lệ cư trú, đồng thời, camera có thể cải thiện các thiết kế tòa nhà hoặc sảnh trong tương lai về cách sắp xếp đồ đạc... Ngoài ra, khi nhiều TC/DN đang xem xét áp dụng mô hình lực lượng lao động ảo dài hạn, các ứng dụng camera an ninh thông minh có thể giúp các nhà quản lý cơ sở đánh giá vị trí và tiềm năng trong việc sử dụng không gian tòa nhà đó.
Đối với các không gian thương mại, camera thông minh có thể cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách điều chỉnh mức độ điều hòa không khí cho phù hợp với công suất phòng. Bằng cách phát hiện có bao nhiêu người ở một địa điểm trong một khoảng thời gian nhất định, camera cũng có thể giúp kiểm soát hệ thống thông gió hoặc sưởi ấm. Đối với việc bảo trì cơ sở vật chất cơ bản và trợ giúp hành chính, nó có thể hỗ trợ thông qua việc xác định không gian làm việc và hội họp có đủ không gian để thực hiện giãn cách xã hội hay không và đánh giá mức độ sạch sẽ của từng khu vực, thậm chí còn ghi lại thời gian gần nhất khu vực đó được vệ sinh. Camera cũng có thể xác định xem đèn hoặc thiết bị phòng hội nghị đã được bật/tắt hay chưa, thông báo cho nhân viên an ninh về các vật dụng cần thiết trong phòng nghỉ của văn phòng và có thể phát hiện sớm các nguy cơ rủi ro như khói lửa, sự cố tràn để phát cảnh báo.
Camera thông minh cung cấp một cảm biến mạnh mẽ, giàu dữ liệu có khả năng thu thập tất cả các loại thông tin để cung cấp thông tin cho các nhà lãnh đạo, giúp họ đưa ra những quyết định hỗ trợ các mục đích an ninh hàng ngày, giúp ích cho sức khỏe và đời sống của khách hàng và nhân viên. Giá trị của các thiết bị IoT này có thể được sử dụng cho vô số mục đích, từ giảm thiểu sự lây lan của Covid-19, giảm mức sử dụng năng lượng đến cung cấp bảo mật và tối ưu hóa bố cục tòa nhà, mang lại lợi ích vượt xa cách sử dụng bảo mật truyền thống của chúng.
Trần Thanh Tùng
(Theo Securitymagazine)
11:00 | 09/04/2021
13:00 | 21/01/2020
15:00 | 09/06/2021
09:00 | 25/09/2017
16:00 | 23/09/2024
Quy định Bảo vệ Dữ liệu chung (GDPR) của Liên minh châu Âu là văn bản pháp lý quan trọng, hình mẫu cho các nước, khu vực khác trong việc bảo vệ dữ liệu. Tuy nhiên, việc tuân thủ GDPR sẽ đòi hỏi các tổ chức phải đầu tư kinh phí bổ sung, tăng cường nhân lực dành cho xử lý dữ liệu. Dưới đây là hướng dẫn 12 bước triển khai GDPR cho tổ chức do Ủy ban Bảo vệ Dữ liệu công bố.
13:00 | 13/08/2024
Có rất nhiều khái niệm về Zero Trust nhưng bạn đã thực sự hiểu về nó? Bài báo này sẽ đưa ra khái niệm dễ hiểu sự hình thành của thuật ngữ Zero Trust, các tác nhân, khu vực cần triển khai Zero Trust...
10:00 | 27/05/2024
Quản lý rủi ro chuỗi cung ứng (Supply Chain Risk Management - SCRM) là quá trình tìm kiếm và giải quyết các lỗ hổng tiềm ẩn trong chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp. Mục đích của SCRM là nhằm giảm thiểu tác động của những rủi ro này đối với hoạt động, thương hiệu và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
19:00 | 30/04/2024
Theo báo cáo năm 2022 về những mối đe doạ mạng của SonicWall, trong năm 2021, thế giới có tổng cộng 623,3 triệu cuộc tấn công ransomware, tương đương với trung bình có 19 cuộc tấn công mỗi giây. Điều này cho thấy một nhu cầu cấp thiết là các tổ chức cần tăng cường khả năng an ninh mạng của mình. Như việc gần đây, các cuộc tấn công mã độc tống tiền (ransomware) liên tục xảy ra. Do đó, các tổ chức, doanh nghiệp cần quan tâm hơn đến phương án khôi phục sau khi bị tấn công.
Trong bối cảnh chuyển đổi số và ứng dụng rộng rãi của công nghệ thông tin (CNTT) thì xu hướng kết nối liên mạng để chia sẻ cơ sở dữ liệu (CSDL) trở nên tất yếu. Các hệ thống công nghệ vận hành (Operational Technology - OT) cũng không nằm ngoài xu hướng này, quá trình đó được gọi là Hội tụ IT/OT. Do vậy, nhu cầu truyền dữ liệu một chiều giữa các mạng độc lập ngày càng tăng để phục vụ cho mục đích khai thác dữ liệu. Bài viết này giới thiệu một giải pháp mới dựa trên công nghệ vi mạch tích hợp khả trình (Field-Programmable Gate Array - FPGA), sử dụng cơ chế xử lý đa luồng tốc độ cao, giúp duy trì băng thông hệ thống mà không gây ra tình trạng treo hoặc nghẽn mạng, cho phép các kết nối yêu cầu thời gian thực. Đồng thời, bài viết cũng sẽ trình bày giải pháp giả lập giao thức TCP/IP hỗ trợ cho các giao thức truyền thông trong các hệ thống mạng điều khiển IT/OT.
09:00 | 06/01/2025
Trong bối cảnh Chính phủ đang đẩy mạnh hoạt động của Chính phủ Điện tử và chuyển đổi số trên phạm vi cả nước, an ninh mạng đã trở thành một trong những thách thức lớn nhất đối với các cơ quan Đảng và Chính phủ. Tình hình mất an ninh, an toàn thông tin đang ngày càng phức tạp và nghiêm trọng, với sự gia tăng không ngừng của các cuộc tấn công mạng tinh vi và các biến thể mã độc mới. Với bối cảnh như vậy, việc bảo vệ hệ thống thông tin và các sản phẩm phần cứng, phần mềm quan trọng trong các cơ quan Đảng, Chính phủ trước các mối đe dọa từ mã độc trở thành nhiệm vụ hết sức cấp thiết.
15:00 | 10/01/2025