Khi sử dụng "Chế độ bảo mật" của Gmail, người dùng có thể gửi thư điện tử (email) và tệp đính kèm với các tùy chọn như đặt ngày hết hạn hay thêm yêu cầu mật mã cho email đó để giúp bảo vệ thông tin nhạy cảm không bị truy cập trái phép, thậm chí thu hồi quyền truy cập bất kỳ lúc nào nhằm tăng cường bảo mật khi email được gửi đi. Người nhận email bí mật sẽ bị vô hiệu hóa các tùy chọn chuyển tiếp, sao chép, in hoặc tải xuống các email nhận được. Để sử dụng tính năng này, người dùng lần lượt làm theo các bước dưới đây.
Bước 1: Người dùng mở trình duyệt web và đăng nhập vào tài khoản Gmail. Chọn vào mục Soạn thư.
Bước 2: Tiếp theo, người dùng chọn địa chỉ người nhận, chủ đề thông điệp và nội dung email cần gửi hoặc tệp đính kèm (nếu có). Sau đó, ở dưới cùng bên phải của cửa sổ, chọn vào biểu tượng ổ khóa chiếc đồng hồ để sử dụng Chế độ bảo mật.
Lưu ý, nếu đã bật Chế độ bảo mật cho email, người dùng chuyển tới cuối email và sau đó chọn vào Chỉnh sửa.
Bước 3: Trong mục Chế độ bảo mật, đây là phần cấu hình thiết lập các tùy chọn cho email gửi đi. Tại đây, người dùng có thể cài đặt ngày hết hạn đối với email hoặc yêu cầu mật mã cho email. Các cài đặt này có thể gia hạn thời gian hiển thị với cả nội dung trong email và mọi tệp đính kèm gửi đi.
Với tùy chọn Đặt thời hạn, có 5 lựa chọn để thiết lập ngày hết hạn của email. Sau khi hết hạn, nội dung của email này sẽ bị xóa.
Lưu ý, người dùng có thể không sử dụng tùy chọn yêu cầu thêm mật mã, tuy nhiên ngày hết hạn là yêu cầu bắt buộc và người dùng cần phải thực hiện thiết lập này.
Bước 4: Người dùng có thể đặt yêu cầu mật khẩu để email an toàn hơn, cũng tương tự như việc xác thực hai yếu tố. Với phương thức này, nếu ai đó có quyền truy cập vào thiết bị của người nhận (máy tính, smartphone,…) thì họ vẫn sẽ cần mật khẩu để xem được email đó.
Có hai tùy chọn cho việc thêm mật mã mà người dùng có thể lựa chọn như sau:
Sau khi thêm yếu tố mật mã (sử dụng một trong hai tùy chọn trên), người dùng chọn Lưu và Gửi để hoàn tất, thao tác này sẽ đưa người dùng trở lại giao diện ban đầu khi đăng nhập Gmail.
Bước 5: Trong trường hợp sử dụng tùy chọn Mật mã qua SMS, người dùng phải nhập số điện thoại của người nhận. Google sẽ tự động tạo mật mã và gửi mật khẩu đến điện thoại của người nhận qua tin nhắn SMS mỗi khi email được mở, người nhận phải nhập khẩu để xem được nội dung của email. Hiện tại, Google chỉ hỗ trợ gửi mật mã ở một số quốc gia được lựa chọn.
Bước 6: Nếu muốn thu hồi quyền truy cập sớm trong khi email vẫn còn hiệu lực, người dùng có thể xóa để hủy bỏ quyền truy cập của người nhận (Người nhận sẽ không thể xem được email gửi đến).
Lưu ý, sau khi xóa quyền truy cập, người gửi vẫn có thể gia hạn lại quyền truy cập để người nhận có thể đọc được email và tệp đính kèm được gửi đi.
Thời điểm này, người nhận mở email bí mật từ người gửi và nhận được thông báo email đã hết hạn, vì vậy người nhận sẽ không thể xem được nội dung của email nữa.
Chế độ bảo mật của Gmail giúp người dùng kiểm soát chặt chẽ các email gửi đi và có thể đặt email hết hạn sau một khoảng thời gian nhất định, giải quyết bài toán quyền riêng tư trong các email chứa những thông tin nhạy cảm và có giá trị. Từ đó giúp bảo vệ thông tin và mang tới sự trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
Hồng Đạt
10:00 | 11/07/2022
17:00 | 14/07/2020
09:00 | 03/01/2019
14:00 | 23/11/2017
09:00 | 09/01/2023
Trojan phần cứng (Hardware Trojan - HT) là một biến thể của thiết kế IC nguyên bản (sạch, tin cậy) bị cổ ý chèn thêm các linh kiện vào IC để cho phép truy cập hoặc làm thay đổi thông tin lưu trữ (xử lý) ở bên trong chip. Các HT không chỉ là đe dọa lý thuyết an toàn mà còn trở thành phương tiện tấn công tiềm ẩn, đặc biệt đối với các mạch tạo số ngẫu nhiên, giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động xử lý bảo mật và an toàn thông tin. Bộ tạo số ngẫu nhiên (True Random Number Generator - TRNG) được dùng làm điểm khởi đầu để sinh ra các khóa mật mã nhằm bảo đảm tính tin cậy cho các phép toán trong hệ mật. Vì vậy, TRNG là mục tiêu hấp dẫn đối với tấn công cố ý bằng HT. Bài báo áp dụng phương pháp tạo số ngẫu nhiên thực TRNG, thiết kế T4RNG (Trojan for Random Number Generators) làm suy giảm chất lượng các số ngẫu nhiên ở đầu ra của bộ tạo, mô tả các đặc tính của Trojan T4RNG và đưa ra kết quả thống kê phát hiện ra Trojan này dựa vào công cụ đánh giá AIS-31[2] và NIST SP-22 [3].
15:00 | 15/11/2022
Cùng với sự phát triển của internet, số lượng người dùng trực tuyến tại Việt Nam gia tăng nhanh chóng, cho phép người dùng chia sẻ, trao đổi thông tin, kết nối toàn cầu. Điều này kéo theo việc tội phạm trên không gian mạng gia tăng lừa đảo trực tuyến với các phương thức thủ đoạn, đa dạng, tinh vi, gây hậu quả khó lường. Trong quá trình chuyển đổi số phát triển công nghệ thông tin luôn song hành cùng an toàn, an ninh mạng. Việc nâng cao nhận thức về sử dụng internet an toàn sẽ là cách tốt nhất để hạn chế rủi ro tấn công lừa đảo trực tuyến.
14:00 | 16/06/2022
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đã thúc đẩy sự thay đổi trong cách thức thực hiện công việc ngày nay. Bất kể xu hướng trong môi trường làm việc từ xa, kết hợp và trực tiếp, công việc đa số được thực hiện trên các ứng dụng phần mềm như một dịch vụ (SaaS). Do đó, bắt buộc phải có một cách tiếp cận mới để đo lường và giảm thiểu những rủi ro khi sử dụng SaaS.
10:00 | 27/05/2022
VPN hay Mạng riêng ảo cho phép người dùng tạo kết nối an toàn đến một mạng khác qua Internet. VPN có thể được sử dụng để truy cập các trang web bị giới hạn theo khu vực, bảo vệ hoạt động duyệt web của bạn khỏi những con mắt tò mò trên Wi-Fi công cộng...Vậy VPN là gì? Tại sao nên sử dụng VPN?
Ngày 5/7/2022, Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ (National Institute of Standards and Technology - NIST) đã hoàn thành vòng thứ 3 của quá trình chuẩn hóa mật mã hậu lượng tử, nhằm chọn ra các thuật toán mật mã khóa công khai để bảo vệ thông tin khi máy tính lượng tử ra đời và công bố 4 thuật toán sẽ được chuẩn hóa của mật mã hậu lượng tử cùng với 4 ứng cử viên cho vòng tuyển chọn thứ 4 [1].
12:00 | 12/08/2022
D2D (Device-to-Device) là phương tiện liên lạc trực tiếp giữa các thiết bị mà không qua nút trung gian, nó giúp mở rộng phạm vi phủ sóng di động và tăng cường tái sử dụng tần số vô tuyến trong mạng 5G [1]. Đồng thời, D2D còn là công nghệ lõi của liên lạc giữa thiết bị với vạn vật IoT. Tuy nhiên, truyền thông D2D trong mạng 5G là kiểu mạng thông tin di động có nhiều thách thức bao gồm ẩn danh, nghe lén, đánh cắp quyền riêng tư, tấn công tự do… Những thách thức này sẽ khó giảm thiểu hơn do tính chất hạn chế tài nguyên của các thiết bị IoT. Do đó, việc sử dụng mật mã hạng nhẹ vào bảo mật hệ thống D2D nhằm đáp ứng yêu cầu về năng lượng tiêu thụ, tài nguyên bộ nhớ, tốc độ thực thi bảo mật xác thực trong 5G IoT là đặc biệt quan trọng. Bài báo đi phân tích các bước trong mô hình bảo mật D2D cho mạng 5G IoT. Từ đó, đề xuất thuật toán có thể sử dụng để bảo mật liên lạc D2D cho các thiết bị 5G IoT.
09:00 | 09/03/2023