Quá trình kiểm thử bằng cách sử dụng điện thoại
Bước 18: Gọi một đối tượng và đóng giả làm một đồng nghiệp và yêu cầu thông tin nhạy cảm.
Người kiểm thử sẽ gọi tới một đối tượng trong danh sách lựa chọn và giả mạo làm một đồng nghiệp của họ, yêu cầu họ cung cấp các thông tin nhạy cảm như mật khẩu, lịch làm việc của các người quản lý cấp cao, bản kế hoạch của các dự án đang hoặc là chuẩn bị thực hiện…
Bước 19: Gọi một mục tiêu người dùng và đóng giả làm một người dùng quan trọng.
Người kiểm thử sẽ gọi tới một đối tượng trong danh sách lựa chọn và giả mạo làm một người dùng quan trọng, yêu cầu họ cung cấp các thông tin nhạy cảm, bỏ qua các chính sách, thủ tục an toàn của tổ chức…
Bước 20: Gọi tới một mục tiêu và đóng giả làm hỗ trợ kỹ thuật và yêu cầu thông tin nhạy cảm.
Người kiểm thử gọi tới một đối tượng trong danh sách lựa chọn và giả mạo làm một người hỗ trợ kỹ thuật, yêu cầu họ cung cấp các thông tin nhạy cảm, thực hiện các hành động giúp xâm nhập vào hệ thống và truy cập tài nguyên của tổ chức…
Bước 21: Nhắc đến một người quan trọng trong tổ chức và thử thu thập dữ liệu.
Người kiểm thử gọi tới một đối tượng trong danh sách lựa chọn và nhắc tới một người quan trọng trong tổ chức như các quản lý cấp cao, yêu cầu họ cung cấp thông tin nhạy cảm, bỏ qua các chính sách, thủ tục an toàn trong tổ chức…
Bước 22: Gọi tới một mục tiêu và hối lộ họ để đổi lấy thông tin cá nhân.
Người kiểm thử gọi tới một mục tiêu và sử dụng tiền, các vật phẩm có giá trị, hứa hẹn các cơ hội đem đến lợi ích cho họ để đổi lấy các thông tin nhạy cảm hoặc yêu cầu họ giúp chúng ta thông qua được các chính sách, thủ tục kiểm soát an toàn trong tổ chức.
Bước 23: Đe dọa mục tiêu với một hậu quả khủng khiếp.
Người kiểm thử gọi tới một mục tiêu và sử dụng các lời lẽ đe dọa họ, ép họ phải gửi các thông tin cá nhân hoặc làm các việc trái với chính sách, thủ tục của tổ chức.
Bước 24: Sử dụng kỹ thuật tấn công lừa đảo ngược để moi móc thông tin của người dùng.
Sử dụng các kỹ thuật tấn công lừa đảo ngược để có thể đi vào trong hệ thống và thu thập các thông tin nhạy cảm hoặc hủy bỏ khả năng an ninh của các thiết bị an toàn.
Quá trình kiểm thử bằng cách gặp trực tiếp nạn nhân
Bước 25: Kết bạn với các nhân viên trong tổ chức và cố gắng trích xuất thông tin.
Trực tiếp gặp gỡ, làm thân và kết bạn với các nhân viên trong tổ chức, tiếp tục nói chuyện phiếm, tâm sự để trích xuất các thông tin nhạy cảm.
Bước 26: Cố gắng mạo danh trong một vai trò thuận lợi như là một kiểm toán viên ngoài của tổ chức.
Người kiểm thử mạo danh là một người đóng vai trò quan trọng đối với tổ chức như là kiểm toán viên, các nhân viên giám sát, nhân viên bán hàng đến ký hợp đồng mới, các đối tác làm ăn với các thương vụ quan trọng của tổ chức…
Bước 27: Cố gắng mạo danh trong một vai trò thuận lợi như là một chuyên gia kỹ thuật.
Việc mạo danh một người trong vai trò là chuyên gia kỹ thuật của tổ chức có thể giúp người kiểm thử xâm nhập vào hệ thống, lấy thông tin nhật ký của hệ thống...
Bước 28: Thử mặc đồng phục và đeo thẻ định danh giả hoặc sử dụng kỹ thuật PiggyBacking để đi vào trong.
Ở bước này, người kiểm thử mặc đồng phục và đeo thẻ định danh giả, hoặc sử dụng kỹ thuật PiggyBacking và yêu cầu giúp đỡ để được đi vào bên trong tổ chức.
Bước 29: Thử sử dụng các kỹ thuật nghe trộm và nhìn trộm.
Người kiểm thử sử dụng các kỹ thuật nghe trộm, nhìn trộm ở các cự ly xa, gần, đi ngang qua vị trí người đang làm việc để thu thập thông tin nhạy cảm…
Bước 30: Ghi lại tất cả những thứ được tìm ra vào trong một bản báo cáo chuyên môn.
Cuối cùng, người kiểm thử ghi lại tất cả những thông tin kiểm thử vào trong một bản báo cáo chuyên môn về kiểm thử tấn công lừa đảo để phân tích và đánh giá.
Đến đây kết thúc quá trình kiểm thử tấn công lừa đảo. Các tổ chức cần lưu lại tất cả các bản báo cáo chuyên môn này để sử dụng trong việc đưa giải pháp an toàn và phục vụ trong các lần kiểm thử sau này. Các tài liệu này phải được giữ bí mật, không được công bố ra ngoài phạm vi được cho phép.
Công Phú - Hồng Vân
09:00 | 25/11/2022
11:00 | 12/07/2022
15:00 | 14/12/2022
07:00 | 30/05/2022
14:00 | 24/02/2022
14:00 | 08/08/2022
10:00 | 19/06/2024
Ngày 18/6, tại Thừa Thiên Huế, Cục Cơ yếu Đảng - Chính quyền, Ban Cơ yếu Chính phủ đã tổ chức triển khai máy tính an toàn đa giao diện có cài đặt sản phẩm mật mã - MTCD-3M (3M) và tập huấn, hướng dẫn quản lý, sử dụng máy 3M cho cán bộ, chuyên viên các phòng chuyên môn thuộc Văn phòng Tỉnh ủy và văn thư các cơ quan tham mưu giúp việc Tỉnh ủy.
10:00 | 17/05/2024
Mã độc không sử dụng tệp (fileless malware hay mã độc fileless) còn có tên gọi khác là “non-malware”, “memory-based malware”. Đây là mối đe dọa không xuất hiện ở một tệp cụ thể, mà thường nằm ở các đoạn mã được lưu trữ trên RAM, do vậy các phần mềm anti-virus hầu như không thể phát hiện được. Thay vào đó, kẻ tấn công sử dụng các kỹ thuật như tiêm lỗi vào bộ nhớ, lợi dụng các công cụ hệ thống tích hợp và sử dụng các ngôn ngữ kịch bản để thực hiện các hoạt động độc hại trực tiếp trong bộ nhớ của hệ thống. Bài báo tìm hiểu về hình thức tấn công bằng mã độc fileless và đề xuất một số giải pháp phòng chống mối đe dọa tinh vi này.
13:00 | 29/12/2023
Hiện nay, số lượng các vụ tấn công mạng trên ứng dụng web đang có xu hướng ngày càng gia tăng cả về quy mô lẫn mức độ tinh vi, với mục tiêu nhắm vào các dịch vụ cơ sở trọng yếu, khối tài chính, ngân hàng và các tổ chức/doanh nghiệp (TC/DN) lớn. Hậu quả của các cuộc tấn công này có thể là giả mạo giao dịch, gián đoạn hoạt động kinh doanh hay vi phạm dữ liệu, dẫn đến nguy cơ rò rỉ thông tin và mất mát dữ liệu quan trọng. Điều này gây ra nhiều thiệt hại đáng kể về tài chính cũng như uy tín của các TC/ DN. Bài báo sẽ trình bày thực trạng về bảo mật ứng dụng web năm 2023 dựa trên báo cáo của công ty an ninh mạng OPSWAT, cùng các giải pháp phòng tránh mối đe dọa tấn công mạng này.
08:00 | 06/11/2023
Khi 5G ngày càng phổ biến và được nhiều doanh nghiệp sử dụng cho truyền tải không dây, một câu hỏi quan trọng được đặt ra đó là: “Ai chịu trách nhiệm đảm bảo bảo mật cho 5G?”. Việc triển khai 5G bảo mật bao gồm nhiều khía cạnh và trách nhiệm, nó sẽ là trách nhiệm chung của cả các nhà cung cấp dịch vụ và các doanh nghiệp triển khai.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, số lượng các phần mềm chương trình được công bố ngày càng lớn. Song hành với đó là việc tin tặc luôn tìm cách phân tích, dịch ngược các chương trình nhằm lấy cắp ý tưởng, bẻ khóa phần mềm thương mại gây tổn hại tới các tổ chức, cá nhân phát triển phần mềm. Đặc biệt, trong ngành Cơ yếu có những chương trình có tích hợp các thuật toán mật mã ở mức mật và tối mật thì việc chống phân tích, dịch ngược có vai trò hết sức quan trọng. Do đó, việc phát triển một giải pháp bảo vệ các chương trình phần mềm chống lại nguy cơ phân tích, dịch ngược là rất cấp thiết.
16:00 | 04/08/2024
Hiện nay, chuyển đổi số đã và đang làm thay đổi nền kinh tế, bùng nổ các ứng dụng công nghệ thông tin, nổi bật là các ứng dụng di động giúp nâng cao hiệu quả trong hoạt động công tác tại các tổ chức và doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng các ứng dụng di động, đặc biệt là các ứng dụng sử dụng trong mạng chuyên dùng cũng đi kèm với các thách thức liên quan đến bảo mật an toàn thông tin, an ninh mạng. Bài báo này trình bày những thách thức, yêu cầu đặt ra và một số giải pháp di động hóa ứng dụng sử dụng trong mạng chuyên dùng có yếu tố bảo mật.
11:00 | 03/09/2024