1. Thế nào là mật khẩu an toàn?
Người sử dụng cần chú ý các nguyên tắc đặt mật khẩu sau đây để hạn chế khả năng lộ mật khẩu do bị đoán nhận hoặc tấn công vét cạn:
- Sử dụng mật khẩu khó đoán: là mật khẩu bao gồm các ký tự hoa, ký tự thường, ký tự chữ số và các ký tự đặc biệt. Ví dụ về một mật khẩu mạnh: @nt0an2O18.
- Không sử dụng các thông tin cá nhân liên quan để đặt mật khẩu. Người dùng hãy tự tạo cho mình các quy tắc riêng để đặt mật khẩu sao cho vừa dễ nhớ, khó đoán và đảm bảo bí mật. Mật khẩu không nên sử dụng các từ ngữ trong từ điển, hoặc các thông tin cá nhân (tên người, ngày/tháng/năm sinh, số điện thoại, địa chỉ,…) của người sở hữu để tạo mật khẩu.
- Không sử dụng cùng một mật khẩu cho nhiều tài khoản.
- Có độ dài tối thiểu 8 ký tự và phù hợp với tính chất bí mật của từng loại tài khoản khác nhau. Căn cứ vào mức độ quan trọng của từng loại tài khoản, người dùng có thể cân nhắc đặt mật khẩu theo 2 mức. Mức 1: Đối với tài khoản thông thường, mật khẩu cần có độ dài từ 8 đến 11 ký tự, bao gồm cả chữ và số. Mức 2: Đối với tài khoản có tính chất quan trọng, mật khẩu cần có độ dài trên 15 ký tự, bao gồm cả chữ hoa, chữ thường và số.
2. Nên và không nên khi sử dụng mật khẩu
Quá trình sử dụng mật khẩu tồn tại rất nhiều rủi ro lộ lọt thông tin như: phần mềm độc hại, tấn công lướt vai (Shoulder Surfing), tấn công kỹ nghệ xã hội (Social Engineering).... Một số chú ý trong quá trình sử dụng mật khẩu an toàn mà người dùng cần nắm được như sau.
Sử dụng mật khẩu NÊN:
- Đổi mật khẩu ở lần đăng nhập đầu tiên đối với các tài khoản được cung cấp hoặc cấp mới (tài khoản ngân hàng trực tuyến, tài khoản dịch vụ) hoặc nghi ngờ mật khẩu bị lộ.
- Thay đổi định kỳ mật khẩu sau một khoảng thời gian sử dụng. Tùy theo quy định tại tổ chức/ doanh nghiệp mà người dùng tham gia sử dụng dịch vụ và yêu cầu bảo mật của hệ thống CNTT mà sẽ có những quy định khác nhau. Thời gian cập nhật mật khẩu trung bình từ 30 - 90 ngày.
- Sử dụng bàn phím ảo của hệ điều hành để nhập mật khẩu. Thao tác này sẽ tránh được rủi ro các phần mềm keylogger theo dõi thao tác bàn phím của người dùng.
- Sử dụng tính năng xác thực đa nhân tố nâng cao khả năng bảo mật.
- Đăng xuất tài khoản khi kết thúc công việc hoặc chuyển giao thiết bị truy cập cho người khác sử dụng.
Sử dụng mật khẩu KHÔNG NÊN:
- Ghi chép thông tin mật khẩu ra giấy, tệp tin (dạng rõ) lưu trữ trong máy tính.
- Sử dụng lại các mật khẩu cũ khi thay đổi mật khẩu.
- Tiết lộ, chia sẻ mật khẩu cho người khác.
- Sử dụng tính năng lưu mật khẩu trên trình duyệt và đồng bộ trên các thiết bị. Thực tế, các tính năng này giúp ích cho người dùng trong việc sử dụng nhiều thiết bị khác nhau mà không cần nhập lại mật khẩu, hoặc đồng bộ các dữ liệu liên quan. Tuy nhiên, nếu người dùng sử dụng các thiết bị công cộng thì người dùng trái phép sẽ dễ dàng tiếp cận tài khoản và các thông tin liên quan.
3. Sử dụng phần mềm quản lý mật khẩu
Sử dụng các công cụ tạo mật khẩu ngẫu nhiên thay vì sử dụng mật khẩu dễ nhớ tự đặt. Sau đó, sử dụng các công cụ quản lý mật khẩu để lưu trữ các mật khẩu này. Như vậy, người dùng sẽ không cần nhớ mật khẩu đăng nhập cụ thể của từng tài khoản trực tuyến mà chỉ cần ghi nhớ mật khẩu bảo vệ của phần mềm/ứng dụng quản lý mật khẩu. Hiện nay, có rất nhiều phần mềm/ứng dụng quản lý mật khẩu được cung cấp bởi các hãng phần mềm uy tín như: LastPass, Dashlane, KeePassX, Sticky Password, 1Password....
Nguyễn Thu Thủy
13:00 | 27/06/2019
14:00 | 06/09/2019
09:00 | 14/10/2019
10:00 | 03/06/2019
15:00 | 04/05/2019
07:00 | 17/10/2024
Vào tháng 3/2024, các nhà nghiên cứu tại hãng bảo mật Kaspersky đã phát hiện ra một chiến dịch tấn công mạng tinh vi nhắm vào những cá nhân ở Nga bằng phần mềm gián điệp Android có tên gọi là LianSpy, phần mềm này có khả năng ghi lại các bản ghi màn hình, trích xuất tệp của người dùng, thu thập nhật ký cuộc gọi và danh sách ứng dụng. Các tin tặc đã sử dụng nhiều chiến thuật trốn tránh, chẳng hạn như tận dụng dịch vụ đám mây của Nga là Yandex Disk, để liên lạc với máy chủ điều khiển và ra lệnh (C2). Một số tính năng này cho thấy LianSpy rất có thể được triển khai thông qua lỗ hổng bảo mật chưa được vá hoặc truy cập vật lý trực tiếp vào điện thoại mục tiêu. Bài viết này sẽ cùng khám phá và phân tích phần mềm gián điệp LianSpy dựa trên báo cáo của Kaspersky.
10:00 | 27/05/2024
Quản lý rủi ro chuỗi cung ứng (Supply Chain Risk Management - SCRM) là quá trình tìm kiếm và giải quyết các lỗ hổng tiềm ẩn trong chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp. Mục đích của SCRM là nhằm giảm thiểu tác động của những rủi ro này đối với hoạt động, thương hiệu và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
08:00 | 22/05/2024
Phần II của bài báo tiếp tục tập trung đánh giá một số công nghệ Blockchain phổ biến hiện nay, từ đó, xem xét tính ứng dụng của các công nghệ này đối với Việt Nam.
08:00 | 07/05/2024
Sự phổ biến của các giải pháp truyền tệp an toàn là minh chứng cho nhu cầu của các tổ chức trong việc bảo vệ dữ liệu của họ tránh bị truy cập trái phép. Các giải pháp truyền tệp an toàn cho phép các tổ chức bảo vệ tính toàn vẹn, bí mật và sẵn sàng cho dữ liệu khi truyền tệp, cả nội bộ và bên ngoài với khách hàng và đối tác. Các giải pháp truyền tệp an toàn cũng có thể được sử dụng cùng với các biện pháp bảo mật khác như tường lửa, hệ thống phát hiện xâm nhập (IDS), phần mềm chống virus và công nghệ mã hóa như mạng riêng ảo (VPN). Bài báo sẽ thông tin tới độc giả những xu hướng mới nổi về chia sẻ tệp an toàn năm 2024, từ các công nghệ, giải pháp nhằm nâng cao khả năng bảo vệ dữ liệu trước các mối đe dọa tiềm ẩn.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Một tập hợp gồm 15 ứng dụng phần mềm độc hại SpyLoan Android mới với hơn 8 triệu lượt cài đặt đã được phát hiện trên Google Play, chủ yếu nhắm vào người dùng từ Nam Mỹ, Đông Nam Á và châu Phi.
14:00 | 06/12/2024