Máy móc, robot, thiết bị cảm biến, con người và phương tiện bay không người lái đều cần kết nối liền mạch trong IIoT. Các thế hệ công nghệ mạng vô tuyến trước đây không đủ năng lực đáp ứng nhu cầu kết nối khổng lồ này, đó là lý do tại sao 5G trở thành yếu tố then chốt cho cách mạng công nghiệp 4.0. Công nghệ này không chỉ tăng cường khả năng kết nối mà còn mang lại một số lợi ích giúp thúc đẩy cuộc cách mạng 4.0, bao gồm:
Tốc độ dữ liệu nhanh hơn và băng thông cao hơn: 5G có tốc độ truyền dữ liệu lên đến 20 Gbps, nhanh hơn 20 lần so với 4G. Nhờ đó có thể nhanh chóng truyền tải khối lượng lớn dữ liệu từ các thiết bị, máy móc và cảm biến trong các môi trường công nghiệp.
Độ trễ siêu thấp: Với độ trễ chỉ 1 mili giây, 5G giúp nâng cao tốc độ kết nối của các công nghệ IIoT. Hãy hình dung những lợi ích thu được từ khả năng giám sát dây chuyền sản xuất, máy móc và thiết bị theo thời gian thực.
Cải thiện độ tin cậy và tính khả dụng: Các mạng vô tuyến thế hệ trước không thể đảm bảo duy trì kết nối liền mạch mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, 5G hỗ trợ kết nối ổn định ngay cả trong các môi trường công nghiệp từ xa.
Nâng cao năng lực điện toán biên: 5G có thể được kết hợp với điện toán biên để tạo thuận lợi cho quá trình xử lý và phân tích dữ liệu gần hoặc tại nguồn, hỗ trợ ra quyết định theo thời gian thực cho các hệ thống IIoT.
Kết nối nhiều thiết bị: Thế hệ công nghệ vô tuyến mới nhất này có thể đồng thời hỗ trợ tới 1 triệu thiết bị IoT, cảm biến và robot được kết nối, một năng lực quan trọng để xử lý sự phức tạp kỹ thuật trong cách mạng công nghiệp 4.0.
Những lợi ích kết hợp này đang mở ra nhiều phương án sử dụng mới, bao gồm:
Kho bãi thông minh: Băng thông cao của mạng này giúp cho các hệ thống kho bãi hỗ trợ các mạng phân tán quy mô lớn với nhiều thiết bị và cảm biến được kết nối để tăng cường năng lực quản lý hàng tồn kho và tối ưu hóa quy trình. Ngoài ra, độ trễ siêu thấp của 5G cho phép theo dõi hàng tồn kho, điều khiển máy móc, vận hành robot và thực hiện các nhiệm vụ sử dụng nhiều dữ liệu và đòi hỏi khả năng xử lý và kết nối theo thời gian thực. Nhờ đó, các doanh nghiệp vận hành kho bãi có thể nâng cao năng suất, giảm chi phí nhân công và đảm bảo kết nối đáng tin cậy hơn cho các cơ sở kho bãi.
Bảo trì dự đoán: Một lợi ích khác của 5G là khả năng dự đoán sự cố và chủ động giải quyết các vấn đề của thiết bị trước khi chúng tác động đến vận hành. Bảo trì dự đoán giúp các loại máy móc duy trì hoạt động liên tục và kéo dài tuổi thọ. Ngoài ra, các nhà sản xuất có thể liên tục theo dõi tình trạng để tinh chỉnh máy móc, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn sản xuất.
Sản xuất linh hoạt: 5G giúp nâng cao tính linh hoạt của quy trình sản xuất. Sự phát triển của công nghệ này sẽ giúp các nhà máy liên kết với thị trường, yếu tố quan trọng cho phép các nhà sản xuất đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi hoặc xử lý các thách thức hậu cần bên ngoài một cách hiệu quả. Khả năng thu thập, phân tích và sử dụng dữ liệu theo thời gian thực là một điều kiện trọng yếu của cách mạng công nghiệp 4.0. Thông tin nghiệp vụ này giúp nhà sản xuất có thể điều chỉnh theo thời gian thực để giải quyết các vấn đề về chất lượng, hiệu lực và an toàn, đẩy nhanh các quy trình sản xuất và giảm chi phí.
Các vấn đề đo kiểm: 5G là yếu tố then chốt để hiện thực hóa tiềm năng của cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, những năng lực này phải được đo kiểm để đảm bảo hoạt động đúng như mong đợi. Quá trình đo kiểm này đòi hỏi sử dụng kết hợp các bản sao số. Mô hình ảo của các hệ thống vật lý này sử dụng dữ liệu từ các bộ cảm biến và những nguồn khác để tạo ra một giả lập được sử dụng để kiểm thử cách thức vận hành của một hệ thống trong các điều kiện khác nhau. Nhờ đó các nhà sản xuất có thể đánh giá cơ sở hạ tầng 5G, kiểm định các phương án sử dụng và xác định cách tích hợp mạng tốt nhất.
Bản sao số và 5G đã hỗ trợ thực hiện cách mạng công nghiệp 4.0 và khi được ứng dụng rộng rãi, tác động của các công nghệ này sẽ được nhân lên nhiều lần. Công nghệ 5G sẽ hiện thực hóa các nhà máy thông minh, giúp hình thành nhiều khái niệm sản xuất đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất và hiệu lực. Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp đang tăng tốc, các phương án sử dụng này và nhiều phương án khác sẽ trở thành hiện thực, trong đó các năng lực của công nghệ 5G là chìa khóa để đi tới cách mạng công nghiệp 4.0.
Gia Minh
16:00 | 26/07/2024
08:00 | 06/11/2023
09:00 | 13/10/2023
13:00 | 13/08/2024
Có rất nhiều khái niệm về Zero Trust nhưng bạn đã thực sự hiểu về nó? Bài báo này sẽ đưa ra khái niệm dễ hiểu sự hình thành của thuật ngữ Zero Trust, các tác nhân, khu vực cần triển khai Zero Trust...
14:00 | 05/08/2024
Mỗi quốc gia sẽ có các quy định và chính sách riêng để bảo vệ dữ liệu cá nhân, nhưng có một số nguyên tắc và biện pháp chung mà hầu hết các quốc gia áp dụng để đảm bảo an toàn và quyền riêng tư cho dữ liệu cá nhân của công dân. Dưới đây là một số cách mà các nước trên thế giới áp dụng bảo vệ dữ liệu cá nhân cho công dân của mình.
13:00 | 19/03/2024
Hiện nay, khi mức độ phổ biến của Hệ thống tệp liên mạng (Interplanetary File System - IPFS) ngày càng phát triển thì cũng kéo theo những rủi ro và mối đe dọa bởi tội phạm mạng nhanh chóng phát triển các kỹ thuật tấn công và lợi dụng công nghệ IPFS để mở rộng hoạt động phạm tội của chúng. Các cuộc tấn công này thậm chí còn trở nên nguy hiểm hơn khi nhiều dịch vụ lưu trữ tệp, lưu trữ web và đám mây hiện đang sử dụng IPFS. Xu hướng gần đây cho thấy sự gia tăng đáng lo ngại về các cuộc tấn công lừa đảo tận dụng IPFS, trong đó kẻ tấn công lạm dụng tính chất phi tập trung của công nghệ này để lưu trữ và phân phối nội dung độc hại. Bài báo trình bày tổng quan và thực trạng tấn công lừa đảo IPFS, từ đó đưa ra phương pháp phù hợp để phòng tránh trước các cuộc tấn công lừa đảo IPFS.
08:00 | 06/11/2023
Khi 5G ngày càng phổ biến và được nhiều doanh nghiệp sử dụng cho truyền tải không dây, một câu hỏi quan trọng được đặt ra đó là: “Ai chịu trách nhiệm đảm bảo bảo mật cho 5G?”. Việc triển khai 5G bảo mật bao gồm nhiều khía cạnh và trách nhiệm, nó sẽ là trách nhiệm chung của cả các nhà cung cấp dịch vụ và các doanh nghiệp triển khai.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường phải đối mặt với nhiều thách thức về bảo mật, vì nguồn ngân sách khó có thể sở hữu một nhóm bảo mật chuyên trách. Do vậy vấn đề liên quan đến việc đảm bảo an toàn thông tin thường do một người phụ trách hoặc kiêm nhiệm, dẫn đến chỉ giải quyết được một phần sự việc khi xảy ra các sự cố.
14:00 | 27/11/2024