MỘT SỐ CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN PHỔ BIẾN HIỆN NAY
Công nghệ Ethereum
Ethereum là một nền tảng công nghệ Blockchain mã nguồn mở công khai và phân quyền, cho phép chạy các ứng dụng phi tập trung (Decentralized Applications - Dapp) trên nền tảng của mình. Mạng lưới Blockchain của Ethereum là hệ thống siêu máy (server) với hàng trăm nghìn thiết bị được kết nối trên toàn cầu hoạt động để duy trì trạng thái điện toán. Hệ thống Ethereum chính thức khởi chạy năm 2015.
Ethereum hoạt động bởi mạng lưới các máy tính gọi là Nodes. Để tham gia vào mạng lưới, các Nodes cần cài đặt phần mềm Ethereum Client như Geth, Parity…. Khi cài đặt Ethereum Client, đồng nghĩa với việc các Nodes sẽ phải chạy một chương trình máy ảo là Ethereum Virtual Machine (EVM). EVM sẽ chịu trách nhiệm thực thi các Smart Contract.
Hình 4. Cách hoạt động của máy chủ ảo EVM
Máy ảo EVM thực thi hoạt động như lệnh giao dịch, Smart Contract…. Một giao dịch (Transaction) là một chỉ dẫn đươc ký bằng mật mã duy nhất đươc xây dựng bởi một tác nhân bên ngoài phạm vi Etherum. Mạng lưới cần đến một lượng phí gọi là Gas. Phí Gas trong mạng Ethereum sẽ được thanh toán bằng Ether (hay ETH). Vào năm 2022, Ethereum 2.0 đã chuyển chuỗi khối của tiền điện tử từ PoW sang PoS.
Công nghệ Polygon
Polygon là dự án về Layer 2 với mục đích giúp mở rộng quy mô và cải thiện những vấn đề tồn tại trên mạng lưới Ethereum như khả năng mở rộng hạn chế, tốc độ giao dịch chậm và phí thực hiện các tác vụ cao [4]. Tiền thân của Polygon là chính là nền tảng mạng Matic Network. Cấu trúc của Polygon được chia thành 4 lớp (Layer) chính là: Ethereum Layer, Security Layer, Polygon Networks Layer và Execution Layer. Bốn layer này có thể kết nối dễ dàng với nhau.
Công nghệ Solana
Solana được phát triển bởi Solana Labs, một công ty công nghệ Blockchain được thành lập vào năm 2017 bởi Anatoly Yakovenko [5]. Ban đầu Solana sử dụng cơ chế đồng thuận Tower Byzantine Fault Tolerance (BFT). Cơ chế này cần có đồng hồ trước đồng thuận. Sau khi ⅔ người xác thực đã bỏ phiếu cho một số thứ tự sự kiện, Tower BFT sẽ đưa ra quyết định cuối cùng. Nó được chuẩn hóa và không thể khôi phục lại. Tuy nhiên, sau này mainnet của Solana sử dụng thêm cả cơ chế POS.
Hình 5. Cấu trúc Polygon
Sau khi nghiên cứu 03 công nghệ Blockchain và NFT, Bảng 1 so sánh 03 công nghệ trên theo các tiêu chí tốc độ xử lý giao dịch, chi phí giao dịch, độ tin cậy, khả năng phân tán hóa ứng dụng và dịch vụ, khả năng xây dựng Blockchain riêng tư (Private Blockchain) [6, 7, 8].
Bảng 1. So sánh công nghệ Blockchain Solana, Ethereum 2.0 và Polygon
Từ bảng so sánh trên, có thể thấy rằng các công nghệ Blockchain xem xét có đặc tính khá tương đồng nhau. Về độ tin cậy, do cùng sử dụng cơ chế đông thuận PoS nên cả 03 công nghệ đều có thể chống lại các tấn công phổ biến như tấn công 51% hay tấn công Sybil. Về chi phí thực hiện giao dịch, cả 03 công nghệ đều có chi phí thấp (<0.0001$).
Tuy nhiên, trong 03 công nghệ, Ethereum 2.0 có tốc độ thực hiện giao dịch tối đa nhanh gần gấp 1,5 lần so với Solana và Polygon. Ngoài ra, Ethereum hiện cũng cho phép xây dựng hệ thống Private Blockchain.
Như vậy, cả 03 công nghệ Blockchain xem xét đều phù hợp để xây dựng các giải pháp, ứng dụng trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam như xây dựng các website bán hàng, các trò chơi trực tuyến, bán vé các sự kiện hay trao đổi các bộ sưu tập đa phương tiện dựa trên NFT.… Tuy nhiên, đối với các ứng dụng cần đảm bảo an toàn cho dữ liệu của người dùng, ví dụ như các ứng dụng quản lý nội bộ của tổ chức, doanh nghiệp thì chỉ nên sử dụng các công nghệ cho phép xây dựng mạng Private Blockchain như Ethereum 2.0.
TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Garay, J., Kiayias, A., Leonardos, N.: The bitcoin backbone protocol with chains of variable diffculty. In: CRYPTO. pp. 291-323. Springer (2017). [2]. Wang, Zibin Zheng - Shaoan Xie - Hongning Dai - Xiangping Chen - and Huaimin. An Overview of Blockchain Technology: Architecture, Consensus, and Future Trends (2017). [3]. William, E., Dieter, S., Jacob, E., Nastassia, S.: Eip-721: Erc-721 non-fungible token standard. Accessible: https://eips.ethereum.org/EIPS/eip-721 (2018). [4]. Online. https://polygon.technology/ [5]. Online. https://solana.com/ [6]. ALTCOINBUZZ, "Binance Smart Chain vs Polygon," 9 7 2021. [Online]. Available: https://www.altcoinbuzz.io/reviews/altcoin-projects/binance-smart-chain-vs-polygon/. [Accessed 8 8 2023]. [7]. ZFORT, “Ethereum vs Solana vs Polygon vs Binance Smart Chain vs Hedera Hashgraph,” 8 8 2022 .[Online]. Available: https://www.zfort.com/blog/Ethereum-vs-Solana-vs-Polygon-vs-Binance-Smart-Chain-vs-Hedera-Hashgraph/. [Accessed 8 8 2023]. [8]. WORLDCOIN. “Ethereum 2.0: What Was the Merge?” 13 7 2023.[Online]. Available:https://worldcoin.org/articles/the-merge/.[Accessed 8 8 2023]. |
TS. Đặng Xuân Bảo (Học viện Kỹ thuật mật mã), Nguyễn Văn Khoa (Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND)
10:00 | 20/05/2024
20:00 | 07/06/2024
09:00 | 28/04/2024
09:00 | 08/03/2024
10:00 | 06/02/2025
Honeypot, một công cụ bảo mật mạng quan trọng, được thiết kế để thu hút các cuộc tấn công và từ đó theo dõi, phân tích hành vi của kẻ tấn công. Bằng cách mô phỏng các lỗ hổng và hệ thống dễ bị xâm nhập, honeypot giúp phát hiện, đánh lạc hướng kẻ tấn công khỏi những tài nguyên thực sự quan trọng và cung cấp thông tin quý giá để cải thiện các biện pháp bảo mật. Tuy nhiên, việc triển khai honeypot cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như có thể bị phát hiện, tốn kém tài nguyên và có thể trở thành điểm yếu nếu không được cấu hình đúng cách. Mục đích của bài báo này là giới thiệu phương thức hoạt động, phân loại và những rủi ro gặp phải khi triển khai Honyepot.
15:00 | 26/12/2024
Trong thời đại công nghệ số, việc bảo vệ thông tin cá nhân và dữ liệu nhạy cảm trở nên vô cùng quan trọng. Các cuộc tấn công mạng và rò rỉ thông tin đang diễn ra thường xuyên, khiến người dùng cá nhân và doanh nghiệp phải tìm đến các giải pháp bảo mật mạnh mẽ hơn. Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất chính là sử dụng phần mềm mã hóa. Việc lựa chọn phần mềm mã hóa tốt cần được đáp ứng bởi sự đa dạng về tính năng, mức độ bảo mật và khả năng tương thích với hệ thống, từ đó người dùng đưa ra lựa chọn. Bài viết này sẽ giới thiệu tới độc giả 6 lựa chọn phần mềm mã hóa tốt nhất cho năm 2024, từ đó giúp người dùng đưa ra quyết định đúng đắn và phù hợp nhất cho nhu cầu bảo mật của mình.
10:00 | 18/10/2024
Nhằm trang bị cho người dân “vũ khí” chống lừa đảo trên không gian mạng, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) triển khai chiến dịch quốc gia với 5 nhóm kỹ năng thiết yếu, từ nhận biết dấu hiệu lừa đảo đến xử lý tình huống khi bị tấn công.
13:00 | 28/08/2024
Ngày nay, tin tức về các vụ vi phạm dữ liệu cá nhân trên không gian mạng không còn là vấn đề mới, ít gặp. Vậy làm thế nào để dữ liệu cá nhân của bạn không bị rơi vào tay kẻ xấu? Dưới đây là 6 cách để bảo vệ thông tin cá nhân khi trực tuyến.
Trong bối cảnh chuyển đổi số và ứng dụng rộng rãi của công nghệ thông tin (CNTT) thì xu hướng kết nối liên mạng để chia sẻ cơ sở dữ liệu (CSDL) trở nên tất yếu. Các hệ thống công nghệ vận hành (Operational Technology - OT) cũng không nằm ngoài xu hướng này, quá trình đó được gọi là Hội tụ IT/OT. Do vậy, nhu cầu truyền dữ liệu một chiều giữa các mạng độc lập ngày càng tăng để phục vụ cho mục đích khai thác dữ liệu. Bài viết này giới thiệu một giải pháp mới dựa trên công nghệ vi mạch tích hợp khả trình (Field-Programmable Gate Array - FPGA), sử dụng cơ chế xử lý đa luồng tốc độ cao, giúp duy trì băng thông hệ thống mà không gây ra tình trạng treo hoặc nghẽn mạng, cho phép các kết nối yêu cầu thời gian thực. Đồng thời, bài viết cũng sẽ trình bày giải pháp giả lập giao thức TCP/IP hỗ trợ cho các giao thức truyền thông trong các hệ thống mạng điều khiển IT/OT.
09:00 | 06/01/2025
Điện thoại di động ngày nay không chỉ là thiết bị liên lạc mà còn là "kho chứa thông tin" cá nhân quan trọng như dữ liệu tài khoản ngân hàng, hình ảnh, email và các ứng dụng mạng xã hội. Vì vậy, việc mất điện thoại hoặc bị đánh cắp không chỉ gây thiệt hại về vật chất mà còn đe dọa nghiêm trọng đến bảo mật thông tin cá nhân của chủ sở hữu thiết bị. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách bảo vệ dữ liệu trong tình huống này.
14:00 | 10/03/2025