Trong việc phát triển ứng dụng AI, các nhà khoa học dữ liệu cần phát triển những mô hình thống kê có khả năng phát hiện, chống trả những nỗ lực đánh lừa AI. Phạm vi tấn công của một mô hình AI có thể rất rộng lớn và khó hiểu. Những lỗ hổng trong mạng nơ-ron sâu nếu bị phát hiện và lợi dụng có thể khiến tổ chức gặp nguy hiểm. Khả năng tấn công các mạng nơ-ron sâu càng ngày càng tăng lên. Các nghiên cứu đã cho thấy khá nhiều trường hợp mạng nơ-ron sâu bị tấn công phá hoại. Phần lớn các công trình nghiên cứu tập trung vào khả năng sửa đổi hình ảnh không thể phát hiện, khiến các thuật toán máy tính nhận nhầm hoặc phân loại nhầm hình ảnh. Kẻ tấn công có thể thành công ngay cả khi chúng không biết mạng nơ-ron được xây dựng như thế nào. Những sửa đổi với mục đích phá hoại có thể cực kỳ nhỏ và khó phát hiện nhưng tác hại của chúng gây ra không hề nhỏ. Ứng dụng AI có thể đưa ra quyết định sai khi bị đánh lừa, chẳng hạn như khi hiểu nhầm biển báo giao thông và chuyển hướng sai dẫn đến tai nạn. Tùy phần lớn những kiểu tấn công giả lập được thực hiện trong môi trường thí nghiệm có kiểm soát chứ không phải những ứng dụng AI triển khai trên thực tế, nhưng chúng rất có khả năng bị tội phạm, khủng bố lợi dụng.
Các nhà phát triển AI cần tuân thủ những hướng dẫn sau để phòng chống khả năng bị lợi dụng:
Trường hợp lý tưởng nhất là các nhà khoa học dữ liệu có được các công cụ chống đánh lừa tinh vi để giúp họ áp dụng những phương thức thực hành tốt nhất trong toàn bộ quá trình phát triển và vận hành AI. Theo hướng đó, IBM vừa công bố Adversarial Robustness Toolbox tại hội thảo RSA Conference hàng năm. Đây là bộ công cụ nguồn mở đầu tiên bao gồm các kiểu tấn công, các biện pháp phòng chống và các phép đo cho:
Bộ công cụ này được phát triển trong các phòng thí nghiệm của IBM ở Dublin, Ireland, bằng ngôn ngữ Python, là nguồn mở và có thể làm việc với các mô hình nơ-ron sâu. Phiên bản đầu tiên hỗ trợ TensorFlow và Keras, các phiên bản sau có thể sẽ hỗ trợ PyTorch và MXNet. Các biện pháp phòng chống trong bộ công cụ có có thể được đào tạo trên Fabric for Deep Learning mà IBM mới công bố hoặc qua IBM Deep Learning as a Service trong Watson Studio. Các nhà phát triển có thể truy cập mã nguồn của bộ công cụ qua ART GitHub.
Hiện tại, các thư viện của bộ công cụ chỉ hỗ trợ phòng chống đánh lừa cho một kiểu mạng nơ-ron sâu là những loại mô hình nhận dạng và phân loại hình ảnh. Bộ công cụ bao gồm nhiều kiểu tấn công khác nhau như Deep Fool, Fast Gradient Method, Jacobian Saliency Map. Các phiên bản trong tương lai sẽ hỗ trợ các mạng nơ-ron sâu được thiết kế để xử lý giọng nói, văn bản và dữ liệu chuỗi thời gian.
Các thư viện của bộ công cụ chủ yếu phòng chống những tấn công mà dữ liệu đánh lừa được đưa vào trong quá trình vận hành mô hình. Tuy nhiên, các biện pháp phòng chống kiểu tấn công “đầu độc”, trong đó, dữ liệu đào tạo bị chỉnh sửa ngay từ giai đoạn phát triển mô hình sẽ được cung cấp trong những phiên bản tiếp theo.
Nguyễn Anh Tuấn
Lược dịch siliconangle.com
14:00 | 28/03/2018
16:00 | 26/05/2021
11:00 | 22/03/2021
10:00 | 12/11/2018
08:00 | 04/04/2019
09:00 | 13/03/2018
09:00 | 02/02/2018
13:00 | 13/08/2024
Có rất nhiều khái niệm về Zero Trust nhưng bạn đã thực sự hiểu về nó? Bài báo này sẽ đưa ra khái niệm dễ hiểu sự hình thành của thuật ngữ Zero Trust, các tác nhân, khu vực cần triển khai Zero Trust...
08:00 | 08/08/2024
Trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng xác định và ưu tiên các rủi ro, mang lại cho các chuyên gia IT cơ hội phát hiện ngay lập tức mã độc trong mạng của họ và phát triển chiến lược phản ứng sự cố. Hiện nay, AI đóng vai trò quan trọng trong quản lý an toàn thông tin (ATTT), đặc biệt là trong việc phản ứng với sự cố, dự đoán việc xâm phạm, kiểm soát hiệu suất và quản lý hàng tồn kho. Bài viết này giới thiệu về các ứng dụng của AI trong quản lý ATTT bằng cách xem xét những lợi ích và thách thức của nó, đồng thời đề xuất các lĩnh vực cho các nghiên cứu trong tương lai.
08:00 | 22/05/2024
Phần II của bài báo tiếp tục tập trung đánh giá một số công nghệ Blockchain phổ biến hiện nay, từ đó, xem xét tính ứng dụng của các công nghệ này đối với Việt Nam.
14:00 | 01/03/2024
Giấu tin (steganography) là một kỹ thuật nhúng thông tin vào một nguồn đa phương tiện nào đó, ví dụ như tệp âm thanh, tệp hình ảnh,... Việc này giúp thông tin được giấu trở nên khó phát hiện và gây ra nhiều thách thức trong lĩnh vực bảo mật và an toàn thông tin, đặc biệt là quá trình điều tra số. Thời gian gần đây, số lượng các cuộc tấn công mạng có sử dụng kỹ thuật giấu tin đang tăng lên, tin tặc lợi dụng việc giấu các câu lệnh vào trong bức ảnh và khi xâm nhập được vào máy tính nạn nhân, các câu lệnh chứa mã độc sẽ được trích xuất từ ảnh và thực thi. Nhằm mục đích cung cấp cái nhìn tổng quan về phương thức ẩn giấu mã độc nguy hiểm, bài báo sẽ giới thiệu về kỹ thuật giấu tin trong ảnh và phân tích một cuộc tấn công cụ thể để làm rõ về kỹ thuật này.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật có ngày càng nhiều những cuộc tấn công vào phần cứng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. So với các loại tấn công khác, tấn công qua kênh kề đang được nghiên cứu do khả năng khôi phục lại khóa bí mật trong khi hệ thống vẫn hoạt động bình thường mà không hề làm thay đổi phần cứng. Bài báo này sẽ trình bày một cách sơ lược về những kết quả cuộc tấn công kênh kề lên mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android tại Viện Khoa học - Công nghệ mật mã. Nhóm tác giả đã tấn công khôi phục được một phần khóa bí mật của mã hóa RSA cài đặt trên điện thoại thông minh và chứng minh khả năng rò rỉ thông tin qua kênh kề.
14:00 | 11/09/2024
Quy định Bảo vệ Dữ liệu chung (GDPR) của Liên minh châu Âu là văn bản pháp lý quan trọng, hình mẫu cho các nước, khu vực khác trong việc bảo vệ dữ liệu. Tuy nhiên, việc tuân thủ GDPR sẽ đòi hỏi các tổ chức phải đầu tư kinh phí bổ sung, tăng cường nhân lực dành cho xử lý dữ liệu. Dưới đây là hướng dẫn 12 bước triển khai GDPR cho tổ chức do Ủy ban Bảo vệ Dữ liệu công bố.
16:00 | 23/09/2024