Báo cáo này sử dụng dữ liệu từ việc phân tích các thông tin ẩn danh từ 1.067 mã nguồn mở trong 17 ngành công nghiệp trong năm 2023 do đội ngũ dịch vụ kiểm tra Synopsys Black Duck® Audit Services thực hiện, với mục tiêu chính là xác định các rủi ro phần mềm trong giao dịch sáp nhập và mua bán (Merge & Acquisition - M&A). Các ngành công nghiệp được đại diện trong báo cáo bao gồm ô tô, dữ liệu lớn, an ninh mạng, phần mềm doanh nghiệp, dịch vụ tài chính, chăm sóc sức khỏe, Internet vạn vật, sản xuất và ứng dụng di động.
Thống kê dữ liệu từ việc phân tích các thông tin ẩn danh của 1.067 mã nguồn mở
Báo cáo OSSRA đề cập đến các thành phần và thư viện mã nguồn mở tạo nên cốt lõi của gần như mọi ứng dụng trong mọi ngành công nghiệp. 96% của tổng số mã nguồn (bao gồm mã và thư viện liên quan tạo nên một ứng dụng hoặc dịch vụ) chứa mã nguồn mở. 77% của tất cả mã trong các mã nguồn xuất phát từ mã nguồn mở. Mọi mã nguồn trong các ngành công nghiệp đều chứa mã nguồn mở (99% - 100%).
Với những lợi ích như thời gian đưa sản phẩm ra thị trường nhanh, tiết kiệm chi phí và phát triển ứng dụng hiệu quả, không có gì ngạc nhiên khi các công ty phụ thuộc vào mã nguồn mở như một phần của quy trình phát triển phần mềm. Tuy nhiên, số lượng lớn các thành phần mã nguồn mở riêng lẻ trong một ứng dụng cụ thể được phát hiện bởi các nhóm kiểm tra và đánh giá cho thấy tồn tại nhiều thách thức trong việc theo dõi chúng.
Báo cáo OSSRA chỉ ra rằng, số lượng trung bình các thành phần mã nguồn mở trong một ứng dụng trong năm nay là 526 - một con số cho thấy thực tế về tầm quan trọng, cần thiết cho việc kiểm thử bảo mật tự động. Việc kiểm tra thủ công có thể khả thi đối với một số lượng nhỏ thành phần, nhưng nó trở nên gần như không thể khi thực hiện trên quy mô lớn, điều này đòi hỏi tổ chức cần một giải pháp tự động như phân tích thành phần phần mềm (Software Composition Analysis - SCA). Khác với kiểm tra thủ công, các kiểm tra bảo mật tự động có thể được thực hiện nhanh chóng và đều đặn, cho phép các nhà phát triển sớm xác định các vấn đề trong quá trình phát triển mà không ảnh hưởng đến kế hoạch ra mắt sản phẩm hoặc năng suất.
Bên cạnh đó, lỗ hổng và vấn đề tuân thủ giấy phép là những mối đe dọa tiềm ẩn phổ biến trong mã nguồn mở. Hơn một nửa (53%) mã nguồn tồn tại vi phạm bản quyền, 84% mã nguồn có đánh giá rủi ro chứa ít nhất một lỗi bảo mật đã biết và 74% mã nguồn có nguy cơ cao bị tấn công. Con số này tăng đáng kể so với Báo cáo OSSRA của năm 2023 (48%).
Một lý do khác có thể xem xét là do sự suy thoái kinh tế và cắt giảm nhân sự, dẫn đến thiếu nguồn lực để khắc phục lỗ hổng. Hơn nữa, gần như tất cả (91%) mã nguồn đang sử dụng các phiên bản chứa thành phần lỗi thời. Điều này cho thấy phần lớn người dùng không cập nhật các thành phần mà họ đang sử dụng, dẫn đến những rủi ro cao hơn.
Dữ liệu từ OSSRA cho thấy rõ ràng các nhóm phát triển cần cải thiện quản lý mã nguồn mở, đặc biệt là cập nhật các thành phần mã nguồn mở lên phiên bản mới nhất. Hậu quả của việc sử dụng các phiên bản cũ/tồn tại lỗ hổng sẽ rất nghiêm trọng. Ví dụ, trong danh sách 10 lỗ hổng hàng đầu của OSSRA năm 2024, lỗ hổng cross-site scripting đứng thứ 2 liên quan đến phiên bản jQuery từ 1.2 đến 3.5.0. Lỗ hổng này đã được vá trong phiên bản jQuery 3.5.0, nhưng 1/3 các cơ sở mã được kiểm tra vẫn đang sử dụng phiên bản jQuery dễ bị tấn công. Kẻ tấn công có thể khai thác lỗ hổng này để đưa mã độc vào hệ thống, đánh cắp dữ liệu nhạy cảm như mật khẩu hoặc thông tin thẻ tín dụng.
Báo cáo CVE-2018-9206 về phương thức tấn công lỗ hổng của công cụ jQuery File Upload (Nguồn: Tạp chí ATTT)
Bản chất của jQuery là an toàn. Trên thực tế, đây là một thư viện mã nguồn mở được bảo trì tốt với số lượng người dùng, nhà phát triển và người bảo trì đông đảo. Tuy nhiên, theo dữ liệu OSSRA, jQuery là thành phần có nhiều lỗ hổng nhất, mặc dù tất cả các lỗ hổng jQuery được liệt kê trong báo cáo đều có sẵn bản vá. Điều quan trọng đối với người dùng jQuery và tất cả người dùng mã nguồn mở là nhận thức về các rủi ro bảo mật tiềm ẩn liên quan đến các phiên bản phần mềm lỗi thời và thực hiện các biện pháp để giảm thiểu những rủi ro đó.
Hầu hết những người bảo trì (những người đóng góp chính cho một dự án mã nguồn mở) đều chú ý cập nhật các dự án họ tham gia. Người sử dụng mã nguồn mở cũng nên cẩn thận như vậy, cần theo dõi các phiên bản họ đang sử dụng, thiết lập chu kỳ cập nhật thường xuyên và thực hành bảo trì phần mềm. Trong đó, ưu tiên các dự án có số lượng người tham gia lớn, được bảo trì tốt và có nguồn gốc rõ ràng.
Hiểu rõ nội dung trong mã nguồn của bạn
Việc nắm rõ các thành phần mã nguồn mở trong mã nguồn của bạn là vô cùng quan trọng. Nếu tổ chức bạn chưa thực hiện điều này, bước đầu tiên là tạo và duy trì một Software Bill of Materials (SBOM) để liệt kê chi tiết các thành phần có trong mã nguồn của bạn, bao gồm thông tin về phiên bản, giấy phép và nguồn gốc.
Sau khi có bản kiểm kê này, hãy thường xuyên cập nhật các thành phần mã nguồn mở, đặc biệt là các thành phần phổ biến thường bị kẻ tấn công nhắm đến. Việc cập nhật mã nguồn mở cần được xem xét ưu tiên ngang bằng so với mã nguồn do tổ chức bạn phát triển. Thiết lập lịch nâng cấp thường xuyên, đặc biệt nếu bạn đang sử dụng các thư viện mã nguồn mở từ các dự án nổi tiếng có hoạt động bảo trì thường xuyên.
Hãy luôn cập nhật thông tin, tìm kiếm các nguồn tin tức hoặc thông báo được phát hành đều đặn cung cấp hướng dẫn cụ thể và chi tiết về các vấn đề ảnh hưởng đến các thành phần mã nguồn mở trong SBOM của bạn. Sử dụng công cụ SCA tự động thay vì quản lý mã nguồn mở thông qua bảng tính, cho phép các nhà phát triển tập trung năng lượng vào việc viết code.
Quý độc giả quan tâm truy cập tại đây để đọc bản đầy đủ của báo cáo OSSRA.
Để được tư vấn thêm thông tin về các sản phẩm của Synopsys, hãy liên hệ ngay với nhà phân phối Mi2 theo thông tin liên hệ: Công ty Cổ phần Tin học Mi Mi (Mi2 JSC) Website: www.mi2.com.vn Email: mi2jsc@mi2.com.vn Văn Phòng Hà Nội Add: 7th Floor, Sannam Building, 78 Duy Tan Str., Dich Vong Hau Ward, Cau Giay Dist., Hanoi, Vietnam. Tel: +84-24-3938 0390 | Fax: +84-24-3775 9550 Văn phòng Hồ Chí Minh Add: 5th &6th Floor, Nam Viet Building, 307D Nguyen Van Troi Str., Ward 1, Tan Binh Dist., Ho Chi Minh City, Vietnam. Tel: +84-28-3845 1542 | Fax: +84-28-3844 6448 |
theo synopsys
15:00 | 06/10/2023
08:00 | 28/03/2023
13:00 | 25/09/2021
13:00 | 27/08/2024
Nhà sáng lập kiêm CEO của Telegram - Pavel Durov đã bị cảnh sát Pháp bắt giữ. Vụ việc có liên quan đến cáo buộc thiếu kiểm soát hoạt động tội phạm trên ứng dụng này.
11:00 | 29/05/2024
Công ty toàn cầu chuyên về dịch vụ ứng dụng, mạng và phân phối ứng dụng F5 (Washington) đã vá hai lỗ hổng có độ nghiêm trọng mức cao trong BIG-IP Next Central Manager, có thể bị khai thác để giành quyền kiểm soát của quản trị viên và lén lút tạo tài khoản trên bất kỳ thiết bị nào được quản lý.
09:00 | 21/05/2024
Ngày 14/5, OpenAI đã ra mắt phiên bản hoạt động tốt hơn và hiệu quả hơn của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) nền tảng cho công cụ nổi tiếng của công ty này là ChatGPT. Mô hình AI mới có tên GPT-4o, có khả năng trò chuyện bằng giọng nói thực tế và có thể tương tác qua văn bản và hình ảnh. Đây là động thái mới nhất của Open AI nhằm khẳng định vị thế dẫn đầu trong cuộc đua thống trị công nghệ mới nổi.
08:00 | 08/05/2024
Microsoft đã xác nhận rằng các bản cập nhật bảo mật Windows tháng 4/2024 đã gây ra các sự cố kết nối VPN trên nền tảng máy khách và máy chủ.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng số diễn ra mạnh mẽ, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với những thách thức bảo mật ngày càng phức tạp. Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết về một giải pháp bảo mật toàn diện và hiệu quả, ngày 18/9, tại Hà Nội, Netpoleon tổ chức Hội thảo Netpoleon Solutions Day 2024 với chủ đề “Transforming Security with Zero Trust”.
10:00 | 19/09/2024