Hội thảo RET2022 là hoạt động được tổ chức thường niên nhằm gắn kết các nhà khoa học trong và ngoài nước. Đây là diễn đàn để trình bày và trao đổi về các lĩnh vực khoa học kỹ thuật và chia sẻ các kết quả và kinh nghiệm nghiên cứu với các kỹ sư, các nhà khoa học và các học giả quốc tế. Đồng thời, Hội thảo cũng là nơi công bố những kết quả nghiên cứu - ứng dụng của các giảng viên, học viên, sinh viên các trường cao đẳng, đại học.
Trường Đại học Trà Vinh chào đón các tác giả gửi bài báo nghiên cứu đến hội thảo RET2022. Các bài viết gửi về hội thảo phải đảm bảo chưa được công bố hoặc đang xem xét đăng/ xuất bản trên sách, báo và các tạp chí khoa học khác, bài viết được gửi về Ban Tổ chức thông qua hệ thống EasyChair bằng tiếng Anh theo định dạng bài báo hội nghị của IEEE, có độ dài ít nhất 4 trang và không quá 10 trang.
Đối với các bài viết đạt yêu cầu sau quá trình phản biện và có báo cáo tại hội thảo sẽ được đăng trên kỷ yếu hội thảo có chỉ số ISBN và sẽ được giới thiệu đăng trên Tạp chí khoa học Trường Đại học Trà Vinh, Tạp chí An toàn thông tin hoặc được giới thiệu đăng các Tạp chí khoa học khác.
Thông tin chi tiết độc giả vui lòng tham khảo trên website chính thức của Hội thảo.
Ninh Liễu
08:00 | 23/05/2022
13:00 | 03/06/2022
10:00 | 06/05/2022
09:00 | 27/06/2022
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng đánh giá bảo đảm an toàn thông tin mạng cho các nền tảng số quốc gia cũng chính là bảo vệ không gian mạng quốc gia.
10:00 | 27/05/2022
Công nghệ bảo mật không cần mật khẩu là bước đi mới an toàn đang được nhiều hãng công nghệ lớn trên thế giới ủng hộ. Mật khẩu giúp người dùng bảo vệ thông tin tài khoản, nhưng khi đòi hỏi về mức độ phức tạp ngày càng tăng, công cụ này trở nên khó nhớ và có thể phải cần tới những phần mềm chuyên dụng để lưu trữ thông tin.
08:00 | 24/02/2022
Trung tâm An ninh mạng Quốc gia (NCSC) của chính phủ Anh đã khởi động một dự án thử nghiệm được thiết kế để giúp việc tìm kiếm và loại bỏ các lỗ hổng phần mềm trở nên dễ dàng hơn. Chương trình có tên là Scanning Made Easy, nhằm giúp các tổ chức vừa và nhỏ (SME) xác định trong cơ sở hạ tầng của họ có các lỗ hổng nghiêm trọng hay không.
10:00 | 04/02/2022
Trong năm 2021, cách thức và mức độ nghiêm trọng của các mối đe dọa tấn công có chủ đích (Advanced Persistent Threat – APT) vẫn tiếp tục gia tăng. Bất chấp bản chất thay đổi liên tục của chúng, người dùng có thể nhìn vào các xu hướng APT gần đây để dự đoán những gì có thể xảy ra trong năm 2022. Phần I bài báo dưới đây sẽ điểm lại một số dự đoán của các chuyên gia của Kaspersky trong năm 2021 về tấn công APT.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích hoạt động trong việc tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, của ngành Cơ yếu trong lĩnh vực bảo mật và an toàn thông tin, trong thời gian qua Tạp chí An toàn thông tin đã đẩy mạnh công tác truyền thông, hỗ trợ nâng cao nhận thức an toàn thông tin trong cộng đồng, đạt được nhiều bước tiến mới và ngày càng phát triển.
09:00 | 20/06/2022
Sau những sự kiện gần đây liên quan đến các trang web của chính phủ Ukraine, một làn sóng tấn công mạng nhắm mục tiêu vào không gian mạng Nga đã xuất hiện, khiến nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng đang dần trở nên hiện hữu.
13:00 | 28/02/2022