Ảnh hưởng của đại dịch đã buộc mọi người phải thật cẩn trọng trong chi tiêu ngân sách, vì vậy các doanh nghiệp đã chuyển hướng đến công nghệ công nghệ tự động hóa quy trình bằng robot (RPA) và công nghệ tự động hóa quy trình thông minh (IPA). Việc này nhằm cắt giảm số lượng nhân viên giải quyết các tác vụ nhỏ lẻ và đưa họ sang giải quyết những thứ phức tạp hơn.
Tạp chí Forbes dự báo sự chuyển dịch này sẽ tiếp tục tăng tốc trong năm 2021 cùng với đà phát triển của những công ty RPA. Con người đang hướng đến những cấp độ cao hơn của tự động hóa thông minh bằng cách kết hợp kỹ thuật robot truyền thống dùng trong các quy trình tự động với các quy trình thông minh vận hành dựa trên điện toán đám mây, học máy và AI.
Bước vào năm 2021, chúng ta sẽ chứng kiến AI chuyên dụng trong an ninh mạng cũng như các giải pháp công nghệ thông tin tự động hóa thông qua trí tuệ nhân tạo cho hoạt động công nghệ thông tin (AIOps). Sự chuyển đổi này là rất lớn, đặc biệt trong thời điểm nhiều nhân viên làm việc tại nhà trên các thiết bị bảo mật kém.
Hàng loạt công ty cung cấp giải pháp công nghệ trên toàn thế giới đang tập trung cải thiện và nâng cao năng lực của AIOps để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Công nghệ này tự động dự đoán và giải quyết các vấn đề, lỗ hổng công nghệ thông tin.
Chúng ta cuối cùng cũng thấy được sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa AI và công nghệ Internet vạn vật (IoT) như hình dung ban đầu của đa số các chuyên gia, tuy bước đi này vẫn còn chậm chạp. Trong kỷ nguyên AI, công nghệ IoT được dự báo sẽ phát triển mạnh mẽ trong năm 2021 nhờ vào sự thịnh hành của các cảm biến thông minh với khả năng xử lý nhanh chóng.
Trong quá khứ, IoT đã có thể giám sát và lưu trữ dữ liệu, thậm chí cho phép diễn ra một vài thao tác xử lý hoặc tự động hóa. Giờ đây với sự giúp sức của AI, IoT có bước chuyển mình thành trí tuệ nhân tạo vạn vật (AIoT), các hệ thống có thể thao tác trên các dữ liệu giám sát, khóa cửa, điều tiết giao thông, giảm nhiệt độ không khí trong nhà hay tắt đèn...
Các chuyên gia dự đoán 28% số nhà ở Mỹ sẽ trở nên "thông minh" trong năm 2021. Đó là nhờ vào các thiết bị hoạt động dựa trên cảm biến có giá cả hợp túi tiền và trải nghiệm người dùng cao của các công ty như Amazon hay Google, cùng với các công nghệ thông minh có thể tương tác với dữ liệu thời gian thực và tự động hóa các quy trình.
Và tất nhiên, công nghệ này chắc chắn sẽ được mở rộng quy mô thành các tòa nhà thông minh, thành phố thông minh... Màn phối hợp mạnh mẽ giữa AI và IoT đang đi những bước đi đầu tiên, với tiềm năng mang đến lợi ích to lớn về an ninh, sự bền vững, trải nghiệm khách hàng và tối ưu hóa theo thời gian thực.
Điểm chung giữa AI và marketing là cả 2 đều cần dữ liệu. Khi kết hợp chúng lại với nhau thì đó chính là cánh cửa mở ra thế giới của vô vàn khả năng.
Rất giống với cách thức mà AI phối hợp IoT để tận dụng dữ liệu nhằm mang tới trải nghiệm khách hàng, công nghệ AI cá nhân hóa cho marketing sẽ bước thêm một bước xa hơn. Ngày càng nhiều dữ liệu về khách hàng được thu thập và tối ưu hóa, vì thế ngày càng cải thiện khả năng dự đoán liệu đường đi nước bước tiếp theo nào là tốt nhất hoặc ưu đãi nào là hoàn hảo nhất.
Chúng ta đang chứng kiến AI trên đà phát triển rộng khắp và dần trở thành một phần quan trọng đối với đời sống con người. Năm 2021 được dự báo chắc chắn sẽ là cột mốc phát triển rực rỡ tiếp theo của AI.
Tuệ Minh
14:00 | 14/04/2021
10:00 | 07/06/2021
17:00 | 05/11/2021
10:00 | 25/08/2021
14:00 | 07/06/2021
11:00 | 07/05/2021
09:00 | 12/04/2021
14:00 | 08/06/2021
11:00 | 09/04/2021
11:00 | 08/02/2021
13:00 | 23/03/2023
Ngày 21/3, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 07/CT-TTg về việc tăng cường công tác truyền thông chính sách. Chỉ thị nêu rõ, truyền thông chính sách là một nhiệm vụ, một chức năng quan trọng của cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Báo chí và các loại hình truyền thông khác là kênh thông tin, là phương thức cơ bản, quan trọng để thực hiện việc truyền thông chính sách.
10:00 | 03/03/2023
Hội thảo Quốc gia lần thứ XXVI "Một số vấn đề chọn lọc về Công nghệ thông tin và Truyền thông" - VNICT 2023 do Viện Công nghệ thông tin - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân dự kiến sẽ được tổ chức tại Bắc Ninh vào các ngày 5-6/10/2023. Hội thảo có sự tham gia phối hợp của Câu lạc bộ các Khoa, Trường, Viện CNTT-TT Việt Nam (FISU). Chủ đề chính của Hội thảo năm nay là "Các công nghệ nền tảng trong chuyển đổi số".
09:00 | 09/01/2023
Theo Cybernews, thông tin của 235 triệu người dùng Twitter được đăng miễn phí trên một diễn đàn chuyên mua bán dữ liệu của tin tặc. Toàn bộ có dung lượng 63GB, bao gồm tên người dùng, địa chỉ email, số lượng người theo dõi và ngày tạo tài khoản.
20:00 | 30/11/2022
Để kịp thời thực hiện công tác ứng cứu, khắc phục sự cố an toàn thông tin mạng tại Bộ Tư pháp, chiều 30/11, Cục Công nghệ thông tin (Bộ Tư pháp) tổ chức Lễ ra mắt Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng và tổ chức diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng năm 2022.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Ngày 21/3, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 07/CT-TTg về việc tăng cường công tác truyền thông chính sách. Chỉ thị nêu rõ, truyền thông chính sách là một nhiệm vụ, một chức năng quan trọng của cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Báo chí và các loại hình truyền thông khác là kênh thông tin, là phương thức cơ bản, quan trọng để thực hiện việc truyền thông chính sách.
13:00 | 23/03/2023
Chiều ngày 16/3/2023, tại Hà Nội, Ban Cơ yếu Chính phủ và Bộ Ngoại giao đã ký Kế hoạch hợp tác triển khai công tác bảo mật và bảo đảm an toàn thông tin cho Bộ Ngoại giao giai đoạn 2023 - 2025. Tham dự Lễ ký kết có đồng chí Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng. Phía Ban Cơ yếu Chính phủ có đồng chí Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban; các đồng chí Phó Trưởng ban: Nguyễn Đăng Lực, Nguyễn Hữu Hùng; cùng đại diện lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị của Ban Cơ yếu Chính phủ và Bộ Ngoại giao.
15:00 | 18/03/2023