Trong một thông báo đưa ra hôm 13/8/2021, Facebook tuyên bố, nội dung tin nhắn và các cuộc gọi thông qua ứng dụng Messenger đều được mã hóa đầu cuối ngay tại thời điểm nội dung được chuyển đi từ thiết bị của người gửi cho đến thời điểm nội dung này đến được thiết bị của người nhận. Với việc mã hóa như vậy, nội dung của tin nhắn hay cuộc gọi sẽ không thể bị đọc trộm hay nghe lén bởi bên thứ ba, kể cả đó là Facebook.
Facebook cho biết thêm, việc mã hóa các tin nhắn văn bản đã được thiết lập ở dạng tùy chọn từ năm 2016. Tuy nhiên, trong bối cảnh, lưu lượng người dùng ứng dụng liên lạc Messenger để gọi điện và nhắn tin gia tăng nhanh chóng, ước tính có khoảng 150 triệu cuộc gọi video mỗi ngày như hiện nay, Facebook khẳng định, bản cập nhật mới với các cuộc gọi có hình ảnh hoặc không hình ảnh đều được mã hóa sẽ góp phần tăng cường bảo mật thông tin và tính riêng tư cho người sử dụng.
Đầu tháng 8/2021, Facebook đã khóa tài khoản của các nhà nghiên cứu thuộc Dự án theo dõi quảng cáo thuộc Đại học New York với lý do lo ngại về quyền riêng tư. Facebook tuyên bố, việc khóa tài khoản nhằm ngăn chặn thu thập và trích xuất dữ liệu trái phép.
Các nhà nghiên cứu thì phản đối mạnh mẽ hành động của Facebook và cho rằng, động thái này gây cản trở việc tiếp cận nhằm xác định các thông tin sai lệch trong quảng cáo chính trị. Tuy nhiên, Facebook đáp trả rằng, việc khóa tài khoản phù hợp thỏa thuận đạt được với các nhà chức trách Mỹ về bảo vệ quyền riêng tư của người dùng năm 2019, sau vụ bê bối Cambridge Analytica, khi dữ liệu của hàng triệu người dùng Facebook bị thu thập nhằm mục đích quảng cáo chính trị.
Cục Điều tra liên bang (FBI) Mỹ cảnh báo, việc “mã hóa đầu - cuối” các tin nhắn giữa người gửi và người nhận tuy góp phần bảo đảm tính riêng tư, song vô tình lại bảo vệ cho việc liên lạc của tội phạm và các phần tử khủng bố, gây cản trở các cuộc điều tra của lực lượng chức năng.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn hoành hành, nhu cầu sử dụng các nền tảng trực tuyến để liên lạc tăng cao. Do đó, trách nhiệm của các hãng công nghệ ngày càng nặng nề trong việc vừa bảo vệ quyền riêng tư của người dùng, vừa nỗ lực chống lại các thông tin sai lệch, cổ xúy lan truyền bạo lực.
Tuệ Minh
09:00 | 16/07/2021
10:00 | 05/10/2022
16:00 | 23/06/2021
08:00 | 01/02/2023
08:00 | 05/04/2021
09:00 | 23/11/2021
16:34 | 24/05/2012
15:00 | 22/04/2021
15:00 | 06/05/2022
15:00 | 10/01/2025
Sáng ngày 10/01, tại Hà Nội, Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Trung tướng Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chủ trì Hội nghị.
15:00 | 19/12/2024
Cơ quan An ninh thông tin Liên bang Đức (BSI) đã phá vỡ hoạt động của phần mềm độc hại BadBox được cài đặt trong hơn 30.000 thiết bị IoT Android tại nước này.
10:00 | 26/11/2024
Bộ Công An cảnh báo xuất hiện thủ đoạn lừa đảo nguy hiểm mới nhắm vào người dùng Telegram. Trong đó, kẻ gian sẽ chiếm đoạt tài khoản của người dùng và dùng nó để thực hiện các hành vi lừa đảo.
10:00 | 25/11/2024
Ngày 21/11, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (trực tiếp là Câu lạc bộ Bảo vệ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng) phối hợp với Cục An Toàn thông tin, Bộ TT&TT tổ chức hội thảo “Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng” dưới sự bảo trợ của Bộ TT&TT.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Sáng ngày 06/01, Đảng ủy Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức Hội nghị ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025. Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo Hội nghị. Thiếu tướng Nguyễn Đăng Lực, Bí thư Đảng ủy, Phó Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì Hội nghị.
13:00 | 06/01/2025
Ngày 07/01, tại Hà Nội, Cục Viễn thông và Cơ yếu Bộ Công an tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2025 và triển khai chương trình công tác viễn thông, cơ yếu năm 2025. Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an và Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo Hội nghị.
09:00 | 08/01/2025