Lý do được các chuyên gia bảo mật đưa ra đó là, các ứng dụng này sẽ được cung cấp dưới dạng “miễn phí” trên kho ứng dụng App Store, tuy nhiên, trên thực tế, các ứng dụng này chỉ cho phép dùng thử trong thời gian từ 3 đến 7 ngày và sau khoảng thời gian dùng thử đó, các ứng dụng sẽ tự động thu phí của người dùng với mức phí cao một cách bất thường.
Một vài ứng dụng sẽ thu phí 9 USD/tuần hoặc 30 USD/tháng, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các ứng dụng sẽ thu phí người dùng theo năm với mức phí lên đến 360 USD hoặc 468 USD.
Khi người dùng hiểu lầm rằng các ứng dụng này là miễn phí và cài đặt lên thiết bị của mình, trong lần đầu tiên sử dụng, ứng dụng sẽ thông báo về thời gian dùng thử miễn phí và sau đó yêu cầu người dùng điền thông tin thẻ tín dụng để thanh toán hoặc yêu cầu người dùng đăng ký để kích hoạt các tính năng cao cấp hơn. Trong một vài trường hợp, người dùng sẽ khai báo thông tin mà không đọc kỹ các điều khoản và ứng dụng sẽ tự động thu phí sau khi kết thúc thời gian dùng thử, với một mức phí rất cao.
Dưới đây là danh sách 32 ứng dụng iOS mà người dùng nên gỡ bỏ khỏi thiết bị của mình ngay lập tức: Seer App: Face, Horoscope, Palm; Selfie Art – Photo Editor; Palmistry Decoder; Lucky Life – Future Seer; Life Palmistry – AI Palm & Tag; Picsjoy-Cartoon Effect Editor; Aging seer – Faceapp, Horoscope; Face Aging Scan-AI Age Camera; Face Reader – Horoscope Secret; Horoscope Secret; CIAO – Live Video Chat; Astro Time & Daily Horoscope; Video Recorder / Reaction; Crazy Helium Funny Face Editor; Banuba: Face Filters & Effects; QR Code Reader – Scanner; QR Code Reader & Barcode PRO; Max Volume Booster; Face Reading – Horoscope 2020; Forecast Master 2019; mSpy Lite Phone Family Tracker; Fortunescope: Palm Reader 2019; Zodiac Master Plus – Palm Scan; WonderKey-Cartoon Avatar Maker; Avatar Creator – Cartoon Emoji; iMoji – Cartoon Avatar Emojis; Life Insight - Palm & Animal Face; Curiosity Lab-Fun Encyclopedia; Quick Art: 1-Tap Photo Editor; Astroline astrology, horoscope; Celeb Twin - Who you look like; My Replica - Celebrity Like Me.
Các chuyên gia của Sophos cũng nhấn mạnh rằng, việc gỡ bỏ ứng dụng ra khỏi thiết bị không đồng nghĩa với việc hủy bỏ đăng ký với ứng dụng đó, người dùng vẫn có thể bị mất phí mua ứng dụng sau khi đã gỡ bỏ. Nếu đã từng cài đặt một trong các ứng dụng này lên thiết bị của mình, ngoài việc gỡ bỏ chúng, người dùng cần phải hủy đăng ký sử dụng các ứng dụng này. Để làm điều này, người dùng iOS truy cập vào mục cài đặt trên thiết bị, nhấn vào mục “Apple ID” ở trên cùng, sau đó chọn “Subscriptions” từ giao diện hiện ra.
Tại đây, người dùng có thể quản lý việc thanh toán cho các ứng dụng đã cài đặt trên thiết bị bằng việc chọn “Cancel Subscription” cho một trong các ứng dụng ở danh sách kể trên hoặc hủy bỏ thanh toán cho bất kỳ ứng dụng khả nghi nào mà người dùng không sử dụng đến trên thiết bị. Trong trường hợp không tìm thấy một trong các ứng dụng ở trên trong danh sách này có nghĩa là thanh toán đã được hủy bỏ từ trước và không được gia hạn thêm.
Các chuyên gia bảo mật cũng khuyên người dùng nên đọc kỹ đánh giá về ứng dụng trên App Store (với iOS) hoặc Google Play Store (với Android) trước khi quyết định cài đặt một ứng dụng nào đó ít được biết đến. Ngoài ra, người dùng cũng nên đọc kỹ các điều khoản trước khi quyết định khai báo thông tin thẻ tín dụng và đăng ký để sử dụng các ứng dụng ít tên tuổi.
Bích Thủy
10:00 | 16/01/2020
09:00 | 28/10/2020
11:00 | 07/05/2021
11:00 | 08/03/2018
10:00 | 02/10/2024
Sự kiện Security Bootcamp 2024 với chủ đề nhân tính (Humanity) nhằm thực hiện sứ mệnh truyền thông về việc cần thiết phải thường xuyên nâng cao trách nhiệm xã hội, cộng đồng trong bảo vệ an toàn thông tin, an ninh mạng.
15:00 | 01/10/2024
Không chỉ bị thu hồi tên định danh, hai doanh nghiệp còn phải nộp phạt 250 triệu đồng vì hành vi phát tán tin nhắn rác, cuộc gọi rác. Hiện, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đang đẩy mạnh xử lý vi phạm nhằm đảm bảo môi trường viễn thông lành mạnh.
10:00 | 26/09/2024
“Các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp khó khăn rất lớn trong việc sắp xếp ngân sách để đầu tư vào công nghệ, cũng như không có đủ đội ngũ nhân viên được đào tạo về Blockchain và AI để vận hành hiệu quả”, ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam, Viện trưởng Viện ABAII nhấn mạnh.
09:00 | 17/09/2024
Cục An toàn thông tin khuyến nghị, các cơ quan, tổ chức cần kiểm tra, rà soát hệ thống thông tin đang sử dụng có khả năng bị ảnh hưởng bởi chiến dịch tấn công mạng.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Sau những trận lũ lụt, lở đất ở miền Bắc gần đây, đã có nhiều báo cáo về những kẻ lừa đảo đóng giả là các tổ chức từ thiện hoặc cơ quan chính phủ.
16:00 | 04/10/2024
Ngày 19/9/2024, tại Hà Nội, Chi hội Nhà báo Tạp chí An toàn thông tin đã tổ chức thành công Đại hội Chi hội nhiệm kỳ 2024 - 2027.
07:00 | 20/09/2024