Snap có trụ sở tại Santa Monica, California là công ty tiên phong trong lĩnh vực thực tế tăng cường (AR), giúp phủ các hiệu ứng máy tính lên ảnh hoặc video về thế giới thực. Mặc dù công ty này vẫn nhỏ hơn nhiều so với các công ty đối thủ như Meta, nhưng công ty đã đánh cược rằng việc tạo ra các hiệu ứng đặc biệt tiên tiến và độc đáo sẽ thu hút người dùng và nhà quảng cáo mới đến với Snapchat.
Công ty cho biết các nhà phát triển AR hiện có thể tạo ra các ống kính hỗ trợ bởi AI và người dùng Snapchat sẽ có thể sử dụng chúng trong nội dung của họ.
Ông Bobby Murphy, giám đốc công nghệ của Snap, cho biết Lens Studio nâng cao sẽ giảm thời gian tạo hiệu ứng AR từ hàng tuần xuống còn hàng giờ và tạo ra những tác phẩm phức tạp hơn.
Murphy cho biết trong một cuộc phỏng vấn: “Điều thú vị đối với chúng tôi là những công cụ này vừa mở rộng không gian sáng tạo mà mọi người có thể làm việc, vừa dễ sử dụng, vì vậy những người mới dùng cũng có thể tạo một tác phẩm độc đáo rất nhanh chóng”.
Lens Studio hiện bao gồm một bộ công cụ AI tổng hợp mới, chẳng hạn như trợ lý AI có thể trả lời các câu hỏi nếu nhà phát triển cần trợ giúp. Một công cụ khác sẽ cho phép các nghệ sĩ nhập lời nhắc và tự động tạo hình ảnh ba chiều mà họ có thể sử dụng cho ống kính AR của mình, loại bỏ nhu cầu phát triển mô hình 3D từ đầu.
Các phiên bản trước của công nghệ AR chỉ có khả năng thực hiện các hiệu ứng đơn giản, như đội mũ lên đầu một người trong video. Murphy cho biết những tiến bộ của Snap giờ đây sẽ cho phép các nhà phát triển AR tạo ra các ống kính chân thực hơn, chẳng hạn như để chiếc mũ di chuyển liền mạch cùng với đầu của một người và khớp với ánh sáng trong video. Snap cũng có kế hoạch tạo ra các trải nghiệm AR toàn thân, thay vì chỉ khuôn mặt, chẳng hạn như tạo ra một bộ trang phục mới, chứ không chỉ một chiếc mũ như trước.
Quốc An
09:00 | 10/01/2024
10:00 | 10/11/2023
09:00 | 01/08/2023
15:00 | 27/12/2024
Mới đây, Fortinet đã đưa ra dự báo về các mối đe dọa mạng năm 2025, đánh giá toàn diện về sự phát triển của các phương pháp tấn công truyền thống, các xu hướng mới nổi định hình tương lai của tội phạm mạng và đưa ra khuyến nghị hành động cho các tổ chức nhằm tăng cường khả năng bảo vệ và phục hồi.
08:00 | 20/12/2024
Năm 2024, lừa đảo trực tuyến tiếp tục hoành hành, cứ 220 người dùng điện thoại thông minh thì có 1 người trở thành nạn nhân của lừa đảo; thiệt hại ước tính do lừa đảo trực tuyến gây ra trong năm 2024 lên đến 18.900 tỷ VNĐ. Đây là các nội dung nổi bật từ báo cáo nghiên cứu, khảo sát an ninh mạng 2024 do Ban Công nghệ, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia thực hiện vào tháng 12/2024.
15:00 | 19/12/2024
Cơ quan An ninh thông tin Liên bang Đức (BSI) đã phá vỡ hoạt động của phần mềm độc hại BadBox được cài đặt trong hơn 30.000 thiết bị IoT Android tại nước này.
10:00 | 21/11/2024
Mới đây, công ty an ninh mạng LastPass tại Mỹ đã đưa ra cảnh báo đến người dùng về thủ đoạn lừa đảo giả mạo bộ phận hỗ trợ khách hàng, dụ dỗ người dùng tải về ứng dụng có chứa mã độc nhằm tấn công thiết bị, chiếm đoạt thông tin nhạy cảm. Trước thực trạng lừa đảo này, Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông đã đưa ra khuyến cáo để bảo vệ người dùng.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Vụ bắt cóc các diễn viên Trung Quốc tại biên giới Thái Lan - Myanmar xảy ra gần đây là hồi chuông cảnh tỉnh về mức độ nguy hiểm của các hoạt động lừa đảo trực tuyến, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tình cảm, dụ dỗ sang nước ngoài làm việc.
09:00 | 24/01/2025
Ngày 07/01, tại Hà Nội, Cục Viễn thông và Cơ yếu Bộ Công an tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2025 và triển khai chương trình công tác viễn thông, cơ yếu năm 2025. Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an và Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo Hội nghị.
09:00 | 08/01/2025