THỰC TIỄN BẢO MẬT CỦA SỰ HỘI TỤ
Bảo vệ các hệ thống khi kết nối Internet
Các công nghệ mới và thiết bị IoT (Internet of Things) cho phép cơ sở hạ tầng OT kết nối với IT, nhận dữ liệu và điều khiển từ các thiết bị được kết nối Internet. Mặc dù tiến bộ công nghệ này tạo ra những cơ hội tuyệt vời, chẳng hạn như kiểm soát quy trình được đơn giản hóa, khả năng hiển thị theo thời gian thực và giảm thời gian ngừng hoạt động ngoài kế hoạch, nhưng việc kết nối các thiết bị OT với Internet khiến chúng dễ bị tấn công bởi các mối đe dọa tiềm ẩn. Đây cũng chính là thách thức liên quan đến rủi ro kết nối và để hạn chế được điều này, các doanh nghiệp cần phải bảo vệ nghiêm ngặt hệ thống điều khiển công nghiệp (ICS - một loại OT và bao gồm bất kỳ hệ thống nào được sử dụng để giám sát hoặc kiểm soát các quy trình công nghiệp) và mạng SCADA (quản lý các ICS, hệ thống này có thể cung cấp giao diện người dùng đồ họa) của họ.
Trước khi tích hợp IT vào bất kỳ hệ thống OT nào, điều quan trọng là doanh nghiệp cần phải triển khai các giao thức bảo mật mạng phù hợp. Ví dụ, nhà cung cấp dịch vụ bảo mật có quản lý - MSSP (Managed Security Service Provider) hỗ trợ cho các kỹ thuật viên kiểm tra kỹ lưỡng các hệ thống hiện tại của mình và giúp doanh nghiệp đảm bảo rằng việc thêm IT vào hệ thống ICS hoặc thiết bị OT khác sẽ không ảnh hưởng đến an ninh mạng trong nội bộ doanh nghiệp đó.
Phát triển một chiến lược bảo mật mạnh mẽ
Mục tiêu chung mà cả IT và OT đều hướng đến là phát triển một chiến lược bảo mật mạnh mẽ. Các nhóm IT và OT trong doanh nghiệp nên tìm ra giải pháp chung để giảm thiểu hoặc loại bỏ các yếu tố rủi ro của sự hội tụ IT/OT. Khi các giải pháp bảo mật IT và OT hoạt động cùng nhau, doanh nghiệp có thể kiểm soát và có chiến lược bảo mật phù hợp để giảm thiểu các mối đe dọa trực tuyến mới. Thực tiễn tốt nhất để thực hiện các biện pháp bảo mật nhằm đạt được sự hội tụ hiệu quả giữa IT và OT bao gồm:
- Quản lý, theo dõi tài sản, mức độ rủi ro của thiết bị.
- Cập nhật quy trình và cập nhật bản vá lỗi bảo mật để giải quyết các lỗ hổng.
- Thực hiện đánh giá rủi ro thường xuyên trên toàn tổ chức để xác định các điểm yếu, lỗ hổng có thể xảy ra.
- Triển khai các biện pháp kiểm soát bảo mật trên các thành phần, các điểm ra/vào mạng.
- Phát hiện mối đe dọa, kết hợp các quy tắc dựa trên chính sách với các bất thường về hành vi.
- Mở rộng chính sách bảo mật và đào tạo người dùng cuối trên cả môi trường IT và OT khi các hệ thống được kết nối với nhau.
- Đảm bảo doanh nghiệp nắm rõ công nghệ và các mối đe dọa liên quan trên môi trường IT và OT.
- Đảm bảo chiến lược, tầm nhìn và việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm sự an toàn, độ tin cậy và bảo mật cho các thiết bị là một phần IoT.
- Kiểm soát cấu hình để giám sát tất cả các thay đổi.
Đào tạo nhân viên
Các thành viên nhóm IT và OT nên đào tạo để hiểu rõ cách thức làm việc của nhau. Việc đào tạo nên đề cập đến khuôn khổ, quy trình và trách nhiệm mới của doanh nghiệp. Quá trình đào tạo nên tập trung vào cả nhiệm vụ và lý do đằng sau chúng. Đảm bảo sự ủng hộ rộng rãi là rất quan trọng để các hoạt động diễn ra suôn sẻ, vì vậy các nhà lãnh đạo nên yêu cầu phản hồi từ nhân viên và giải quyết vấn đề đó. Đào tạo cũng nên liên quan đến vấn đề tuyển dụng IT và OT cũng như tuân thủ chặt chẽ các quy định. Ngoài ra, các chứng chỉ hội tụ IT/OT có thể giúp các doanh nghiệp quản lý sự hội tụ hiệu quả hơn.
Giải quyết sự chồng chéo
Doanh nghiệp nên chú trọng giải quyết sự chồng chéo giữa các nhóm IT và OT vì điều này là đặc biệt quan trọng trong bảo mật và quản lý hệ thống. Các bộ phận IT và OT thường có sự khác biệt về văn hóa cũng như được trang bị các kỹ năng khác nhau. Nhiều người làm việc trong bộ phận IT cho rằng bộ phận OT không nắm rõ các phương pháp IT tốt nhất, trong khi đó, người làm trong bộ phận OT có xu hướng tin rằng bộ phận IT không hiểu kỹ thuật thực tế, thiếu kiến thức và kinh nghiệm về các giải pháp OT thời gian thực - điểm mạnh của bộ phận OT. Bộ phận OT có khả năng hỗ trợ các hệ thống quan trọng yêu cầu tính toàn vẹn và tính khả dụng và hiểu cách hỗ trợ nhân viên vận hành.
Để bắt đầu, doanh nghiệp có thể xử lý dữ liệu IT và OT được thu thập trong các báo cáo của mình, tối ưu hóa dữ liệu này để thu được thông tin chi tiết hữu ích cho hoạt động hàng ngày. Bằng cách xác định và giải quyết vấn đề về tối ưu hóa, doanh nghiệp có thể thúc đẩy giá trị của sự hội tụ IT/OT.
Sử dụng các công cụ thích hợp
Các công cụ được sử dụng phải bao gồm cấu hình, bảo mật, quản lý và theo dõi. Các nhóm IT và OT có thể làm việc cùng nhau để xác định nên sử dụng công cụ nào để đảm bảo mức độ kiểm soát và khả năng hiển thị phù hợp liên quan đến tài sản IT/OT. Sau khi doanh nghiệp triển khai lớp dữ liệu đáng tin cậy tiếp theo nên thêm các trình điều khiển như: cảnh báo, trực quan hóa và phân tích, điều này có thể giúp doanh nghiệp có thể phát hiện và khắc phục sự cố một cách nhanh chóng.
Tích hợp giải pháp IT/OT vào quản lý công việc và tài sản do OT quản lý để các chuyên gia IT của doanh nghiệp có thể tối ưu hóa các biện pháp can thiệp và quy trình công việc. Bằng cách đó, doanh nghiệp có thể cập nhật thông tin cho các chuyên gia và giám sát việc áp dụng giải pháp IT/ OT của mình. IT và OT đều có thể là động lực hiệu quả cho những điều chỉnh trong hành vi và văn hóa mà các doanh nghiệp đang hướng tới, đồng thời tạo ra tư duy chủ động, dựa trên dữ liệu trong đội ngũ nhân viên vận hành của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Việc tích hợp dữ liệu hoạt động và kinh doanh của một doanh nghiệp được thực hiện tốt là rất quan trọng đối với sự thành công của quá trình chuyển đổi kỹ thuật số. Sự kết nối giữa các hệ thống IT và OT sẽ giúp các doanh nghiệp tự động hóa các quy trình, giảm thiểu chi phí cũng như khả năng vận hành được cải thiện hơn, nhưng đồng thời nó cũng phải đối mặt với nhiều mối đe dọa an ninh mạng. Trên thực tế, IT và OT hoạt động khác nhau, có các mục tiêu và mức độ rủi ro cũng khác nhau. Do vậy, doanh nghiệp cần phải có những cách tiếp cận cụ thể đối với từng thách thức của sự hội tụ, sắp xếp các tiêu chuẩn, chính sách, công cụ, quy trình để phù hợp với những thay đổi nhằm đáp ứng sự hội tụ IT/OT.
Hoàng Thu Phương (Viện Khoa học - Công nghệ mật mã)
12:00 | 14/08/2023
15:00 | 04/08/2023
14:00 | 16/06/2022
10:00 | 21/03/2025
SoftBank có kế hoạch chuyển đổi một nhà máy sản xuất tấm nền LCD Sharp trước đây tại Nhật Bản thành một trung tâm dữ liệu để vận hành các tác nhân trí tuệ nhân tạo được phát triển với sự hợp tác của OpenAI, “cha đẻ” của ChatGPT.
15:00 | 04/03/2025
Dữ liệu mới nhất từ Kaspersky cho thấy, trong năm 2024, đã có 86.233.675 sự cố liên quan đến mối đe dọa bảo mật từ thiết bị nội bộ được phát hiện tại Việt Nam, gây ảnh hưởng đến 52,1% người dùng. Con số này được cho là đã cải thiện hơn nhiều so với tổng số 114.802.178 sự cố được phát hiện vào năm 2023.
16:00 | 28/01/2025
Các nhà nghiên cứu tại công ty an ninh mạng Mandiant (Mỹ) của Google đã tìm được mối liên kết giữa việc khai thác lỗ hổng zero-day mới được vá của Ivanti VPN với các tin tặc Trung Quốc.
10:00 | 17/01/2025
Ngày 07/01/2025, Nhà Trắng đã công bố ra mắt US Cyber Trust Mark, một nhãn an toàn mạng mới dành cho các thiết bị tiêu dùng được kết nối Internet.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng không ngừng nỗ lực cải thiện quy trình sản xuất nhằm bảo vệ môi trường và thúc đẩy an sinh xã hội. Với chiến lược sử dụng hợp lý tài nguyên và áp dụng công nghệ tiên tiến, công ty đã và đang thực hiện nhiều biện pháp thiết thực để giảm thiểu tác động đến môi trường.
10:00 | 21/03/2025
Đó là chủ đề của Khối thi đua 4 hệ Cơ yếu: Quân đội, Công an, Ngoại giao, Đảng - Chính quyền được phát động lại Lễ ký Giao ước thi đua năm 2025 diễn ra tại Hà Nội, ngày 7/3. Đồng chí Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đến dự và phát biểu tại Hội nghị.
12:00 | 08/03/2025