Từ hàng nghìn năm trước, con người đã lưu trữ thông tin bằng cách khắc lên đá, gỗ và những loại vật liệu có độ bền cao. Cùng với sự phát triển của công nghệ hiện đại, có nhiều cách lưu trữ khác nhau, đảm bảo dữ liệu an toàn trong một khoảng thời gian nhất định.
Với ổ đĩa HDD và SSD thông dụng, con số này là 5-10 năm. Băng từ có thể lưu vài thập kỷ, trong khi đĩa quang lưu trữ M-DISC tự giới thiệu khả năng lưu hàng trăm năm, thậm chí lên đến 1.000 năm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, độ bền của từng loại phương tiện lưu trữ còn phụ thuộc vào cách người dùng xử lý, bảo quản.
Tầm quan trọng của việc lưu trữ dữ liệu
Thông thường, đa số cho rằng những doanh nghiệp lớn, nhân vật quan trọng là đối tượng chính cần phải quan tâm, lo lắng về việc lưu trữ dữ liệu lâu dài. Tuy nhiên, kể cả người dùng cá nhân đôi khi cũng có thông tin cần thiết phải giữ gìn trong 10 năm hay 50 năm.
Để lưu trữ an toàn dữ liệu trong thời gian dài, người dùng cần chọn lựa hình thức phù hợp
ì nhiều lý do, người dùng cần phải lưu trữ dữ liệu lâu dài. Có thể đó là tài liệu, hồ sơ cũ muốn truyền lại cho các thế hệ sau hoặc lưu giữ hồ sơ tài chính và các giấy tờ cần thiết khác theo thủ tục pháp lý. Kể cả trường hợp muốn giữ gìn những kỉ niệm cá nhân, chẳng hạn ảnh, video, người dùng cũng cần tìm cách lưu trữ an toàn. Vậy chìa khóa để bảo quản dữ liệu lâu dài chính là tìm định dạng lưu trữ đáng tin cậy, tồn tại trong thời gian mong muốn. Người dùng có thể sử dụng phương pháp lưu trữ vật lý như giấy chất lượng cao, film được thiết kế đặc biệt hoặc sử dụng lưu trữ kỹ thuật số trên ổ đĩa cứng, dịch vụ đám mây.
Thách thức đối với lưu trữ kỹ thuật số
Nếu cân nhắc lựa chọn lưu trữ dữ liệu dưới dạng kỹ thuật số trong thời gian dài, người dùng nên hiểu rõ những thách thức phải đối mặt. Đầu tiên, phương tiện lưu trữ kỹ thuật số như ổ đĩa HDD, SSD có thể xuống cấp theo thời gian và cuối cùng sẽ bị hỏng. Điều đó yêu cầu người dùng phải tạo các bản sao mới trước khi thiết bị lưu trữ gặp lỗi.
HDD và SSD là 2 loại phương tiện lưu trữ thông dụng nhưng dễ bị xuống cấp theo thời gian
Thách thức khác cần xem xét là định dạng tập tin bị lỗi thời. Một số định dạng không tương thích với phần mềm mới khi công nghệ ngày càng tiến bộ. Như vậy, ngay cả khi phương tiện lưu trữ vẫn tồn tại, có thể không thiết bị nào đọc được nó hoặc các chi tiết về tập tin không còn đầy đủ.
Mặt khác, mỗi khi di chuyển dữ liệu hiện tại sang định dạng mới hơn để duy trì, dữ liệu có thể xuống cấp theo một cách nào đó mà không ai phát hiện ra cho đến khi có người cần sử dụng chúng. Với định dạng kỹ thuật số, tin tặc, phần mềm độc hại và thiên tai đều có thể đe dọa dữ liệu. Vì vậy, người dùng cần có biện pháp bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ thông tin của mình, giữ gìn thiết bị lưu trữ trong một môi trường vừa an toàn vừa ổn định lâu dài.
Những phương tiện lưu trữ dữ liệu dài hạn tốt nhất
Đĩa quang lưu trữ, chẳng hạn như M-DISC, được thiết kế chuyên dụng để lưu trữ dữ liệu lâu dài. Không giống như CD và DVD thông thường, phương tiện này sử dụng một lớp đặc biệt làm bằng vật liệu có khả năng chống lại sự xuống cấp theo thời gian, kể cả tia cực tím và độ ẩm. Theo tuyên bố của các nhà sản xuất, M-DISC có thể tồn tại tới 1.000 năm hoặc hơn. Hiện tại chưa thể kiểm chứng thực tế con số đó, nhưng thông tin xuất phát từ các thử nghiệm có cơ sở tin cậy.
Băng từ được dùng trong nhiều thập kỷ để lưu trữ dữ liệu lâu dài. Nó có độ bền cao, chịu được nhiệt độ và độ ẩm. Cách lưu trữ này cũng tương đối rẻ so với các tùy chọn khác. Thông thường, băng từ được lưu trữ trong kho lạnh với điều kiện nhiệt độ và độ ẩm ổn định có thể tồn tại 30 năm hoặc hơn, trong khi một số băng từ chất lượng cao độ bền có thể lên đến 50 năm. Tuy nhiên, băng từ cần thiết bị chuyên dụng để đọc và ghi dữ liệu. Do cấu tạo cơ học phức tạp, loại máy móc đó khó tồn tại lâu như yêu cầu lưu trữ của người dùng.
Bên trong một trung tâm dữ liệu sử dụng băng từ để lưu trữ
Ổ cứng cơ học (HDD) là thiết bị lưu trữ chính cho máy tính trong hàng chục năm qua. Chúng đáng tin cậy, nhanh và tương đối rẻ tuy nhiên HDD không được thiết kế để lưu trữ lâu dài. Tuổi thọ trung bình của HDD chỉ khoảng 3-5 năm. SSD nhanh hơn và đáng tin cậy hơn so với HDD, nhưng chúng đắt hơn và cũng không được thiết kế để lưu trữ lâu dài. Tuổi thọ trung bình của SSD là khoảng 5-10 năm.
Nếu sử dụng HDD hay SSD để lưu trữ trong thời gian dài, người dùng nên thường xuyên sao lưu dữ liệu và thay thế ổ đĩa vài năm một lần. Riêng SSD, nếu không được bật nguồn định kỳ, nó vẫn có thể bị mất dữ liệu do rò rỉ điện tích từ các ô nhớ.
Lựa chọn cuối cùng là lưu trữ đám mây, đặt trách nhiệm giữ an toàn cho dữ liệu vào công ty bên thứ 3 như Google hoặc Microsoft. Những doanh nghiệp này phải tuân thủ các tiêu chuẩn lưu trữ để đảm bảo dữ liệu an toàn. Tuy nhiên, đó không thực sự là một lựa chọn để lưu trữ lâu dài vì không có gì đảm bảo rằng họ vẫn tồn tại sau 20 hoặc 50 năm nữa.
Tuệ Minh
08:00 | 23/06/2022
11:00 | 22/08/2022
10:00 | 16/05/2021
13:00 | 13/09/2024
Wix.com, nền tảng xây dựng trang web nổi tiếng, đã chặn hoàn toàn người dùng tại Nga từ ngày 12/9/2024. Tất cả tài khoản, bao gồm cả tài khoản miễn phí và trả phí, sẽ bị xóa, khiến các trang web liên quan không thể truy cập được.
11:00 | 03/09/2024
Tổng công ty Bưu điện Việt Nam - Vietnam Post vừa đưa ra cảnh báo về các fanpage mạo danh Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU. Fanpage mạo danh đã đăng các cuộc thi giả mạo với giải thưởng hấp dẫn nhằm lừa đảo dẫn dụ học sinh, phụ huynh đăng ký để đánh cắp thông tin và tài sản.
18:00 | 29/08/2024
Chiều ngày 29/8, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo giới thiệu chương trình nghệ thuật “Vinh quang thầm lặng 2024” do Ban Cơ yếu Chính phủ chỉ đạo, Tạp chí An toàn thông tin phối hợp với OSCAR MEDIA tổ chức.
08:00 | 04/08/2024
Với mục tiêu đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ thắng lợi nhiệm vụ bảo đảm bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, chỉ đạo, chỉ huy của lực lượng vũ trang nhân dân trong mọi tình huống, ngày 04/8/1983, Trưởng ban Ban Cơ yếu Trung ương ký Quyết định về việc thành lập Trường Đào tạo nhân viên cơ yếu tại Thanh Hóa, trực thuộc Ban Cơ yếu Trung ương.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Việc xử lý các đơn vị quảng cáo sử dụng tên định danh được cấp để phát tán tin nhắn, cuộc gọi rác là biện pháp đang được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) thực hiện để bảo vệ người dùng dịch vụ viễn thông.
14:00 | 17/09/2024
Chương trình “Vinh quang thầm lặng 2024” do Ban Cơ yếu Chính phủ chỉ đạo, Tạp chí An toàn thông tin phối hợp với Oscar Media tổ chức đặc biệt chào mừng Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024) và Kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập ngành Cơ yếu Việt Nam (12/9/1945-12/9/2024). Chương trình diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội ngày 06/9/2024, phát sóng trực tiếp trên kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam, với sự tài trợ chính của Công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh VinFast.
10:00 | 10/09/2024