Các đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm
Tham dự Hội thảo có: PGS, TS. Nguyễn Long Giang, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin; GS, TS. Nguyễn Thanh Thủy, Chủ tịch CLB Khoa – Viện – Trường Công nghệ thông tin và Truyền thông (FISU); TS. Nguyễn Văn Căn, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kỹ thuật – Hậu Cần Công an nhân dân; ông Nguyễn Thế Hảo, Phó Tổng biên tập Tạp chí An toàn thông tin, Ban Cơ yếu Chính phủ cùng các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu đến từ các trường, viện nghiên cứu trên toàn quốc.
Về phía Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội có PGS, TS. Trần Đức Qúy, Hiệu trưởng, Trưởng ban chỉ đạo Hội thảo; PGS, TS. Phạm Văn Bổng, Phó Hiệu trưởng, TS. Nguyễn Văn Thiện, Phó Hiệu trưởng, Phó trưởng ban chỉ đạo Hội thảo; cùng các giảng viên và sinh viên nhà trường.
Năm nay, chủ đề chính của Hội thảo là “Sản xuất thông minh”. Có thể nói, đây là một xu thế đang diễn ra rất mạnh mẽ và sâu rộng tại các doanh nghiệp hiện nay, với trụ cột là các thành tựu của công nghệ thông tin và truyền thông, của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã làm thay đổi hiệu quả nền kinh tế, tăng năng xuất lao động, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, góp phần giúp nền kinh tế phát triển bền vững thông qua tiết kiệm nhiên liệu, nguyên liệu, chi phí nhân công và giải phóng sức lao động.
Phát biểu khải mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Văn Thiện, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội chia sẻ: “Kể từ Hội thảo lần thứ I được tổ chức tại Vĩnh Phúc do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đăng cai, đến nay Hội thảo đã trải qua 25 năm liên tục và là một trong những diễn đàn lớn nhất của giới Công nghệ thông tin Việt Nam, với hàng nghìn bài báo đã được công bố, chia sẻ. Chúng tôi hi vọng rằng, thông qua diễn đàn này sẽ giúp các nhà nghiên cứu, các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông có thể trao đổi cũng như chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. Đặc biệt, đây cũng là dịp để các nhà khoa học trẻ, nghiên cứu sinh, học viên cao học tham gia báo cáo trao đổi kết quả nghiên cứu và học tập của mình”.
TS. Nguyễn Văn Thiện, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội phát biểu tại Hội thảo
Đại diện Ban chương trình của Hội thảo, PGS, TS. Nguyễn Long Giang, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin cho biết: “Hội thảo quốc gia VNICT 2022 năm nay được tổ chức thành công ngoài sự nỗ lực của hai đơn vị đồng tổ chức và các đơn vị hỗ trợ còn có sự nhiệt tình tham gia gửi bài của hàng trăm tác giả trong cả nước, cũng như gần 200 lượt thầy cô và các chuyên gia đã dành thời gian đọc và cho ý kiến đánh giá về các bài gửi đăng Hội thảo”.
PGS, TS. Nguyễn Long Giang, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin phát biểu tại Hội thảo
Mở đầu Hội thảo là 02 báo cáo mời của PGS, TS. Bùi Thu Lâm, Học viện Kỹ thuật mật mã và TS. Võ Sỹ Nam, Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn VinBigData với 02 chủ đề lần lượt là “Trí tuệ nhân tạo và ứng dụng trong An toàn thông tin” và “Các nghiên cứu liên quan đến giải mã hệ gen và giới thiệu dự án 1000 Gen người của Viện VinBigDate”. Đây là những chủ đề đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, đã có rất nhiều câu hỏi cũng như những ý kiến khác nhau được đưa ra trao đổi về hai chủ đề này.
Bên cạnh đó, báo cáo tại các Tiểu ban của Hội thảo cũng thể hiện mọi hoạt động của cộng đồng công nghệ thông tin trong các hướng nghiên cứu cơ bản, triển khai ứng dụng, đào tạo và quản lý và được phân bổ theo các chủ đề chính bao gồm: Trí tuệ nhân tạo; Học máy; Xử lý ngôn ngữ tự nhiên; Tin-Sinh học; An toàn thông tin; Truyền thông và mạng máy tính;…
Năm nay, Hội thảo đã có gần 100 bản thảo gửi bề Ban chương trình. Sau khi gửi phản biện nghiêm túc, khoa học và khách quan đã có 49 bài báo được chấp nhận đăng trên Kỷ yếu của Hội thảo; 04 bài đăng trên Ấn phẩm Khoa học và Công nghệ trong lĩnh vực An toàn thông tin (Tạp chí An toàn thông tin - Ban Cơ yếu Chính phủ); 07 bài đăng trên chuyên san Các công trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông (Tạp chí Thông tin và Truyền thông – Bộ Thông tin và Truyền thông) cùng nhiều chuyên san tạp chí khoa học khác trên toàn quốc.
Tạp chí An toàn thông tin là đơn vị phối hợp và truyền thông cho Hội thảo trong 2 năm liên tiếp (2021, 2022) đã thực hiện kêu gọi bài viết cũng như tích cực truyền thông cho Hội thảo đến nhiều độc giả trên cả nước. Cùng với Ban tổ chức, Tạp chí đã lựa chọn những bài có chất lượng cao để đăng trên chuyên san được tính điểm của Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước (ấn phẩm Khoa học và Công nghệ trong lĩnh vực An toàn thông tin).
Với lịch sử tổ chức lâu đời và thường niên từ năm 1997, Hội thảo VNICT 2022 là một diễn đàn để những người làm công tác nghiên cứu, triển khai, giảng dạy và quản lý trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông trao đổi học thuật, chia sẻ kinh nghiệm cũng như ứng dụng và tìm kiếm sự hợp tác phát triển.
Hoàng Thắng
09:00 | 08/12/2022
10:00 | 03/03/2023
07:00 | 16/12/2022
09:00 | 03/10/2023
15:00 | 15/12/2022
10:00 | 25/11/2022
10:00 | 22/09/2022
15:02 | 21/11/2016
08:00 | 16/12/2021
12:00 | 25/10/2023
Năm nay là lần đầu tiên tất cả 10 nước thành viên ASEAN đều có đội sinh viên tham dự cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN. Hiện các đội thi đang gấp rút chuẩn bị cho Vòng Chung khảo sẽ được tổ chức vào ngày 28/10/2023.
15:00 | 16/10/2023
Hội thảo khoa học quốc tế Kỹ nghệ Tri thức và Hệ thống (KSE) lần thứ 15 sẽ được tổ chức từ ngày 18 đến ngày 20/10/2023 tại Học viện Kỹ thuật mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ. Hội thảo là dịp để các nhà khoa học trình bày và thảo luận các kết quả nghiên cứu, phát triển và ứng dụng mới nhất trong lĩnh vực Kỹ nghệ Tri thức và Hệ thống - lĩnh vực quan trọng của ngành Công nghệ thông tin và thúc đẩy sự hợp tác trong lĩnh vực này.
09:00 | 03/10/2023
Hội thảo quốc gia “Một số vấn đề chọn lọc của Công nghệ thông tin và Truyền thông” (VNICT) 2023 lần thứ XXVI với chủ đề “Các công nghệ nền tảng trong chuyển đổi số” sẽ diễn ra trong 2 ngày 5 - 6/10 tại Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân.
15:00 | 31/08/2023
Từ ngày 18 đến ngày 21/4/2023 tại Estonia, Trung tâm Hợp tác phòng thủ không gian mạng của NATO (CCDCE) đã tổ chức cuộc tập trận Locked Shields thường niên hàng năm, với sự tham gia của hơn 3.000 thành viên đến từ 38 quốc gia. Là cuộc tập trận phòng thủ mạng với quy mô lớn nhất thế giới, Locked Shields được tổ chức để kiểm tra và cải thiện khả năng sẵn sàng của các quốc gia thành viên và đối tác chống lại các cuộc tấn công mạng trên quy mô lớn.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Chiều ngày 16/11, tại Hà Nội, Thiếu tướng Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ và Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội Nguyễn Mạnh Hùng đồng chủ trì buổi Lễ Ký kết Quy chế phối hợp giữa Văn phòng Quốc hội và Ban Cơ yếu Chính phủ trong công tác bảo mật, an toàn thông tin của Văn phòng Quốc hội.
09:00 | 17/11/2023
Sáng ngày 23/11, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tuyên truyền chuyển đổi số và ra mắt Website thông tin chuyển đổi số của Ban Cơ yếu Chính phủ. Hội nghị nhằm mục tiêu tăng cường hiểu biết về lợi ích, vai trò và tầm quan trọng của chuyển đổi số ở phạm vi quốc gia và tại Ban Cơ yếu Chính phủ.
16:00 | 23/11/2023