Theo ZDnet, Singapore sẽ hướng đến mục tiêu tăng cường khả năng của mình trong lĩnh vực điện toán lượng tử với các sáng kiến mới nhằm phát triển các bộ công cụ và thiết bị lượng tử. Chính phủ Singapore nhấn mạnh sự cần thiết của việc bảo đảm sức mạnh của công nghệ mã hóa để đối đầu với các cuộc tấn công của tin tặc.
Ngày 31/5/2022, Chính phủ Singapore đã thông báo rằng, họ đã chi ra 23,5 triệu đô Sing để hỗ trợ 3 nền tảng quốc gia, được ứng dụng trong Chương trình Kĩ thuật Lượng tử (QEP) trong thời hạn 3,5 năm. Đề án này là một phần trong kế hoạch Nghiên cứu, Đổi mới và Doanh nghiệp 2020 (RIE2020) của Singapore.
Tính đến nay, 2 trong 3 nền tảng đã được công bố, bao gồm: Trung tâm Điện toán lượng tử Quốc gia - nơi sẽ tập hợp chuyên môn và nguồn lực từ Trung tâm Công nghệ lượng tử (CQT), các trường đại học trong nước, các tổ chức nghiên cứu để củng cố các bộ kĩ năng liên quan.
Các nhóm từ CQT, Đại học Công nghệ Nanyang, Đại học Quốc gia Singapore, Viên nghiên cứu về Điện toán hiệu năng cao (IHPC) của A*STAR và Trung tâm Siêu máy tính Quốc gia (NSCC) sẽ tìm cách xây dựng hợp tác quốc tế và đào tạo những tài năng trẻ để bù đắp cho sự thiếu hụt kỹ năng trong ngành công nghiệp mới này.
Nghiên cứu từ CQT và IHPC đồng thời sẽ phát triển phần cứng mà phần mềm trung gian của điện toán lượng tử, bao gồm các ứng dụng tiềm năng trong các lĩnh vực khác nhau như: tài chính, quản lý cung ứng và hóa học. NSCC có thể sẽ cung cấp sức mạnh của siêu máy tính cần thiết để phát triển và tối ưu thuật toán dùng trên những máy tính lượng tử.
Chương trình thứ 2 là Xưởng chế tạo bán dẫn Quốc gia (NQFF), đã được giới thiệu để hỗ trợ chế tạo các thiết bị lượng tử vi mô và nano trong các “phòng sạch” do các đối tác trong ngành vận hành. Được tổ chức tại Viện nghiên cứu và Kĩ thuật vật liệu của A*STAR, nền tảng này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các sản phẩm trong lĩnh vực tính toán lượng tử, giao tiếp và cảm biến.
Cùng với nhau, cả hai chương trình sẽ thúc đẩy tài năng trong nước và cho phép các nhà nghiên cứu khám phá cách điện toán lượng tử có thể hỗ trợ các ngành công nghiệp khác nhau cũng như phát triển các thiết bị lượng tử.
QEP cũng bao gồm một mạng an toàn lượng tử được công bố để giới thiệu “khả năng kết nối nhanh bằng tiền điện tử” và hỗ trợ thử nghiệm với các tổ chức công và tư. Được công bố trước đó vào tháng 2/2022, dự án này nhằm tăng cường an ninh cho các cơ sở hạ tầng quan trọng và đã thu hút được 15 đối tác trong buổi ra mắt, bao gồm Trung tâm Dữ liệu toàn cầu ST Telemedia, Cơ quan An ninh mạng và Dịch vụ Web của Amazon.
Trong buổi phát biểu công bố các sáng kiến, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Điều phối Chính sách Kinh tế của Singapore Heng Swee Keat cho biết: "Singapore cần phải cảnh giác trong bối cảnh các mối đe dọa ngày càng gia tăng. Các nỗ lực đã được thực hiện để luôn đi trước tin tặc đang liên tục tìm cách khai thác những lỗ hổng mới. Với bối cảnh không gian mạng phát triển nhanh chóng, công nghệ lượng tử có thể là một bước đi tiềm năng để thay đổi cuộc chơi".
Mã hóa mạnh là chìa khóa cho sự bảo mật của mạng kĩ thuật số. Tiêu chuẩn mã hóa hiện nay như AES 256, đã được bảo toàn vì chỉ có số ít những kĩ thuật tính toán có thể tấn công và bẻ gãy mã hóa này. Nhưng điều này có thể thay đổi với điện toán lượng tử.
Ông Heng cho biết: “Máy tính lượng tử có thể chạy nhanh gấp 150 triệu lần siêu máy tính nhanh nhất. Máy tính lượng tử có thể xử lí một vấn đề trong vài phút trong khi siêu máy tính cần đến 10.000 năm”.
Điều này nhấn mạnh sự quan trọng của nghiên cứu công nghệ lượng tử, ông Heng cho rằng: “Đầu tư vào điện toán và kĩ thuật lượng tử là một phần trong cách tiếp cận của Singapore trong việc cố gắng dự đoán và chủ động định hình tương lai mong muốn”.
Với việc số hóa phát triển mạnh mẽ đi cùng với những rủi ro ngày càng lớn trong không gian mạng, Singapore sẽ tiếp tục đầu tư để tránh khỏi và đi trước những mối đe dọa tiềm tàng.
Quốc Trung
14:00 | 04/03/2022
07:00 | 20/05/2022
10:00 | 20/07/2023
08:00 | 23/05/2022
09:00 | 04/07/2023
10:00 | 15/09/2023
Mới đây, Microsoft đưa ra thông báo, công ty sẽ chịu trách nhiệm pháp lý nếu người dùng bị kiện vì vi phạm bản quyền khi sử dụng dịch vụ AI Copilot của công ty.
10:00 | 14/09/2023
Theo thông tin tại cuộc họp báo tháng 9, Bộ TT&TT đưa ra yêu cầu các doanh nghiệp phải sử dụng tên định danh khi liên hệ với người dùng di động. Cơ quan công quyền như tòa án, công an, viện kiểm sát cũng phải dùng tên định danh khi gọi tới người dân.
22:00 | 31/08/2023
Trong 4 ngày từ 28 - 31/8/2023, Đoàn công tác của Ban Cơ yếu Chính phủ do đồng chí Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban đã đến thăm và làm việc với các Tỉnh ủy: Tiền Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu và Kiên Giang nhằm tăng cường sự phối hợp và đẩy mạnh việc triển khai các nhiệm vụ về lĩnh vực cơ yếu, bảo mật và an toàn thông tin.
10:00 | 28/08/2023
Trong khi các tổ chức/doanh nghiệp trên thế giới đang tìm cách tận dụng tốt nhất chatbot ChatGPT, các hãng bảo mật lại đưa ra cảnh báo nguy cơ rò rỉ tài sản sở hữu trí tuệ và chiến lược.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Chiều ngày 16/11, tại Hà Nội, Thiếu tướng Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ và Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội Nguyễn Mạnh Hùng đồng chủ trì buổi Lễ Ký kết Quy chế phối hợp giữa Văn phòng Quốc hội và Ban Cơ yếu Chính phủ trong công tác bảo mật, an toàn thông tin của Văn phòng Quốc hội.
09:00 | 17/11/2023
Sáng ngày 23/11, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tuyên truyền chuyển đổi số và ra mắt Website thông tin chuyển đổi số của Ban Cơ yếu Chính phủ. Hội nghị nhằm mục tiêu tăng cường hiểu biết về lợi ích, vai trò và tầm quan trọng của chuyển đổi số ở phạm vi quốc gia và tại Ban Cơ yếu Chính phủ.
16:00 | 23/11/2023