Thanh toán bằng thẻ là một trong những phương thức thanh toán phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay.
Phương thức thanh toán bằng thẻ hiện có 02 loại chính:
- Thẻ ghi nợ nội địa: Thẻ ghi nợ nội địa là loại thẻ có phạm vi sử dụng trong quốc gia phát hành. Thẻ được liên kết với tài khoản ngân hàng của người sử dụng. Người dùng cần nạp tiền vào tài khoản ngân hàng mới có thể sử dụng được thẻ.
- Thẻ tín dụng: Thẻ tín dụng là thẻ thanh toán trước trả tiền sau. Ngân hàng sẽ cấp một hạn mức tín dụng nhất định cho chủ thẻ chi tiêu theo yêu cầu. Sau đó, chủ thẻ phải hoàn trả số tiền đã sử dụng trong thời hạn thanh toán, nếu không sẽ bị tính lãi suất.
Séc trực tuyến hay séc điện tử là hình thức thanh toán hoá đơn cho phép người dùng thanh toán qua Internet thay vì dùng séc giấy. Sau khi ngân hàng kiểm tra tính hợp lệ của tờ séc sẽ tiến hành chuyển tiền cho người được thanh toán.
Toàn bộ quá trình thanh toán được thực hiện trực tuyến nên tiết kiệm thời gian, chi phí hơn so với séc bằng giấy. Các chuyên gia ước tính chi phí sử dụng séc điện tử chỉ bằng 1/3 so với chi phí sử dụng séc giấy.
Khi sử dụng phương thức thanh toán bằng ví điện tử, người dùng bắt buộc phải tạo và sở hữu tài khoản trên các ví điện tử như: Zalo Pay, Payoo, Viettel Pay, Momo,...
Về ưu điểm, phương thức thanh toán bằng ví điện tử giúp người dùng có thể dễ dàng chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng vào tài khoản ví điện tử hoặc cũng có thể nạp tiền vào ví bằng cách nộp tiền mặt để tiến hành giao dịch thanh toán. Tuy nhiên, nhược điểm là người dùng chỉ thực hiện thanh toán được trên các website chấp nhận ví điện tử này.
Hiện nay, chi phí đăng ký tài khoản, dịch vụ tại các ví điện tử ở Việt Nam đa phần được miễn phí, mức phí sử dụng cũng tương đối thấp. Do đó, đây là một trong những phương thức thanh toán khá phổ biến và dự báo sẽ tăng mạnh trong thời gian tới tại Việt Nam.
Khi điện thoại thông minh ngày càng trở nên phổ biến, thì phương thức thanh toán qua điện thoại di động cũng phát triển hơn rất nhiều.
Theo đó, người dùng có thể không cần mang theo tiền mặt vẫn có thể dễ dàng thanh toán khi đi mua sắm, sử dụng dịch vụ với một chiếc điện thoại có cài đặt thanh toán qua di động.
Hệ thống thanh toán qua điện thoại di động được xây dựng liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ gồm: Ngân hàng, nhà cung cấp viễn thông, hệ thống tiêu dùng và người tiêu dùng.
Hình thức thanh toán qua chuyển khoản ngân hàng được thực hiện thông qua ATM hoặc thông qua giao dịch trực tiếp trên máy tính, điện thoại.
Với phương thức thanh toán điện tử này, người mua chỉ cần chuyển tiền từ tài khoản của mình sang tài khoản của người bán để thanh toán ngay khi thực hiện giao dịch.
Cũng bởi tính dễ dàng, tiện lợi, có thể chuyển khoản thanh toán ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời điểm nào chỉ với một chiếc điện thoại di động hoặc máy tính có kết nối mạng nên phương thức thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng đã và đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Hơn thế, phương thức thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng hiện đã được pháp luật Việt Nam quy định là 1 trong 2 loại hình thức thanh toán được chấp nhận trên hóa đơn nói chung, hóa đơn điện tử nói riêng.
Cổng thanh toán điện tử là hệ thống phần mềm trung gian nhằm kết nối người mua, người bán với ngân hàng để hỗ trợ và thực hiện thanh toán hoá đơn.
Cổng thanh toán điện tử được các nhà cung cấp phát triển với tính năng bảo mật cao, an toàn, giúp cho việc thanh toán trên các trang thương mại điện tử được diễn ra nhanh chóng, tiện lợi.
Cơ chế hoạt động của cổng thanh toán gồm 3 bước:
Như Đức
09:00 | 08/07/2022
17:00 | 20/06/2022
09:00 | 08/06/2023
09:00 | 25/05/2022
15:00 | 22/03/2022
13:00 | 20/04/2022
10:00 | 24/12/2024
Ủy ban châu Âu đã vào cuộc điều tra TikTok với cáo buộc vi phạm luật Dịch vụ kỹ thuật số (DSA), có thể ảnh hưởng đến hoạt động của nền tảng này tại châu Âu.
10:00 | 19/11/2024
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho biết tình hình an ninh mạng tại Việt Nam đã được cải thiện đáng kể trong 10 tháng đầu năm nay, với số vụ tấn công mạng gây sự cố giảm 57,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, chỉ có 4.483 vụ tấn công được ghi nhận, cảnh báo và xử lý.
16:00 | 23/10/2024
Sáng ngày 22/10, hội nghị “Bảo vệ người dân, khách hàng trước thực trạng lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng” dưới sự chủ trì, điều phối của Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chính thức diễn ra tại thành phố Đà Nẵng.
20:00 | 21/10/2024
Chiều ngày 21/10, tại Hà Nội, Viện nghiên cứu 486 (Bộ Tư lệnh 86) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “An toàn thông tin trong chuyển đổi số, xu thế và công nghệ”. Hội thảo tập trung trao đổi, thảo luận về thực trạng, nhu cầu và các giải pháp công nghệ trong việc chuyển đổi số tại các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Quân đội; các vấn đề kỹ thuật, công nghệ trong triển khai chuyển đổi số gắn với an toàn thông tin, an ninh mạng hiện nay.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Sáng ngày 10/01, tại Hà Nội, Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Trung tướng Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chủ trì Hội nghị.
15:00 | 10/01/2025
Ngày 07/01, tại Hà Nội, Cục Viễn thông và Cơ yếu Bộ Công an tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2025 và triển khai chương trình công tác viễn thông, cơ yếu năm 2025. Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an và Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo Hội nghị.
09:00 | 08/01/2025