Theo thông tin từ Bộ TT&TT, trong những ngày gần đây, cơ quan này đã tập trung nhiều nguồn lực nhằm hoàn thiện các giải pháp, công cụ công nghệ để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp.
Cụ thể, thủ tục khai báo y tế trực tuyến đã được đơn giản hóa trong mọi hoàn cảnh, không để vì quy trình phức tạp, chưa thuận lợi mà người dân không hoàn thành việc khai báo y tế. Hệ thống công nghệ thông tin quản lý người nhập cảnh, người thuộc diện phải cách ly từ khi vào trong khu cách ly tập trung, bàn giao, đi đường, được chính quyền cơ sở tiếp nhận khi về đến nơi ở để tiếp tục theo dõi, giám sát y tế luôn được cập nhật dữ liệu theo thời gian thực.
Phần mềm Bluezone đang phát huy hiệu quả trong cuộc chiến Covid-19
Bên cạnh đó, Bộ TT&TT cũng phối hợp với các cơ quan có liên quan nhằm thiết lập hệ thống phân tích rủi ro dựa trên thông tin về các ca F0, F1, F2, F3… dữ liệu truy vết tại địa phương, khai báo y tế, hệ thống an toàn COVID-19… để phân tích rủi ro dịch bệnh, hỗ trợ truy vết, đặc biệt là cung cấp thông tin có tính định hướng cho Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp.
Đáng chú ý, Bộ TT&TT cũng đang trong giai đoạn hoàn thiện các phần mềm sử dụng trí tuệ nhân tạo có chức năng phát hiện sớm, cảnh báo, khoanh vùng, dập dịch cũng như phát hiện người vượt biên trái phép đang trong giai đoạn hoàn thiện và sẽ sớm được đưa vào ứng dụng rộng rãi trong thời gian tới.
Được biết, trong những ngày tới, Bộ TT&TT sẽ trang bị 1.000 camera giám sát các cơ sở cách ly tại chỗ, sẵn sàng cho tình huống nếu trong khu công nghiệp có nhiều người nhiễm, nhiều F1 không thể có đủ trung tâm cách ly tập trung theo quy định hiện hành thì có giải pháp vẫn cách ly tại chỗ được bằng hệ thống camera giám sát đến từng phòng, đảm bảo an toàn dịch bệnh.
Cũng theo Bộ TT&TT, các nền tảng công nghệ phục vụ phòng chống dịch Covid-19 được triển khai ở Hà Nội đã mang lại hiệu quả. Những ứng dụng này cho phép đồng bộ hóa, quản lý toàn bộ quá trình xét nghiệm bằng công nghệ thông tin, qua đó có thể đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm mà chưa cần trang bị thêm máy móc, sinh phẩm và cán bộ xét nghiệm.
Tuệ Minh
15:00 | 18/07/2018
14:00 | 07/06/2021
09:00 | 13/05/2020
14:00 | 11/02/2021
13:00 | 22/06/2021
14:00 | 30/07/2024
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã kiểm tra, ra soát không gian mạng phát hiện thêm 68 trang thông tin điện tử giả mạo thương hiệu của các cơ quan, tổ chức để lừa đảo người dùng.
16:00 | 26/07/2024
Ngày 9/7 vừa qua, Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) và Hiệp hội Ngân hàng Singapore (ABS) đã công bố một yêu cầu mới tác động đến tất cả các ngân hàng trong nước nhằm loại bỏ dần việc sử dụng mật khẩu một lần (OTP) trong vòng ba tháng tới.
10:00 | 07/07/2024
Bản tin podcast ngày hôm nay xin được điểm lại những dấu mốc quan trọng, tiêu biểu của ngành Cơ yếu Việt Nam liên quan đến ngày 07 tháng 7 mà Tạp chí An toàn thông tin điện tử tổng hợp. Xin kính mời quý vị và các bạn lắng nghe.
13:00 | 05/07/2024
Sáng 05/7, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2024 của ngành Cơ yếu Việt Nam. Thiếu tướng Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì Hội nghị.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Chương trình nghệ thuật “Vinh quang thầm lặng 2024” đã kết thúc, nhưng những xúc cảm vẫn còn lắng đọng trong tâm hồn khán giả.
10:00 | 10/09/2024
Chương trình “Vinh quang thầm lặng 2024” do Ban Cơ yếu Chính phủ chỉ đạo, Tạp chí An toàn thông tin phối hợp với Oscar Media tổ chức đặc biệt chào mừng Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024) và Kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập ngành Cơ yếu Việt Nam (12/9/1945-12/9/2024). Chương trình diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội ngày 06/9/2024, phát sóng trực tiếp trên kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam, với sự tài trợ chính của Công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh VinFast.
10:00 | 10/09/2024