Cách tiếp cận này có thể thay thế việc truy vết những người đã từng tiếp xúc với người bệnh hay người có nguy cơ nhiễm bệnh - một phương pháp đã giúp một số quốc gia châu Á kiểm soát sự bùng phát dịch trong cộng đồng. Ứng dụng này cũng có thể xây dựng khả năng miễn dịch cộng đồng nhanh hơn, từ đó có thể làm giảm sự ảnh hưởng của dịch bệnh.
Trong một bài đăng trên trang web của Viện Dữ liệu lớn, Đại học Oxford, Giáo sư Barshe Fraser cho biết, ứng dụng này có thể là giải pháp cho một trong những yếu tố nguy hiểm nhất của COVID-19, đó là những người không có triệu chứng vẫn có thể lây nhiễm virus cho người khác. Fraser là tác giả đề xuất ứng dụng này cùng với David Bonsall, Viện Dữ liệu lớn và Michael Parker, Trung tâm Đạo đức và Nhân văn, Đại học Oxford, Vương quốc Anh.
“Phân tích của chúng tôi cho thấy, gần một nửa số ca lây nhiễm virus xảy ra trong giai đoạn rất sớm của quá trình nhiễm, trước khi các triệu chứng xuất hiện. Vì vậy, chúng tôi cần một ứng dụng di động nhanh và hiệu quả để cảnh báo những người đã bị phơi nhiễm. Nếu bạn được chẩn đoán nhiễm virus, những người mà bạn mới tiếp xúc gần đây sẽ nhận được tin nhắn khuyên nên cách ly", Fraser cho hay.
Nhóm nghiên cứu đề xuất rằng, ứng dụng này là trung tâm thông tin cho tất cả các thông tin, dịch vụ y tế và hướng dẫn liên quan tới COVID-19. Người dùng có thể sử dụng ứng dụng để yêu cầu xét nghiệm nếu thấy các triệu chứng, yêu cầu vận chuyển thực phẩm nếu cần phải tự cách ly. Ứng dụng theo dõi những người mà một người dùng từng tiếp xúc. Do đó, nếu người dùng ứng dụng được kết luận dương tính với virus, thì kết quả sẽ được gửi trực tiếp đến máy chủ trung tâm và đề xuất biện pháp cách ly hoặc tránh tiếp xúc cho bản thân người đó và những người được biết là có thể từng tiếp xúc.
Trong cùng bài đăng trên blog, Bonsall cho biết, "không phải tất cả mọi người đều phải sử dụng ứng dụng này thì mới có thể hoạt động tốt, nhưng nhờ ý thức tốt của người dân thì mới có thể tạo ra cơ sở người dùng. Nếu với sự trợ giúp của ứng dụng, phần lớn các cá nhân tự cách ly thấy có các triệu chứng nhiễm virus và phần lớn những người từng liên hệ với họ có thể được theo dõi, thì chúng ta có cơ hội ngăn chặn dịch bệnh nhiều hơn. Nhưng để có thể hoạt động tốt, thì cách tiếp cận này cần được tích hợp vào một chương trình quốc gia chứ không phải do các nhà phát triển ứng dụng độc lập thực hiện.”
Cách tiếp cận của Trung Quốc đối với các ứng dụng theo dõi và dịch COVID-19
Trung Quốc đã sử dụng một ứng dụng để kiểm soát sự lây lan của virus và sự di chuyển của người dân. Tại đây, tất cả mọi người đều phải sử dụng ứng dụng nếu họ muốn ra ngoài và sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Ứng dụng theo dõi sự di chuyển của người đó và ghi lại trạng thái đối với dịch bệnh của người đó trong cơ sở dữ liệu trung tâm. Bên cạnh đó, ứng dụng cung cấp cho mỗi người dùng mã xanh lá cây, vàng hoặc đỏ để đặt giới hạn cho hành vi của một người: Di chuyển tự do, chỉ di chuyển cục bộ hoặc cách ly.
Ứng dụng Trung Quốc đã thu thập dữ liệu người dùng theo ba cách: Cảm biến tiệm cận giữa các điện thoại; Định vị cùng một nơi bằng GPS; Quét mã QR ở lối vào và lối ra của các địa điểm không có kết nối di động, chẳng hạn như các tòa nhà dưới lòng đất.
Nhóm nghiên cứu ở Anh muốn mọi người sử dụng một cách tự nguyện, trái ngược với các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đang được áp dụng ở Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu cho rằng phương pháp này sẽ được người dân ở các nước phương Tây dễ chấp nhận hơn.
Chuyển đổi số để theo dõi người tiếp xúc
Tại Trung Quốc, việc theo dõi người tiếp xúc cũng quan trọng như việc phong tỏa để kiểm soát sự lây lan của virus. Trong Báo cáo Khảo sát chung của WHO-Trung Quốc về dịch COVID-19, các công chức đã báo cáo rằng tại Vũ Hán, hơn 1.800 đội dịch tễ học, với tối thiểu năm người mỗi đội theo dõi hàng chục ngàn người tiếp xúc mỗi ngày. Đây là một công việc khó nhọc và tỉ mỉ.
Khi một người được xác nhận nhiễm virus, nhân viên y tế công cộng sẽ ghi lại các hoạt động và liên hệ của người đó, bao gồm các thành viên gia đình, đồng nghiệp, bạn bè và tổ chức y tế. Bước tiếp theo là liên hệ với tất cả những người đó và sàng lọc họ. Sau sàng lọc ban đầu, các công chức y tế công cộng theo dõi các liên hệ này để theo dõi các triệu chứng.
Tại Singapore, các nhà chức trách đã theo dõi 6.000 người, sử dụng kết hợp camera quan sát, điều tra của cảnh sát, trinh thám dò xét. Nhóm nghiên cứu của Anh cho rằng, ứng dụng này có thể thay thế việc theo vết thủ công trong cả tuần bằng tín hiệu tức thời được truyền đến và đi từ một máy chủ trung tâm.
Cách tạo dựng sự tin tưởng đối với ứng dụng
Các tác giả của ứng dụng đã đưa ra các khuyến nghị sau để giúp khuyến khích mọi người sử dụng ứng dụng này:
- Được giám sát của một ban cố vấn minh bạch.
- Công bố các nguyên tắc đạo đức cho ứng dụng.
- Đảm bảo công bằng đối với việc tiếp cận và xử lý.
- Sử dụng thuật toán minh bạch và có thể kiểm tra được.
- Thiết lập đánh giá và nghiên cứu để chuẩn bị cho sự bùng phát trong tương lai.
- Giám sát và bảo vệ việc sử dụng dữ liệu.
- Chia sẻ dữ liệu và tri thức với các quốc gia khác.
Đề xuất này được gọi là “Cách ngăn chặn COVID-19 đã được chứng minh bằng điện thoại thông minh ở Trung Quốc: Nền tảng khoa học và đạo đức để triển khai các phương pháp tương tự trong các thiết lập khác”. Viện Dữ liệu lớn phân tích các bộ dữ liệu lớn, phức tạp để tìm hiểu nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị bệnh. Các nhà nghiên cứu của Viện phát triển, thử nghiệm và triển khai các phương pháp để thu thập và phân tích thông tin cho các nghiên cứu lâm sàng lớn.
Công Thành (Theo TechRepublic)
16:00 | 23/03/2020
09:00 | 12/03/2020
09:00 | 23/03/2020
10:00 | 30/10/2024
Việc đăng nhập bằng Google hay Facebook tuy tiện lợi, giúp người dùng tiết kiệm thời gian khi không cần phải tạo tài khoản mới trên nhiều trang web, nhưng điều này cũng tiềm ẩn những rủi ro đáng lo ngại.
23:00 | 06/10/2024
Ngày 5/10, vòng sơ khảo cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2024 đã được tổ chức với hình thức trực tuyến, quy tụ gần 1.000 sinh viên đến từ các nước ASEAN.
12:00 | 03/10/2024
Trong 6 tháng đầu năm, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05, Bộ Công an) đã phát hiện và xử lý 20 sự cố tấn công mạng đặc biệt nghiêm trọng, nổi lên là hoạt động tấn công mã hoá dữ liệu, đòi tiền chuộc nhắm vào các tập đoàn, doanh nghiệp tài chính.
07:00 | 12/09/2024
Trong những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, có một lực lượng thầm lặng nhưng không kém phần quan trọng, đã góp phần bảo vệ độc lập, tự do và sự phát triển của đất nước, đó chính là lực lượng cơ yếu. Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của công tác bảo vệ bí mật quốc gia và trân trọng hơn những hy sinh thầm lặng của những người chiến sĩ cơ yếu, bản tin podcast ngày hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng lắng nghe về một ngành Cơ mật, đặc biệt.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Ngày 31/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020 - 2024 và chuẩn bị kỳ thi từ năm 2025. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng dự và chỉ đạo Hội nghị.
16:00 | 01/11/2024
Trong hai ngày 30, 31/10, tại Hà Nội, Cục Viễn thông và Cơ yếu Bộ Công an đã tổ chức Hội thi Kỹ thuật nghiệp vụ mật mã lực lượng Cơ yếu Công an nhân dân năm 2024, với sự tham gia của 136 tuyển thủ xuất sắc đại diện cho 68 cơ quan công an các đơn vị, địa phương trên toàn quốc thi đua, tranh tài.
07:00 | 01/11/2024