Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu khai trương Cổng Dịch vụ công quốc gia
Tham dự còn có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Phó Chủ tịch Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử; đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ; đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, địa phương; các đồng chí thành viên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử; Đại sứ một số nước, các tổ chức quốc tế; đại diện các doanh nghiệp trong nước và quốc tế...
Tham dự Lễ khai trương, phía Ban Cơ yếu Chính phủ có Thiếu tướng Nguyễn Nam Hải, Phó Trưởng ban; đại diện lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị thuộc Ban.
Phát biểu tại Lễ khai trương, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, đến nay, việc thiết lập Cổng Dịch vụ công quốc gia về cơ bản đã hoàn thành với các nội dung như sau: nâng cấp cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; cung cấp nền tảng đăng nhập một lần kết nối với Cổng Dịch vụ công cấp Bộ, tỉnh, thành phố; cung cấp nền tảng thanh toán trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến; nâng cấp hệ thống phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp.
Các giải pháp, chức năng, tính năng của Cổng Dịch vụ công quốc gia đã được các chuyên gia trong nước và quốc tế đánh giá đảm bảo chất lượng, phù hợp với các tiêu chuẩn theo thông lệ quốc tế. Tại thời điểm khai trương, 100% các Bộ, ngành, địa phương đã tham gia rà soát chuẩn hóa dữ liệu thủ tục hành chính.
Đến nay đã có 04 Bộ, ngành, 57 địa phương và 07 tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng đã kết nối để cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Cổng dịch vụ công quốc gia cung cấp các dịch vụ công và tiện ích bao gồm:
- 05 dịch vụ công thực hiện tại 63 tỉnh, thành phố: đổi giấy phép lái xe; thông báo hoạt động khuyến mãi; cấp lại thẻ bảo hiểm y tế do mất, hỏng; dịch vụ cấp điện hạ áp; dịch vụ cấp điện trung áp.
- 03 dịch vụ công thực hiện tại cấp Bộ: cấp giấy phép lái xe quốc tế, đăng ký khuyến mại, nhóm dịch vụ về cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
- 02 tiện ích: nộp thuế điện tử đối với doanh nghiệp, thanh toán tiền điện.
Đối với 04 địa phương, Cổng Dịch vụ công quốc gia tích hợp trong năm 2019 sẽ cung cấp thêm một số dịch vụ công cụ thể như sau:
- Tp. Hồ Chí Minh: đăng ký hộ kinh doanh, đăng ký thuế.
- Hà Nội: đăng ký khai sinh, xác nhận tình trạng hôn nhân.
- Quảng Ninh, Hải Phòng: đăng ký khai sinh.
Số lượng dịch vụ công này sẽ được tiếp tục tăng lên nhanh chóng trên cơ sở phối hợp chặt chẽ của Văn phòng Chính phủ với các Bộ, ngành, địa phương trong kết nối hệ thống và lựa chọn cung ứng dịch vụ công để thuận lợi nhất cho người dân và cho doanh nghiệp. Qua đánh giá quá trình vận hành thử nghiệm vừa qua, Cổng Dịch vụ công sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp.
Kiến trúc tổng thể của Hệ thống Dịch vụ công quốc gia được chia thành các hợp phần chính gồm: cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; dịch vụ công trực tuyến; hệ thống phản ánh kiến nghị; bộ câu hỏi/trả lời; hệ thống quản lý xác thực và định danh; nền tảng thanh toán; phân hệ theo dõi, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính, phân hệ quản lý dữ liệu người dùng; hệ thống chatbot.
Ngay sau khi khai trương, đại diện doanh nghiệp và công dân có mặt tại điểm cầu Hà Nội và các nhiều điểm cầu tại nhiều địa phương trên cả nước đã cùng thực hiện đăng ký các dịch vụ trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Các thao tác đã được thực hiện trực tiếp và được ghi lên màn hình để theo dõi tiến trình xử lý công việc.
Để thực hiện các thủ tục trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, mỗi doanh nghiệp hoặc công dân sẽ phải đăng ký tài khoản trên Cổng. Với các doanh nghiệp, có thể thực hiện đăng ký bởi USB ký số hoặc SIM ký số. Đối với công dân, cách thực hiện phổ biến nhất là qua số điện thoại di động chính chủ hoặc số thẻ bảo hiểm xã hội. Người dùng sẽ phải khai báo các thông tin cơ bản như họ tên, số chứng minh hoặc số căn cước công dân, ngày sinh. Ngay sau khi đăng ký, người dùng sẽ nhận được mã điện thoại OTP để xác nhận đã đăng ký thành công. Đây là hình thức bảo mật an toàn đối với người dùng trên Cổng.
Với tính bảo mật cao, các tổ chức, người dùng chỉ cần khai báo đăng nhập tài khoản một lần trên Cổng Dịch vụ công quốc gia là có thể thực hiện được nhiều thủ tục ở nhiều Bộ, ngành, địa phương khác nhau phi địa giới hành chính. Hệ thống cũng có thể tự động điền mẫu đơn, tờ khai và tái sử dụng giấy tờ đã có cho những lần đăng ký sau. Bên cạnh đó, trên hệ thống Cổng Dịch vụ công quốc gia, người dùng cũng có thể quản lý hồ sơ, xem lại những thủ tục mà mình đã thực hiện và theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ.
Phát biểu chỉ đạo tại Lễ khai trương, Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao vai trò chủ trì của Văn phòng Chính phủ và cá nhân đồng chí Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đã chủ động nỗ lực, quyết liệt thực hiện Cổng Dịch vụ công quốc gia. Đồng thời, Thủ tướng đánh giá cao vai trò của các Bộ, ban, ngành như Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Công thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ, Tập đoàn Điện lực, Tổng Công ty Bưu Điện Việt Nam; các địa phương Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh,... đã phối hợp chặt chẽ để cùng xây dựng, hoàn thiện, đưa dịch vụ công của Bộ, ban, ngành, địa phương thành Hệ thống Dịch vụ công quốc gia.
Thủ tướng biểu dương Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã tập trung nguồn lực xây dựng Cổng Dịch vụ công quốc gia theo hình thức doanh nghiệp tự đầu tư và cho thuê lại dịch vụ. Thủ tướng cũng trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ hợp tác quốc tế, các doanh nghiệp công nghệ thông tin, các chuyên gia trong nước và quốc tế đã tư vấn, nghiên cứu, xây dựng Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Thủ tướng khẳng định, việc triển khai Cổng Dịch vụ công quốc gia là dấu mốc quan trọng trong xây dựng Chính phủ điện tử, góp phần trực tiếp vào công cuộc cải cách hành chính, giảm nhũng nhiễu, tiêu cực trong quá trình tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính. Cổng Dịch vụ công quốc gia ra đời khẳng định quyết tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong đẩy mạnh việc xây dựng Chính phủ điện tử theo hướng thực chất và hiệu quả hơn.
Tại buổi Lễ khai trương, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và một số đại biểu đã thực hiện nghi thức khai trương Cổng Dịch vụ công quốc gia. Các đại biểu tham dự sau đó đã được trải nghiệm thực tiễn các tiện ích trên Cổng.
Thảo Uyên
09:00 | 08/06/2019
16:00 | 11/12/2019
16:00 | 02/03/2020
08:00 | 02/01/2020
08:00 | 27/11/2019
16:00 | 05/11/2019
15:00 | 23/09/2024
Ngày 12/9, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc đã công bố kế hoạch nhằm thúc đẩy phát triển Internet vạn vật (IoT) di động, hướng tới tăng cường nguồn cung, khả năng đổi mới và giá trị công nghiệp của lĩnh vực này. Theo đó, Trung Quốc sẽ thúc đẩy ứng dụng IoT di động trong các lĩnh vực như phương tiện kết nối thông minh, chăm sóc sức khỏe và nhà thông minh.
16:00 | 04/09/2024
Lần đầu tiên công chúng cả nước được tìm hiểu sâu hơn về ngành Cơ yếu, một ngành cơ mật đặc biệt, thông qua chương trình nghệ thuật “Vinh quang thầm lặng 2024”. Đây là chương trình nghệ thuật có ý nghĩa đặc biệt nhằm vinh danh những thành tựu, sự cống hiến thầm lặng của ngành Cơ yếu Việt Nam trong suốt quá trình hình thành và phát triển, là sự kiện mở đầu cho chuỗi các hoạt động hướng tới Kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Cơ yếu Việt Nam (12/9/1945 - 12/9/2025).
07:00 | 29/08/2024
Ngày 29/8/2012, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định về kế hoạch thực hiện Luật Cơ yếu nhằm xác định trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương có liên quan đến hoạt động cơ yếu, đảm bảo cho việc triển khai thực hiện Luật được đồng bộ, đạt hiệu quả thiết thực
10:00 | 28/08/2024
Thế giới công nghệ phát triển không ngừng, mang lại vô vàn tiện ích cho cuộc sống, nhưng cũng mở ra không ít cơ hội cho những kẻ lừa đảo tinh vi. Một trong những chiêu trò mới nhất, đang khiến nhiều người “tiền mất tật mang”, chính là giả danh nhân viên giao hàng để chiếm đoạt tài sản. Số vụ lừa đảo theo hình thức này tăng vọt trong thời gian gần đây, Bộ TT&TT cảnh báo cần hết sức chú ý và cảnh giác trước những chiêu trò của kẻ gian.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Trong 02 ngày 09 và 10/10, tại Hà Nội, Cục Cơ yếu Bộ Tổng Tham mưu tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác quản lý xây dựng lực lượng Cơ yếu Quân đội năm 2024. Thiếu tướng Hoàng Văn Quân, Cục trưởng Cục Cơ yếu Bộ Tổng tham mưu dự và chỉ đạo Hội nghị.
08:00 | 11/10/2024
Ngày 19/9/2024, tại Hà Nội, Chi hội Nhà báo Tạp chí An toàn thông tin đã tổ chức thành công Đại hội Chi hội nhiệm kỳ 2024 - 2027.
07:00 | 20/09/2024