Lãnh đạo Bộ Y tế bấm nút khai trương Cổng dịch vụ công Bộ Y tế
Năm 2014, Bộ Y tế bắt đầu thực hiện cung cấp những dịch vụ công mức độ 4 đầu tiên về cấp giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy và giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Sau 5 năm triển khai, đến nay Bộ Y tế đã xây dựng và đưa vào vận hành trên 60 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 ở nhiều lĩnh vực với khoảng gần 400 hồ sơ được tiếp nhận mỗi ngày.
Về vai trò của dịch vụ công trực tuyến, Nguyên Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, đối với việc xây dựng Chính phủ điện tử, cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý điều hành, minh bạch hóa hoạt động của cơ quan nhà nước, phục vụ tốt hơn người dân, doanh nghiệp, thì việc xây dựng các dịch vụ công trực tuyến đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, các dịch vụ công trực tuyến của Bộ Y tế chưa được xây dựng thành hệ thống tích hợp, thống nhất; người dân, tổ chức/doanh nghiệp vẫn phải sử dụng nhiều tài khoản, truy cập vào các địa chỉ Internet khác nhau để thực hiện các dịch vụ công trực tuyến; các dữ liệu đã có trên hệ thống không sử dụng lại được.
Để giải quyết những tồn tại nêu trên và thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, Bộ Y tế đã phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Chính phủ xây dựng và hoàn thiện Cổng Dịch vụ công Bộ Y tế. Cổng Dịch vụ công Bộ Y tế đi vào hoạt động sẽ cho phép công dân và doanh nghiệp dễ dàng tiến hành nộp hồ sơ trực tuyến, tự tra cứu và biết được tình trạng giải quyết thủ tục hành chính của mình mà không phải đến tận nơi cơ quan giải quyết thủ tục hành chính. Công dân, tổ chức/doanh nghiệp có thể giám sát chất lượng các dịch vụ công một cách công khai, minh bạch, thông qua phản hồi, đánh giá quá trình giải quyết thủ tục hành chính của mình.
Ngoài ra, Cổng Dịch vụ công Bộ Y tế còn giúp cải tiến, nâng cấp và đơn giản hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính, nhằm từng bước cải thiện sự phục vụ công dân, tổ chức/doanh nghiệp với chất lượng, hiệu quả tốt nhất; đồng thời tiết kiệm được chi phí do tập trung quản lý tại một hệ thống duy nhất.
Thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025, từ cuối năm 2018 Bộ Y tế đã khẩn trương xây dựng cổng dịch vụ công Bộ Y tế theo nguyên tắc tập trung, thống nhất để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Y tế; kết nối, tích hợp với cổng dịch vụ công quốc gia, sẵn sàng kết nối với cổng dịch vụ công các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Cổng dịch vụ công Bộ Y tế cũng tuân thủ khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Y tế; các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan; có khả năng kết nối, chia sẻ thông tin với các hệ thống thông tin khác của các cơ quan nhà nước; có khả năng tiếp nhận, kết nối, chia sẻ thông tin với tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện thủ tục hành chính thông qua các phương tiện điện tử, truyền thông, mạng xã hội.
Hiện nay, Bộ Y tế là một trong ba Bộ tiên phong kết nối cổng dịch vụ công của Bộ với cổng dịch vụ công quốc gia và thử nghiệm kết nối với cổng dịch vụ công trực tuyến địa phương (tỉnh Bắc Ninh). Cổng dịch vụ công này cũng sẽ được liên thông, kết nối với Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ Y tế, Cổng một cửa quốc gia và tới các địa phương trong cả nước. Đồng thời, Cổng dịch vụ công Bộ Y tế cũng sẽ được liên thông, kết nối với Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ Y tế, Cổng một cửa quốc gia và tới các địa phương trong cả nước trong lộ trình tiếp theo.
Bích Thủy
10:00 | 18/03/2020
08:00 | 11/12/2019
08:00 | 02/10/2019
08:00 | 11/12/2019
16:00 | 05/11/2019
06:00 | 09/12/2019
08:00 | 11/07/2019
14:00 | 26/07/2019
13:00 | 20/11/2023
Một số chiến dịch lừa đảo tinh vi hiện đang lan truyền nhanh chóng, đặt ra những thách thức trong việc phát hiện. Kẻ tấn công ngày càng sử dụng hình ảnh xác thực và mã QR để che giấu nội dung độc hại. Mục tiêu là yêu cầu sự tương tác của con người, thay vì nhúng hoặc liên kết trực tiếp với payload. Trong bài viết này sẽ trình bày ba kỹ thuật lừa đảo mới: hình ảnh xác thực, mã QR và email liên kết đế payload được bảo vệ bằng mật khẩu được lưu trữ trên các dịch vụ chia sẻ tệp, với mật khẩu được cung cấp trong chính nội dung email, dựa trên báo cáo của hãng bảo mật Anyrun.
09:00 | 03/10/2023
Hội thảo quốc gia “Một số vấn đề chọn lọc của Công nghệ thông tin và Truyền thông” (VNICT) 2023 lần thứ XXVI với chủ đề “Các công nghệ nền tảng trong chuyển đổi số” sẽ diễn ra trong 2 ngày 5 - 6/10 tại Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân.
12:00 | 28/09/2023
Sáng ngày 28/9, tại thành phố Đà Nẵng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp cùng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng khai mạc Hội nghị Khoa học Quốc gia lần thứ XVI (FAIR 2023) với chủ đề "Khoa học dữ liệu trong chuyển đổi số". Sự kiện thu hút hơn 300 đại biểu đến từ các viện nghiên cứu, các học viện, trường đại học trên cả nước.
14:00 | 21/09/2023
Hiện nay có rất nhiều website được mở ra để người dùng có thể xem những bộ phim, chương trình yêu thích mà không phải trả phí. Tuy nhiên, không phải website nào cũng an toàn tuyệt đối. Tính an toàn của một website có thể được đánh giá qua một vài yếu tố như phản hồi từ người xem, uy tín hay trang web có được cấp phép để cung cấp nội dung bản quyền hay không. Dưới đây là một số rủi ro mà người dùng có thể gặp phải khi sử dụng các website không chính thống.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Chiều ngày 16/11, tại Hà Nội, Thiếu tướng Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ và Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội Nguyễn Mạnh Hùng đồng chủ trì buổi Lễ Ký kết Quy chế phối hợp giữa Văn phòng Quốc hội và Ban Cơ yếu Chính phủ trong công tác bảo mật, an toàn thông tin của Văn phòng Quốc hội.
09:00 | 17/11/2023
Sáng 1/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Buổi gặp mặt báo chí giới thiệu về Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào – Campuchia lần thứ nhất. Thiếu tướng Lê Xuân Sang, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn/Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam chủ trì buổi gặp mặt. Thiếu tướng Văn Ngọc Quế, Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ đội Biên phòng; Đại tá Nguyễn Duy Minh, Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại và Đại tá Lê Văn Đông, Phó Cục trưởng Cục Quân y/TCHC cùng tham gia cung cấp thông tin cho các đại biểu tham dự buổi gặp mặt.
11:00 | 01/12/2023