Thông tin được trích từ báo cáo dựa trên phản hồi của 700 người ra quyết định về công nghệ thông tin (IT) trên khắp các quốc gia: Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Úc và Singapore. Kết quả cho thấy nhu cầu cấp thiết đối với các tổ chức là tăng cường chiến lược bảo vệ danh tính của họ, trong đó 97% gặp những khó khăn trong việc xác minh danh tính và 48% thiếu sự tin tưởng vào công nghệ sẵn có để chống lại các cuộc tấn công liên quan đến trí tuệ nhân tạo.
Kiến trúc sư trưởng tại Ping Identity cho biết: “Để có thể chống lại những chiến thuật gian lận danh tính ngày càng tiến bộ thì các doanh nghiệp phải tận dụng những công nghệ tiên tiến hơn. Nếu chưa có đến một nửa số tổ chức triển khai xác thực đa yếu tố thì họ đang tự đặt mình vào tình thế nguy hiểm và thiếu sự kiên cường trước tội phạm mạng đang tận dụng các chiến thuật ngày càng tinh vi".
Jamie Smith, chuyên gia về nhận dạng phi tập trung cho biết: “Gian lận đang gia tăng và ngày càng trở nên tồi tệ hơn với AI. Rất nhiều tổ chức không có sẵn các biện pháp bảo vệ phù hợp để giảm thiểu hoặc ngăn chặn những kiểu mối đe dọa này”.
97% tổ chức đang gặp khó khăn trong việc xác minh danh tính và 52% rất lo ngại về việc xâm phạm thông tin xác thực, tiếp theo là chiếm đoạt tài khoản (50%).
49% thừa nhận chiến lược ngăn chặn gian lận hiện tại của họ có phần hiệu quả hoặc hoàn toàn không hiệu quả trong việc bảo vệ khỏi sự xâm phạm thông tin xác thực, chỉ 45% sử dụng xác minh nhận dạng hai yếu tố/đa yếu tố để bảo vệ khỏi gian lận và thậm chí ít hơn (44%) sử dụng sinh trắc học.
Theo báo cáo, có 54% số người được hỏi rất lo ngại rằng công nghệ AI sẽ gia tăng gian lận danh tính và chỉ 52% bày tỏ sự tin tưởng cao vào khả năng phát hiện deepfake của CEO công ty họ. 48% tổ chức không tự tin lắm vào các công nghệ có sẵn để chống lại các cuộc tấn công bằng AI, chỉ có 27% tổ chức chăm sóc sức khỏe đã thực hiện chiến lược bảo vệ trước các mối đe dọa từ AI. 41% cho rằng việc tội phạm mạng sử dụng AI sẽ làm tăng đáng kể các mối đe dọa danh tính trong năm tới.
Báo cáo cũng cho biết chỉ có 38% tổ chức đã thực hiện chiến lược sử dụng danh tính phi tập trung để bảo vệ khỏi gian lận cho cả khách hàng và nhân viên. Tuy nhiên con số này đã tăng so với năm ngoái là 13%.
Mặc dù xác minh danh tính kết hợp với việc cấp và xác minh thông tin xác thực là giải pháp hàng đầu. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa được tất cả các doanh nghiệp thực hiện và áp dụng vào cơ sở hạ tầng bảo mật cho các nhân viên và khách hàng của họ.
Hà Chi
08:00 | 15/03/2024
15:00 | 19/04/2024
17:00 | 12/04/2024
16:00 | 25/11/2024
Sáng ngày 25/11/2024, tại Hà Nội, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường, Tổng cục Hải quan, Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam, Cục Sở hữu trí tuệ, Công ty cổ phần VNET và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức lễ phát động Cuộc thi "Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến" và Chương trình trao thưởng “Cào tem chống giả - Nhận ngay may mắn”.
08:00 | 05/11/2024
Hãng bảo mật Kaspersky cho biết, nhóm tin tặc APT của Triều Tiên là Lazarus đã tạo ra một trang web lừa đảo khai thác lỗ hổng zero-day trên Google Chrome để cài đặt phần mềm độc hại, từ đó đánh cắp tiền điện tử.
09:00 | 28/10/2024
Ngày 28/10, tại Vĩnh Phúc, Cục Cơ yếu Đảng - Chính quyền/Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức khai mạc Hội thi Kỹ thuật nghiệp vụ mật mã Hệ Cơ yếu Đảng - Chính quyền năm 2024. Đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ đã đến dự và chỉ đạo Hội thi.
13:00 | 23/10/2024
Trong tháng 9, hệ thống phát hiện cảnh báo sớm botnet ghi nhận 18 hệ thống cơ quan nhà nước đã kết nối đến hạ tầng botnet (mạng máy tính ma), đặt ra các nguy cơ mất an toàn thông tin. Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã vào cuộc hỗ trợ xử lý.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Sau phán quyết của tòa án về hành vi độc quyền của Google, Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu công ty này phải tách rời trình duyệt Chrome.
11:00 | 29/11/2024
Chiều ngày 05/12, tại Hà Nội, Cục Cơ yếu Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ tới dự và chỉ đạo Hội nghị.
10:00 | 06/12/2024