OpenAI, một công ty khởi nghiệp được Microsoft hỗ trợ khoảng 10 tỷ USD đã giới thiệu chatbot ChatGPT vào tháng 11/2022, khiến người tiêu dùng và Thung lũng Silicon kinh ngạc vì những câu trả lời chính xác cho những thắc mắc đơn giản.
Để cạnh tranh với OpenAI, Google đã thông báo họ đang thử nghiệm một chatbot tương tự ChatGPT với những tính năng được cho là vượt trội hơn.
Tuy nhiên, trong một quảng cáo của Google về chatbot mới Bard đã đưa ra câu trả lời sai cho câu hỏi “Tôi có thể kể cho đứa con 9 tuổi của mình nghe về những khám phá mới nào từ kính viễn vọng không gian James Webb (JWST)?”
Bard đã đưa ra một số câu trả lời, trong đó có một gợi ý rằng JWST đã được sử dụng để chụp những bức ảnh đầu tiên về một hành tinh bên ngoài hệ mặt trời, hay còn gọi là “exoplanet”.
Bard đưa ra câu trả lời sai ngay trong lần đầu ra mắt
Tuy nhiên, NASA đã xác nhận những bức ảnh đầu tiên về các ngoại hành tinh được chụp bởi Kính viễn vọng Rất lớn (VTL) của Đài thiên văn phía Nam châu Âu vào năm 2004.
“Mặc dù Google đã dẫn đầu về đổi mới AI trong vài năm qua, nhưng dường như họ đã ngủ quên trong việc triển khai công nghệ này vào sản phẩm tìm kiếm của mình. Google đã phải vật lộn trong vài tuần qua để cải tiến Google Search, khiến họ quá vội vàng và gây ra sự lộn xộn đáng xấu hổ khi đăng một câu trả lời sai ngay trong bản demo của họ”, Gil Luria, nhà phân tích phần mềm cao cấp tại D.A. Davidson cho biết.
“Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của một quy trình kiểm tra nghiêm ngặt, điều mà chúng tôi sẽ bắt đầu trong tuần này với chương trình Người kiểm tra đáng tin cậy của chúng tôi”, người phát ngôn của Google cho biết.
Google sẽ kết hợp phản hồi bên ngoài với thử nghiệm nội bộ của riêng mình để đảm bảo phản hồi của Bard đáp ứng tiêu chuẩn cao về chất lượng, độ an toàn và tính có căn cứ của thông tin trong thế giới thực.
Tuệ Minh
16:00 | 01/02/2023
10:00 | 03/04/2020
13:00 | 12/02/2020
12:00 | 31/05/2023
Chiều ngày 30/5/2023, tại trụ sở Ban Cơ yếu Chính phủ, Trung tâm Công nghệ thông tin và Giám sát an ninh mạng (CNTT&GSANM) đã tổ chức Lễ bế mạc diễn tập thực chiến đảm bảo an toàn thông tin mạng (ATTTM) cho hệ thống công nghệ thông tin của Ban Cơ yếu Chính phủ năm 2023.
14:00 | 20/04/2023
Chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), sáng 20/4/2023, tại Học viện Kỹ thuật mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ đã tổ chức phát động Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2023 trong Ban Cơ yếu Chính phủ với chủ đề “Sách: Nhận thức – Đổi mới – Sáng tạo”.
17:00 | 17/02/2023
Chiều ngày 17/02/2023, tại Hà Nội, Học viện Kỹ thuật Mật mã đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Đảm bảo an ninh mạng của Việt Nam trong tình hình hiện nay - Những vấn đề đặt ra và giải pháp”. Hội thảo quy tụ nhiều chuyên gia quốc tế, các nhà giáo, giáo sư, tiến sỹ với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và các tổ chức, doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực an ninh mạng.
15:00 | 06/02/2023
Theo Báo cáo chi phí vi phạm dữ liệu năm 2022, chi phí trung bình cho một vụ vi phạm dữ liệu đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 4,35 triệu USD, tăng 2,6% so với một năm 2021 và 12,7% kể từ năm 2020. Báo cáo vi phạm dữ liệu là một trong những báo cáo tiêu chuẩn hàng đầu trong ngành bảo mật. Nghiên cứu này được thực hiện độc lập bởi Viện Ponemon và bộ phận phân tích bảo mật của IBM trên 500 tổ chức, doanh nghiệp toàn cầu.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Chính phủ Mỹ hôm 4/5/2023 đã công bố các hành động mới nhằm thúc đẩy hơn nữa sự đổi mới có trách nhiệm của Mỹ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) và bảo vệ quyền cũng như sự an toàn của người dân. Nhà Trắng thông báo Quỹ khoa học quốc gia sẽ đầu tư 140 triệu USD để lập 07 Viện nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo (AI) và công bố hướng dẫn mới về việc sử dụng công nghệ tiên tiến này.
07:00 | 17/05/2023
Tiếp tục chương trình làm việc với các Tỉnh ủy, Thành ủy về công tác cơ yếu, bảo mật và an toàn thông tin, ngày 26/5/2023, Đoàn công tác của Ban Cơ yếu Chính phủ do đồng chí Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ làm trưởng đoàn đã làm việc tại hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên.
14:00 | 27/05/2023