Đơn khiếu nại lập luận rằng việc ByteDance bán TikTok là không thể vì nó sẽ buộc TikTok phải chuyển "hàng triệu dòng" mã phần mềm từ ByteDance sang chủ sở hữu mới. Bên cạnh đó, những hạn chế từ chính phủ Trung Quốc sẽ không cho phép bán TikTok kèm thuật toán.
"Lần đầu tiên trong lịch sử, Quốc hội đã ban hành một đạo luật nhắm đến một nền tảng ngôn luận duy nhất để cấm vĩnh viễn trên toàn quốc và cấm mọi người Mỹ tham gia vào một cộng đồng trực tuyến độc đáo với hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới", đơn kiện viết.
Tháng trước, Tổng thống Joe Biden đã ký một đạo luật cho ByteDance 9 tháng để thoái vốn TikTok hoặc ngừng hoạt động tại Mỹ, với lý do lo ngại an ninh quốc gia. Tuy nhiên, đơn khiếu nại cáo buộc rằng chính phủ vẫn chưa cung cấp bằng chứng về việc chính phủ Trung Quốc lạm dụng TikTok.
"Ngay cả các tuyên bố của từng thành viên Quốc hội và báo cáo của Ủy ban quốc hội cũng chỉ cho thấy lo ngại về khả năng giả định rằng TikTok có thể bị lạm dụng trong tương lai, mà không trích dẫn bằng chứng cụ thể - dù nền tảng này đã hoạt động một cách nổi bật tại Mỹ kể từ khi nó được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2017", đơn kiện nêu rõ.
TikTok khẳng định lệnh cấm sẽ biến phiên bản ứng dụng của họ ở Mỹ trở thành một "hòn đảo" mang đến cho người Mỹ "trải nghiệm tách rời" khỏi những người dùng còn lại trong khi làm suy yếu hoạt động kinh doanh của họ.
Khi Mỹ tìm cách cấm TikTok dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, công ty đã cân nhắc việc tách các hoạt động tại Mỹ và hợp tác với các công ty Mỹ như Walmart, Microsoft và Oracle. Nhưng những thỏa thuận đó không bao giờ thành hiện thực. Hãng cũng cố gắng giành được sự ủng hộ của chính phủ bằng cách lưu trữ dữ liệu người dùng Mỹ trong các máy chủ của Oracle.
TikTok đang yêu cầu tòa án đưa ra phán quyết kết luận luật của chính quyền ông Biden vi phạm Hiến pháp Mỹ. Họ cũng muốn có một lệnh ngăn chặn tổng chưởng lý thực thi luật pháp.
Nhà Trắng cho biết họ muốn thấy quyền sở hữu của người Trung Quốc chấm dứt vì lý do an ninh quốc gia nhưng không phải là lệnh cấm đối với TikTok. Nhà Trắng và Bộ Tư pháp từ chối bình luận về vụ kiện này.
Các nhà lập pháp Hoa Kỳ lo ngại rằng Trung Quốc có thể truy cập dữ liệu về người Mỹ hoặc theo dõi họ bằng ứng dụng này, biện pháp này đã được Quốc hội thông qua với số phiếu áp đảo chỉ vài tuần sau khi được đưa ra. TikTok đã phủ nhận rằng họ đã hoặc sẽ chia sẻ dữ liệu người dùng Hoa Kỳ, đồng thời cáo buộc các nhà lập pháp Mỹ trong vụ kiện đã thúc đẩy những lo ngại trên.
Bá Phúc
15:00 | 21/05/2024
09:00 | 10/06/2024
19:00 | 30/04/2024
09:00 | 09/08/2024
16:00 | 15/03/2024
15:00 | 24/10/2023
18:00 | 30/09/2024
Chiều ngày 30/9, Trung tâm Công nghệ thông tin và Giám sát an ninh mạng, Ban Cơ yếu Chính phủ đã tổ chức Lễ bế mạc diễn tập thực chiến đảm bảo an toàn thông tin mạng (ATTTM) cho hệ thống công nghệ thông tin của Ban Cơ yếu Chính phủ năm 2024.
19:00 | 25/09/2024
Đào tạo, phổ cập Blockchain và AI cho 1 triệu người Việt Nam là mục tiêu lớn mà Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo ABAII đề ra từ khi thành lập và nền tảng học trực tuyến MasterTeck là công cụ hữu ích để thực hiện mục tiêu này, giúp tạo ra một thế hệ nhân lực có khả năng dẫn dắt sự phát triển của ngành công nghiệp 4.0 tại Việt Nam.
09:00 | 17/09/2024
Cục An toàn thông tin khuyến nghị, các cơ quan, tổ chức cần kiểm tra, rà soát hệ thống thông tin đang sử dụng có khả năng bị ảnh hưởng bởi chiến dịch tấn công mạng.
10:00 | 10/09/2024
Chương trình “Vinh quang thầm lặng 2024” do Ban Cơ yếu Chính phủ chỉ đạo, Tạp chí An toàn thông tin phối hợp với Oscar Media tổ chức đặc biệt chào mừng Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024) và Kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập ngành Cơ yếu Việt Nam (12/9/1945-12/9/2024). Chương trình diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội ngày 06/9/2024, phát sóng trực tiếp trên kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam, với sự tài trợ chính của Công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh VinFast.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Trong cuộc gặp với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại New York vào ngày 25/9, Tim Hughes, Phó Chủ tịch cấp cao của SpaceX, tập đoàn hàng đầu thế giới cung cấp dịch vụ tàu vũ trụ, phóng vệ tinh và truyền thông vệ tinh đã đánh giá cao tiềm năng phát triển dịch vụ Internet vệ tinh tại Việt Nam và cho biết dự định đầu tư 1,5 tỷ USD vào Việt Nam trong thời gian tới.
10:00 | 01/10/2024
Ngày 19/9/2024, tại Hà Nội, Chi hội Nhà báo Tạp chí An toàn thông tin đã tổ chức thành công Đại hội Chi hội nhiệm kỳ 2024 - 2027.
07:00 | 20/09/2024