Đây là mức tăng 5,1% so với năm trước và là mức cao nhất kể từ năm 2013. Trong khi đó, lưu lượng truy cập của con người giảm xuống mức thấp nhất trong 8 năm qua, với tỉ lệ chỉ còn 52,6% tổng số truy cập.
Bot là các ứng dụng phần mềm thực hiện các tác vụ tự động trên Internet. Chúng có thể hữu ích để cung cấp các dịch vụ như công cụ tìm kiếm, trợ lý kỹ thuật số và chatbot. Tuy nhiên, không phải tất cả các bot đều an toàn. Một số bot độc hại và có thể gây hại đến bảo mật và quyền riêng tư bằng cách tấn công các trang web, ứng dụng dành cho thiết bị di động và API.
Lưu lượng bot có thể được phân thành hai loại: bot tốt và bot xấu. Các bot tốt là những bot thực hiện các chức năng hợp pháp và có lợi, chẳng hạn như lập chỉ mục các trang web cho công cụ tìm kiếm hoặc cung cấp hỗ trợ bằng giọng nói cho người dùng. Bot xấu là những bot thực hiện các hoạt động nguy hiểm và có hại, chẳng hạn như rà quét web, khai thác dữ liệu, tấn công brute force, tấn công DDoS, gian lận giao dịch,…
Báo cáo cho thấy, lưu lượng bot xấu đã tăng 2,5% vào năm 2022 và chiếm 30,2% tổng lưu lượng. Đây là năm tăng trưởng thứ tư liên tiếp đối với lưu lượng bot xấu và là mức cao nhất từng được Imperva ghi nhận. Báo cáo cũng tiết lộ rằng các bot xấu ngày càng trở nên tinh vi hơn và khó phát hiện hơn. Hơn một nửa (51,2%) lưu lượng bot xấu đến từ các bot nâng cao sử dụng các kỹ thuật trốn tránh và bắt chước hành vi của con người, thể hiện mức tăng đáng kể so với mức 25,9% được ghi nhận vào năm 2021.
Bên cạnh đó, số vụ tấn công chiếm đoạt tài khoản (ATO) cũng tăng lên với con số đáng kinh ngạc là 155%. Trong năm 2022, khoảng 15% lần đăng nhập được phân loại là sự cố chiếm đoạt tài khoản. Theo thống kê, ngành Du lịch có số lượng sự cố liên quan đến bot cao nhất, chiếm 24,7% số vụ tấn công. Tiếp theo là ngành Bán lẻ ở mức 21% và Dịch vụ tài chính ở mức 12,7%. Lĩnh vực trò chơi và viễn thông có tỷ lệ lưu lượng bot xấu cao nhất trên các trang web và ứng dụng, với tỷ lệ lần lượt là 58,7% và 47,7%.
Tuấn Hưng
(technology.org)
10:00 | 22/09/2023
09:00 | 12/05/2023
13:00 | 21/08/2024
09:00 | 13/04/2023
08:00 | 26/09/2023
16:00 | 08/12/2022
09:00 | 27/12/2024
Thời gian qua, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam - VNCERT/CC thuộc Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) vẫn ghi nhận nhiều phản ánh của người dân về những tin nhắn, cuộc gọi nghi ngờ lừa đảo từ số điện thoại lạ.
16:00 | 20/12/2024
Trong 02 ngày 20 - 21/12, tại Hà Nội, Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện nghiên cứu LCOMS, Trường Đại học Lorraine (Pháp) đăng cai tổ chức Hội thảo quốc tế về Toán ứng dụng và Khoa học máy tính (ICAMCS 2024).
16:00 | 06/12/2024
Với việc đưa Telegram vào danh sách hợp tác, Ủy ban tiêu chuẩn truyền thông Hàn Quốc có thể yêu cầu nền tảng này xử lý các nội dung xấu, độc như bóc lột tình dục và ma túy.
17:00 | 22/11/2024
Trong thời đại công nghệ số và trí tuệ nhân tạo ngày càng đi sâu vào hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước cả thách thức lẫn cơ hội trong việc quản lý rủi ro và bảo đảm an toàn công nghệ.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Sáng ngày 06/01, Đảng ủy Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức Hội nghị ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025. Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo Hội nghị. Thiếu tướng Nguyễn Đăng Lực, Bí thư Đảng ủy, Phó Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì Hội nghị.
13:00 | 06/01/2025
Ngày 07/01, tại Hà Nội, Cục Viễn thông và Cơ yếu Bộ Công an tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2025 và triển khai chương trình công tác viễn thông, cơ yếu năm 2025. Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an và Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ dự và chỉ đạo Hội nghị.
09:00 | 08/01/2025