Algem
Khung kiểm toán Tokenomics đầu tiên đã được áp dụng cho Algem - giao thức staking và lending thanh khoản trên mạng Astar và Polkadot. Algem đã đạt được 11,5 điểm trên tổng số 18,5.
Các mục tiêu chính của cuộc kiểm toán này là: Xác định liệu nền kinh tế của Algem có bền vững và linh hoạt hay không; Xác định liệu giá của Algem có thể tăng hay không và xem xét Algem có dễ bị tổn thương trước các vị thế đòn bẩy quá mức, có thể làm mất ổn định hệ thống tổng thể hay không.
Algem, giống như nhiều dự án tiền mã hóa giai đoạn đầu khác phải sử dụng một phần đáng kể nguồn cung của mình cho các nhà đầu tư, airdrop và phần thưởng cho cộng đồng trong các giai đoạn đầu. Điều này dẫn đến việc cung cấp quá mức các token, tạo áp lực giảm giá, khiến Algem có điểm số thấp về các yếu tố thúc đẩy nhu cầu cũng như các phần phân bổ và phân phối. Algem gặp vấn đề trong việc kiểm soát nhu cầu của chính mình và thiết kế ban đầu đã làm tăng áp lực bán một cách không cần thiết.
Điều nổi bật là Algem không gặp phải bất kỳ vòng phản hồi nào. Do đó, dự án đã đạt điểm tuyệt đối cho các câu hỏi: “Có các yếu tố giống như Ponzi không?”, “Hệ thống có các vòng phản hồi, có thể gia tăng tốc độ sụp đổ không?”
Cuộc kiểm toán đã dẫn đến việc phát triển các cơ chế nhằm giảm bớt áp lực bán và điều chỉnh nhu cầu đối với token. Cả hai hệ thống này đều được quản trị kiểm soát, vì vậy, có khả năng thích ứng, đồng thời tạo thêm động lực và lý do để người dùng tham gia vào quá trình quản trị. Các cơ chế này đã được kiểm tra thêm thông qua các mô phỏng cần thiết để trả lời các câu hỏi trong phần Kiểm tra tính ổn định và hiệu suất (Stability and Stress Tests), Phân bổ và phân phối (Allocation and Distribution).
Sau khi áp dụng các thay đổi, Algem đã được đánh giá lại dựa trên các tiêu chí trong khung kiểm toán. Sau khi triển khai các cơ chế mới, nền kinh tế token của Algem được xác định là vững chắc và bền vững. Không có vấn đề nào phát sinh từ thiết kế nội bộ của hệ thống hay cơ chế phân bổ và phân phối token. Thêm vào đó, Algem là một giao thức có khả năng thích ứng, trong đó quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nhu cầu và cung token.
Terra/Luna
Một ví dụ điển hình về sự khai thác kinh tế là TerraUSD (một loại stablecoin thuật toán). TerraUSD là một trong những dự án tiền điện tử lớn nhất cho đến khi mất liên kết vào ngày 11/5/2022. Terra đã rơi vào một vòng lặp phản hồi nguy hiểm khi người dùng hoán đổi và đốt UST để lấy Luna (token gốc), điều này tạo ra thêm Luna, làm gia tăng nguồn cung và giảm giá trị của token này. Thêm vào đó, khi giá của Luna giảm, mỗi khi hoán đổi 1 UST lấy giá trị 1 đô la của Luna, người dùng cần phải có nhiều Luna hơn để đạt được mức giá 1 đô la, dẫn đến việc phải tạo thêm Luna (mint thêm Luna).
Vào một thời điểm nhất định, giá của Luna đã giảm xuống quá thấp, khiến không đủ thanh khoản để cung cấp lối thoát cho tất cả UST đang được hoán đổi. Điều này có thể đã được ngăn chặn nếu cơ chế burn và mint đã được kiểm toán và kiểm tra chịu áp lực trong các tình huống cung và cầu khác nhau.
Mục tiêu chính của Terra/Luna là duy trì tỷ giá ổn định so với đô la Mỹ. Vì vậy, một cuộc kiểm toán Tokenomics cần phải đánh giá xem liệu giao thức có thể thực hiện mục tiêu này một cách hiệu quả hay không.
Dựa trên điều đó, dự án sẽ nhận được điểm số là 8/17,5, xếp hạng Tokenomics của nó là BB. Điều này có thể được diễn giải rằng Tokenomics là tốt, nhưng còn xa mới hoàn hảo. Xếp hạng này tương ứng với những gì đã được quan sát trong thực tế.
Tokenomics của Terra/Luna hoạt động tốt cho đến khi các điều kiện thị trường và ngoại lực tạo ra đủ áp lực dẫn đến thất bại hoàn toàn.
Ethereum 2.0
Ethereum là tiền điện tử lớn thứ hai và là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong lịch sử blockchain. Ethereum 2.0 sẽ mang lại nhiều thay đổi trong giao thức và Tokenomics cơ bản, chuyển sang cơ chế proof-of-stake. Bản nâng cấp có nhiều mục tiêu, bao gồm phân cấp, cải thiện bảo mật và khả năng mở rộng. Tuy nhiên, đối với mục đích của một cuộc kiểm toán Tokenomics, mối quan tâm chính là xác định các mục tiêu Tokenomics cốt lõi và xem liệu chúng có được thực hiện hay không.
Mục tiêu Tokenomics của Ethereum 2.0 rõ ràng là giảm phí gas và tăng giá trị Ethereum, làm cho nó trở thành một tài sản hấp dẫn hơn. Ethereum là một giao thức đã thành công, các yếu tố kinh tế và thúc đẩy nhu cầu gần như không cần giải thích thêm vì thành công của giao thức đã tự chứng minh.
Vì vậy, một kiểm toán viên thận trọng có thể đánh giá Ethereum với điểm số 12,5. Việc mô phỏng thành công câu hỏi “Token có tăng giá khi được mô phỏng không?” sẽ giúp tăng điểm lên 13,5. Nếu giả định quản trị không phải là vấn đề, điểm số có thể cao hơn nữa. Do đó, Tokenomics của Ethereum 2.0 ít nhất sẽ đạt điểm A, thậm chí trong trường hợp tồi tệ nhất.
Mặc dù một phân tích đầy đủ cần mô phỏng chi tiết, việc sử dụng khung này đã giúp nhanh chóng phân tích điểm mạnh và yếu của giao thức, từ đó đưa ra một đánh giá tích cực.
Các nghiên cứu trong tương lai về loại khung này có thể sẽ xem xét thêm những yếu tố khác, như khả năng mở rộng và bảo mật, vì chúng có thể ảnh hưởng gián tiếp đến Tokenomics.
Bảng 3: Đánh giá và điểm số của Algem, Terra/Luna và Ethereum 2.0
Mặc dù nghiên cứu này là mới mẻ nhưng nó gặp phải một số nhược điểm. Có thể việc kiểm toán Tokenomics sẽ trở thành một yêu cầu quy định trong tương lai khi quy trình này được chuẩn hóa.
Một số điểm yếu của khung này bao gồm:
- Thiếu chuẩn hóa các công cụ được sử dụng để thực hiện kiểm toán.
- Có nhiều lĩnh vực khác có thể được đề cập (ví dụ: phân quyền và khả năng mở rộng), nhưng không được bao gồm trong khung này.
- Khung này có thể không phù hợp với các trường hợp chuyên biệt, chẳng hạn như virtual land.
- Khung sử dụng một hệ thống điểm số theo chủ quan, vì các kiểm toán viên khác nhau hoặc thậm chí các dự án có thể coi một số câu hỏi khác quan trọng hơn những câu hỏi khác.
Tuy nhiên, bài báo tin rằng sự tồn tại đơn giản của một khung như vậy có thể giúp xác định các điểm yếu trong thiết kế Tokenomics và sẽ giúp ngăn chặn các trường hợp thảm khốc, chẳng hạn như những trường hợp đã xảy ra trong lịch sử gần đây. Hơn nữa, nó cung cấp một cơ sở công việc mà nghiên cứu mới có thể cải thiện.
Bài viết này trình bày một khung đánh giá Tokenomics và áp dụng nó trong thực tế, nhằm thiết lập các tiêu chuẩn về việc kiểm toán và đánh giá tính bền vững của Tokenomics. Mặc dù chưa hoàn thiện nhưng khung này là một bước tiến quan trọng trong việc khắc phục sự thiếu hụt tiêu chuẩn trong kiểm toán Tokenomics hiện nay. Nghiên cứu tương lai nên tập trung vào việc mở rộng khung này, đặc biệt là việc sử dụng mô phỏng và bài kiểm tra độ bền tiêu chuẩn hóa. Khi số lượng dự án ngày càng tăng, việc tích lũy dữ liệu sẽ giúp hiểu rõ hơn về những yếu tố cần thiết để tạo ra Tokenomics bền vững. Bài báo hi vọng khung này sẽ trở thành một cột mốc quan trọng trong việc tiêu chuẩn hóa kinh tế token.
Tài liệu tham khảo [1]. S. Kampakis, “The Tokenomics Audit Checklist: Presentation and Examples from the Audit of a DeFi project, Terra/Luna and Ethereum 2.0,” 2023. [2]. S. Kampakis, “Auditing tokenomics: A case study and lessons from auditing a stablecoin project,” The Journal of The British Blockchain Association, 2022. [3]. P. Freni, E. Ferro, and R. Moncada, “Tokenomics and blockchain tokens: A design-oriented morphological framework,” Blockchain: Research and Applications, vol. 3, no. 1, 2022. [4]. L. S. A. D. Stylianos Kampakis, “Algem tokenomics audit,” Dec. 2022. [5]. Forbes, “What really happened to Terra/Luna Crypto,” 2022. |
ThS. Nguyễn Thị Thu Thủy, Học viện Kỹ thuật Mật mã
17:00 | 07/11/2024
10:00 | 28/03/2024
16:00 | 18/12/2024
22:00 | 25/01/2025
10:00 | 21/11/2024
Vào ngày 29/11/2024 tới đây, tại Hà Nội, Ban Cơ yếu Chính phủ sẽ tổ chức Hội nghị toàn quốc với nội dung trọng tâm tuyên truyền và phổ biến Nghị định số 68/2024/NĐ-CP ban hành ngày 25/6/2024 của Chính phủ. Nghị định này quy định chi tiết về chữ ký số chuyên dùng công vụ, một công cụ quan trọng nhằm thúc đẩy cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ số và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị sẽ diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
13:00 | 13/08/2024
Theo quy định tại Nghị định 69/2024/NĐ-CP, có 04 mức độ xác thực tài khoản định danh điện tử.
10:00 | 06/10/2023
Sáng ngày 05/10, tại Hà Nội, Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức phiên họp thứ nhất của Ban Soạn thảo xây dựng Nghị định quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ. Đồng chí Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ, Trưởng Ban Soạn thảo chủ trì phiên họp.
08:00 | 11/07/2023
Sáng ngày 07/7, tại Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải - Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Đề án Quốc hội điện tử tham dự và chủ trì Hội thảo về Đề cương Đề án Quốc hội điện tử giai đoạn 2023-2026, tầm nhìn tới năm 2030.
Ngày 21/02, Chính phủ ban hành Nghị định số 23/2025/NĐ-CP quy định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy. Nghị định này quy định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy, trừ chữ ký số chuyên dùng công vụ và dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ. Nghị định áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia trực tiếp hoặc có liên quan đến chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy.
14:00 | 28/02/2025
Ngày 18/03, tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt Hàn (VKU) thuộc Đại học Đà Nẵng, sự kiện ABAII Unitour 24 với chủ đề “Blockchain và AI: Công nghệ tương lai trong kỷ nguyên số” đã diễn ra thành công, thu hút hơn 500 sinh viên, giảng viên tham gia theo cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến. Chương trình do Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo ABAII phối hợp với Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA) tổ chức, với mục tiêu cập nhật kiến thức công nghệ và định hướng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ trước xu hướng phát triển ngày càng mạnh mẽ của Blockchain và trí tuệ nhân tạo (AI).
14:00 | 19/03/2025