Kỳ thi tốt nghiệp THTP quốc gia hằng năm là một kỳ thi lớn nhất trên quy mô cả nước, diễn ra đồng loạt tại tất cả các tất cả các tỉnh, thành phố với cả triệu thí sinh tham dự, thu hút sự quan tâm của đông đảo tầng lớp nhân dân trong xã hội. Chính vì vậy, công tác bảo mật đề thi được thực hiện rất chặt chẽ, nghiêm ngặt.
Trong bối cảnh đó, Bộ GD&ĐT đã đề nghị Ban Cơ yếu Chính phủ hỗ trợ đảm bảo bảo mật trong toàn bộ quá trình vận chuyển đề thi từ Hội đồng ra đề thi, đến Ban in/sao đề thi tại các tỉnh, thành phố, đảm bảo các yếu tố bí mật, xác thực, nghiệp vụ của đề thi.
Phương thức vận chuyển đề thi hiện nay (ảnh Báo Giáo dục và Thời đại)
Trước yêu cầu đó, Ban Cơ yếu Chính phủ đã triển khai các giải pháp bảo mật tổng thể, đồng bộ, hiện đại với công nghệ tiên tiến đảm bảo an toàn tuyệt đối từ việc bảo mật các thiết bị đầu cuối, bảo mật kênh truyền đến các giải pháp an ninh, an toàn cho hệ thống. Trước khi triển khai tại kỳ thi THPT năm 2025, Bộ GD&ĐT đã phối hợp cùng Ban Cơ yếu Chính phủ thử nghiệm thành công quy trình trong kỳ thi chọn đội tuyển thi Olympic quốc tế và khu vực hồi tháng 3/2024. Dự kiến, tiếp tục áp dụng trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia (dự kiến vào tháng 12/2024).
Việc đổi mới trong quá trình vận chuyển, in/sao đề thi là xu hướng tất yếu. Bởi quy trình này giúp tiết kiệm thời gian, các địa phương có vị trí địa lý không thuận lợi sẽ không phải chuyển đề bằng tàu cao tốc hay trực thăng như thời gian qua, giúp giảm thời gian in sao đề thi chỉ còn dưới 10 ngày, kể cả khi thời tiết mưa bão. Cùng với đó, việc vận chuyển qua hệ thống của Ban Cơ yếu Chính phủ sẽ làm giảm các chi phí nhân lực, vật lực. Đặc biệt là nâng cao khả năng bảo mật, an toàn, an ninh thông tin trong mọi tình huống. Đề thi được đảm bảo tính bí mật, chính xác, toàn vẹn dữ liệu chống chối bỏ.
Động thái này cũng ghi nhận quyết tâm của của Bộ GD&ĐT trong việc đẩy mạnh chuyển đổi các hoạt động lên không gian mạng và tăng cường áp dụng công nghệ số trong làn sóng Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư.
Kỳ thi tốt nghiệp từ năm 2025 gồm bốn môn. Trong đó, hai môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn; hai môn lựa chọn nằm trong các môn học sinh được học ở THPT, gồm Hóa học, Vật lý, Sinh học, Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ và Ngoại ngữ (Anh, Đức, Nga, Nhật, Pháp, Trung, Hàn).
Đề thi Ngữ văn vẫn giữ hình thức tự luận. Các môn còn lại theo dạng trắc nghiệm với các câu hỏi chọn phương án đúng, đáp án đúng/sai và trả lời ngắn.
Với nội dung hướng đến đánh giá năng lực học sinh theo chương trình mới, Bộ cho biết sẽ xây dựng thư viện câu hỏi thi có tính "mở", huy động sự đóng góp từ mọi nguồn lực trong ngành.
Hàng nghìn giáo viên trong cả nước đã được tập huấn về quy trình, nghiệp vụ, cách thức xây dựng ngân hàng câu hỏi thi với sự hướng dẫn của các chuyên gia trong nước và Viện Khảo thí Mỹ (ETS). Các Sở Giáo dục và Đào tạo đang cho giáo viên xây dựng đề thi theo cấu trúc mới.
Từ đó, Bộ mời các chuyên gia lựa chọn để tạo đề thi, thử nghiệm tại các địa phương, sau đó lựa chọn những câu hỏi tốt bằng nguyên tắc khảo thí. Cuối cùng, Bộ kết hợp các góp ý để đưa chúng vào ngân hàng câu hỏi thi "đóng" (ngân hàng chuẩn hóa), làm cơ sở xây dựng đề thi cho các năm.
Thí sinh tham gia kỳ thi THPT (ảnh Internet)
Về thời gian thi tốt nghiệp THPT, từ năm 2025, kỳ thi được tổ chức trong hai ngày với 3 buổi thi, thay vì 4 buổi như trước. Trong đó, một buổi thí sinh làm bài Ngữ văn, một buổi thi Toán và một buổi làm bài hai môn tự chọn.
Với 36 tổ hợp có hai môn tự chọn, Bộ nhận định đây là thách thức lớn cho công tác tổ chức thi. Để sắp xếp phòng thi tối ưu, hạn chế việc thí sinh phải di chuyển nhiều, Bộ đưa ra nguyên tắc: "Các thí sinh dự thi cùng tổ hợp hai môn tự chọn sẽ được sắp xếp cùng một phòng thi". Theo đó, các địa phương khảo sát nguyện vọng môn thi của học sinh từ tháng 12 năm nay để xây dựng phương án và thử nghiệm.
Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng xây dựng hệ thống phần mềm mới để phục vụ kỳ thi tốt nghiệp từ năm 2025.
Ngọc Mai
(tổng hợp)
10:00 | 19/07/2024
07:00 | 16/08/2024
09:00 | 09/08/2024
12:00 | 15/10/2024
14:00 | 26/12/2024
21:00 | 18/12/2024
14:00 | 31/05/2024
16:00 | 01/11/2024
18:00 | 29/08/2024
17:00 | 12/03/2025
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động do xung đột địa chính trị và cạnh tranh gia tăng, doanh nghiệp không chỉ phải tăng trưởng mà còn phải phát triển bền vững, Đảng ủy Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) giữ vai trò lãnh đạo, định hướng chiến lược, hài hòa phát triển kinh tế với trách nhiệm xã hội, củng cố vị thế vững chắc trong nước và khu vực.
11:00 | 03/03/2025
Theo thông báo từ Học viện Kỹ thuật mật mã (Ban Cơ yếu Chính phủ), Học viện dự kiến tuyển sinh 05 nghiên cứu sinh trình độ Tiến sĩ và 80 học viên trình độ Thạc sĩ chuyên ngành An toàn thông tin trong năm 2025.
09:00 | 24/02/2025
Trong tháng 1/2025, hệ thống của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã phát hiện 72 website giả mạo thương hiệu với mục đích lừa đảo được phát tán trên không gian mạng.
14:00 | 24/01/2025
Với nhu cầu đổi tiền mới, tiền lẻ để mừng tuổi hoặc làm quà tặng trong dịp Tết Nguyên Đán, các dịch vụ đổi tiền trên mạng xã hội đã trở thành một trong những lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong những năm gần đây, hình thức lừa đảo thông qua dịch vụ đổi tiền trên các nền tảng mạng xã hội đang gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt là vào thời điểm cận Tết.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Đó là chủ đề của Khối thi đua 4 hệ Cơ yếu: Quân đội, Công an, Ngoại giao, Đảng - Chính quyền được phát động lại Lễ ký Giao ước thi đua năm 2025 diễn ra tại Hà Nội, ngày 7/3. Đồng chí Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đến dự và phát biểu tại Hội nghị.
12:00 | 08/03/2025
Hai năm sau sự xuất hiện của ChatGPT, mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) DeepSeek của Trung Quốc đã ra mắt và mở ra cuộc đua phát triển AI giá rẻ trên toàn cầu.
09:00 | 07/03/2025