Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại phiên trả lời chất vấn Quốc hội
Trả lời câu hỏi của đại biểu Quốc hội về vấn nạn lừa đảo chiếm đoạt tài khoản, giả mạo tin nhắn các ngân hàng qua mạng, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thừa nhận, thời gian gần đây, nhiều kẻ lừa đảo đã sử dụng các số điện thoại và thông qua các trang web.
Để giải quyết vấn nạn này, thời gian vừa qua, Bộ TT&TT đã hoàn thiện hành lang các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó định nghĩa rõ các hành vi, quy định các quy trình xử lý hành chính, mức phạt và cơ chế để lực lượng công an xử lý. Đồng thời, để xử lý một cách căn bản, Bộ TT&TT cũng đã công khai các đầu số điện thoại (156, 5656) để tiếp nhận phản ánh của người dân về vi phạm.
Bộ TT&TT cũng đã rà quét, ngăn chặn hàng nghìn trang web có dấu hiệu lừa đảo; tập trung xử lý sim rác, xóa khỏi hệ thống những số thuê bao không có thông tin đầy đủ, hoặc thông tin không chính xác và phải đối soát thông tin qua cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia; sau đó là xử lý sim chính chủ. Với những biện pháp này, Bộ TT&TT sẽ ngăn chặn đáng kể việc dùng số điện thoại để lừa đảo và các cuộc gọi rác.
Tranh luận tại hội trường, đại biểu Quốc hội Đỗ Chí Nghĩa (Phú Yên) cho rằng, trên mạng sẽ khác ở ngoài đời về quản lý theo lãnh thổ, địa giới hành chính. Vì vậy, nếu chúng ta chỉ dùng biện pháp ngăn chặn thông tin và xử lý những tài khoản có vi phạm thì không khác gì khi thực hiện phòng COVID-19 là phải đeo khẩu trang, cách ly, phong tỏa… Vì vậy, giải pháp căn cơ nhất là cần nâng cao sức đề kháng với các thông tin xấu độc, giống như việc tiêm vaccine COVID-19 mới là giải pháp căn cơ và lâu dài để phòng bệnh này.
Nhất trí với quan điểm của đại biểu Đỗ Chí Nghĩa về nâng cao sức đề kháng trước thông tin xấu độc, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu quan điểm, mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý lĩnh vực nào trong không gian thực, thì cũng quản lý vấn đề đó trên không gian mạng. Đồng thời đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa nội dung đào tạo kỹ năng số cho học sinh, tạo lập nền tảng online để học tập, xây dựng kỹ năng cơ bản để học tập, làm việc, sử dụng không gian số. Đây cũng là các bước thực hiện để nâng cao sức đề kháng trước thông tin xấu độc.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và mọi người dân trong việc làm sạch không gian mạng, nâng cao sức đề kháng trước vấn nạn tin giả, thông tin xấu độc.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng nhấn mạnh việc ngăn chặn thông tin xấu độc thực sự là công việc khó khăn. Do đó, Bộ trưởng cho rằng, giải pháp căn bản là cần sự vào cuộc tích cực, chủ động của các bộ, ngành, các tổ chức, các gia đình. Khi toàn bộ xã hội vào cuộc thì mới giải quyết được căn cơ vấn đề này trên không gian mạng.
Nguyệt Thu
08:00 | 12/06/2018
10:00 | 03/02/2023
14:00 | 25/07/2022
10:00 | 16/01/2023
09:00 | 19/12/2019
17:00 | 29/12/2022
07:00 | 04/08/2022
08:00 | 22/03/2023
Chiều 19/3, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ bế mạc Hội Báo toàn quốc 2023. Đến dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Trần Hồng Hà, Phó thủ tướng Chính phủ; Lại Xuân Môn, Phó trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương; Lê Quốc Minh, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Nguyễn Hữu Nghĩa, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên; Trần Đức Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương.
10:00 | 21/02/2023
Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo số 16/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận tại Hội nghị sơ kết 1 năm triển khai Đề án 06 và tổng kết hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2022.
09:00 | 21/01/2023
Các cuộc tấn công mạng tinh vi đang trở thành mối đe dọa lớn đến an ninh mạng, khiến môi trường mạng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn đối với các tổ chức, doanh nghiệp và cả người dùng cá nhân trên toàn thế giới.
09:00 | 13/12/2022
Năm 2023, các xu hướng công nghệ tại Đông Nam Á được dự đoán sẽ làm thay đổi cảnh quan kỹ thuật số khu vực. Đại dịch không làm chậm lại sự phát triển công nghiệp mà còn tạo ra nhiều cơ hội cho các tổ chức/doanh nghiệp và công ty khởi nghiệp khám phá công nghệ mới. Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã làm mọi người phụ thuộc nhiều hơn vào công nghệ kỹ thuật số trong cuộc sống hàng ngày, các xu hướng công nghệ hàng đầu cũng dần xuất hiện. Dưới đây là một số xu hướng công nghệ hàng đầu năm 2023 có khả năng làm thay đổi mọi thứ.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Chiều ngày 16/3/2023, tại Hà Nội, Ban Cơ yếu Chính phủ và Bộ Ngoại giao đã ký Kế hoạch hợp tác triển khai công tác bảo mật và bảo đảm an toàn thông tin cho Bộ Ngoại giao giai đoạn 2023 - 2025. Tham dự Lễ ký kết có đồng chí Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng. Phía Ban Cơ yếu Chính phủ có đồng chí Vũ Ngọc Thiềm, Trưởng ban; các đồng chí Phó Trưởng ban: Nguyễn Đăng Lực, Nguyễn Hữu Hùng; cùng đại diện lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị của Ban Cơ yếu Chính phủ và Bộ Ngoại giao.
15:00 | 18/03/2023
Theo Forbes, Việt Nam có kế hoạch đầy tham vọng để dẫn đầu về trí tuệ nhân tạo và Việt Nam hy vọng sẽ nằm trong 4 quốc gia hàng đầu ở châu Á về tiến bộ trí tuệ nhân tạo.
07:00 | 06/03/2023