Thông tin trên được Cục Trưởng Cục ATTT, Bộ TT&TT ông Nguyễn Thành Phúc cung cấp trong Lễ ra mắt dịch vụ giám sát an toàn thông tin VSEC VADAR. Ông cho biết, "Hiện chỉ còn 2 bộ và 1 địa phương chưa triển khai đảm bảo an toàn thông tin mạng theo mô hình 4 lớp. Chúng tôi đang đốc thúc và khả năng sẽ hoàn thành đúng tiến độ với yêu cầu 100% bộ, ngành, địa phương đảm bảo an toàn thông tin theo 4 lớp chuyên nghiệp trong năm 2020".
Bình Phước là 1 trong những địa phương đã hoàn thành việc triển khai đảm bảo an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp chuyên nghiệp.
Bảo đảm an toàn, an ninh mạng theo mô hình 4 lớp thống nhất từ trung ương đến địa phương là một trong những định hướng quan trọng của an toàn, an ninh mạng Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới. Đây là định hướng đã được Thủ tướng Chính phủ đưa ra cho các bộ, ngành, địa phương tại Chỉ thị 14 ngày 07/6/2019 về tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam.
Mô hình bảo đảm an toàn thông tin chuyên nghiệp 4 lớp gồm: Lực lượng tại chỗ; Tổ chức hoặc doanh nghiệp giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp; Tổ chức hoặc doanh nghiệp độc lập kiểm tra, đánh giá định kỳ; Kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia.
Ngay từ đầu năm nay, Bộ TT&TT, trực tiếp là Cục An toàn thông tin đã xác định việc hướng dẫn và thúc đẩy các bộ, ngành, địa phương triển khai đảm bảo an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp chuyên nghiệp là một trong các nhiệm vụ trọng tâm, phải được tập trung thực hiện.
Cụ thể, để đẩy nhanh tiến độ, trong các tháng đầu năm 2020, Bộ TT&TT đã đồng hành cùng các doanh nghiệp phát triển nền tảng cung cấp dịch vụ Trung tâm điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát an toàn không gian mạng quốc gia.
Theo công bố của Bộ TT&TT hồi đầu tháng 7/2020, đã có 8 doanh nghiệp gồm: Viettel, VNPT, BKAV, FPT IS, CMC Cyber Security, CyRadar, VNCS Global và SAVIS cung cấp nền tảng dịch vụ SOC đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ thông tin với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia.
Thực tế, các nền tảng SOC do doanh nghiệp Việt Nam phát triển đã và đang hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương rút ngắn 90% khối lượng, thời gian triển khai mô hình 4 lớp. Bởi lẽ, với việc chọn sử dụng nền tảng cung cấp dịch vụ SOC đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ thông tin, các bộ, tỉnh đã bảo đảm hoàn thành 2 lớp quan trọng trong mô hình 4 lớp là lớp 2 và lớp 4.
Số liệu thống kê của Cục An toàn thông tin cũng cho thấy, kể từ giữa năm 2020 đến nay, tỷ lệ các bộ, tỉnh triển khai đảm bảo an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp đã tăng từ 19% trong tháng 6 lên 43% vào tháng 7, đạt 61,5% trong tháng 8. Hai tháng gần đây, tỷ lệ này tiếp tục được nâng lên trên 70% vào đầu tháng 10 và hiện đạt 96,4%.
ĐT
(Tổng hợp)
11:00 | 07/05/2020
09:00 | 15/06/2022
16:00 | 09/08/2021
08:00 | 23/04/2020
16:00 | 26/09/2017
15:00 | 16/11/2023
Sáng ngày 16/11/2023, Trung tâm Công nghệ thông tin và Giám sát an ninh mạng, Ban Cơ yếu Chính phủ đã tổ chức Hội thảo Sơ kết công tác giám sát an toàn thông tin năm 2023 nhằm đánh giá kết quả công tác giám sát an toàn thông tin trong năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ năm 2024.
16:00 | 01/11/2023
Ngày 31/10, tại Hà Nội đã diễn ra buổi làm việc giữa Ban Cơ yếu Chính phủ với Hiệp hội Công nghệ chuỗi khối Việt Nam (Hiệp hội Blockchain Việt Nam) để bàn về chương trình hoạt động hợp tác trong thời gian tới.
15:00 | 24/10/2023
Ngày 10/10, Bang Utah (Mỹ) đưa ra thông báo sẽ kiện TikTok với cáo buộc khuyến khích trẻ em sử dụng mạng xã hội có hại cho sức khỏe tâm thần này.
12:00 | 28/09/2023
Sáng ngày 28/9, tại thành phố Đà Nẵng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp cùng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng khai mạc Hội nghị Khoa học Quốc gia lần thứ XVI (FAIR 2023) với chủ đề "Khoa học dữ liệu trong chuyển đổi số". Sự kiện thu hút hơn 300 đại biểu đến từ các viện nghiên cứu, các học viện, trường đại học trên cả nước.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Sáng ngày 23/11, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tuyên truyền chuyển đổi số và ra mắt Website thông tin chuyển đổi số của Ban Cơ yếu Chính phủ. Hội nghị nhằm mục tiêu tăng cường hiểu biết về lợi ích, vai trò và tầm quan trọng của chuyển đổi số ở phạm vi quốc gia và tại Ban Cơ yếu Chính phủ.
16:00 | 23/11/2023
Theo Reuters, các công ty Trung Quốc đang mua thiết bị sản xuất chip của Mỹ để sản xuất chất bán dẫn tiên tiến, bất chấp một loạt hạn chế xuất khẩu mới nhằm cản trở những tiến bộ trong ngành bán dẫn của nước này.
10:00 | 22/11/2023