Hồ sơ Pandora gồm khoảng 11,9 triệu tài liệu từ các tổ chức tài chính được các khách hàng giàu có thuê để cất giấu tài sản, lách thuế ở các thiên đường thuế như Panama, Dubai, Monaco, Thụy Sĩ, Quần đảo Cayman.
Tài liệu này tiết lộ các giao dịch tài chính bí mật ở nước ngoài của 35 nguyên thủ bao gồm cả đương nhiệm và mãn nhiệm. Ngoài ra, tài liệu cũng tiết lộ về các khoản tài chính bí mật của hơn 300 quan chức trên thế giới như các bộ trưởng, thẩm phán, thị trưởng, tướng lĩnh quân đội ở hơn 90 quốc gia.
Danh tính của hơn 100 tỷ phú cùng với hàng loạt người nổi tiếng, lãnh đạo doanh nghiệp cũng được đề cập đến trong tài liệu rò rỉ này. Nhiều người trong số họ đã lập ra các công ty bình phong để sở hữu những của cải có giá trị như bất động sản, du thuyền, cổ vật hay tài khoản ngân hàng ẩn danh.
Hồ sơ Pandora là tập hợp tài liệu từ những năm 1970, nhưng chủ yếu trong giai đoạn từ 1996 - 2020. Các tài liệu gồm email, biên bản ghi nhớ, hồ sơ thành lập công ty, giấy chứng nhận, báo cáo từ 14 công ty dịch vụ tài chính ở các quốc gia gồm Quần đảo Virgin (Anh), Panama, Belize, Cộng hòa Síp, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Singapore và Thụy Sĩ.
Những tài liệu này được rò rỉ cho Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) và được ICIJ chia sẻ với các đối tác truyền thông trong đó có Guardian, BBC, Le Monde, Washington Post.
Hơn 600 phóng viên đến từ 150 hãng truyền thông ở 117 quốc gia đã tham gia vào quá trình xác minh các tài liệu từ vụ rò rỉ tài chính lớn nhất thế giới những năm gần đây. Sau 18 tháng điều tra, phân tích dữ liệu, các hãng truyền thông trên dự kiến sẽ công bố những thông tin liên quan trong vài ngày tới.
Hồ sơ Pandora Papers có dung lượng khoảng 2.94 terabyte dữ liệu, đến từ 14 nhà cung cấp dịch vụ tại ít nhất 38 khu vực pháp lý.
Hơn một nửa Hồ sơ Pandora (6,4 triệu tập tài liệu) ở dạng văn bản, bao gồm 4 triệu tệp PDF, một số dài hơn 10.000 trang. Tài liệu bao gồm hộ chiếu, sao kê ngân hàng, tờ khai thuế, hồ sơ thành lập công ty, hợp đồng bất động sản và bảng câu hỏi thẩm định. Cũng có hơn 4,1 triệu hình ảnh và email. Bảng tính chiếm 4% lượng văn bản, ngoài ra là các dạng tệp trình chiếu, âm thanh và video.
Tổng cộng, ICIJ đã tìm thấy mối liên hệ giữa khoảng 1.000 công ty ở các thiên đường thuế nước ngoài với 336 nguyên thủ, cựu nguyên thủ và quan chức cấp cao ở các nước. Khoảng 2/3 trong số các công ty này được lập ra ở Quần đảo Virgin.
Trong số các quan chức bị đề cập trong Hồ sơ Pandora, một số thành viên trong nội các của Thủ tướng Pakistan Imran Khan và thành viên của gia đình họ bị cáo buộc sở hữu các công ty và quỹ tín thác trị giá hàng triệu USD ở nước ngoài. Phản ứng về thông tin này, Thủ tướng Khan tuyên bố, chính quyền của ông sẽ điều tra toàn bộ công dân Pakistan có tên trong tài liệu và sẽ có hành động nếu cần.
Tuy nhiên, không phải ai có tên trong Hồ sơ Pandora cũng bị buộc tội có hành vi sai trái. Ví dụ, tài liệu tiết lộ, vợ chồng cựu Thủ tướng Anh Tony Blair tiết kiệm được 312.000 bảng Anh tiền thuế bất động sản khi họ mua nhà ở London thuộc sở hữu của gia đình một bộ trưởng Bahrain. Thương vụ cho thấy lỗ hổng có thể cho phép giới giàu có sở hữu bất động sản mà không phải đóng thuế.
Trong số các tỷ phú bị "gọi tên" trong Hồ sơ Pandora là nhà tài phiệt ngành xây dựng Thổ Nhĩ Kỳ Erman Ilicak và cựu giám đốc điều hành công ty phần mềm Reynolds & Reynolds Robert T. Brockman.
Ngay sau khi sự việc được ICIJ công bố ngày 3/10, Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak cho biết các quan chức thuế nước này sẽ nghiên cứu các tài liệu tài chính bị rò rỉ và được đề cập trong Hồ sơ Pandora. Bộ trưởng Sunak nói: "Đêm qua tôi đã đọc được các tài liệu này, rõ ràng là rất khó để tôi bình luận một cách cụ thể bởi chúng mới xuất hiện. Tất nhiên, Cơ quan Thuế và Hải quan Anh sẽ nghiên cứu các tài liệu này".
Hồ sơ không đề cập trực tiếp đến Tổng thống Nga Vladimir Putin nhưng hé lộ tài sản các nhân vật thân cận với ông tại Monaco. Rất nhiều cộng sự thân cận của ông bao gồm cả người bạn thân nhất từ thời thơ ấu: Petr Kolbin (đã qua đời) và một người phụ nữ. Tuy nhiên, chưa ai trả lời yêu cầu bình luận.
Các nhân vật nổi tiếng khác được nhắc đến gồm nữ ca sĩ Shakira người Colombia, siêu mẫu Claudia Schiffer, tuyển thủ môn criket Sachin Tendulkar người Ấn Độ. Đại diện của 3 nhân vật này đã lên tiếng phủ nhận việc trốn thuế.
Theo Guardian, Tổng thống Ukraine Zelensky từ chối bình luận trong khi những nhân vật liên quan đến ông Putin cũng chưa phản hồi chất vấn của truyền thông.
Nhà vua Jordan không trả lời các câu hỏi của Guardian nhưng khẳng định việc ông sở hữu tài sản thông qua các công ty ở nước ngoài không có gì sai.
Trong khi đó, Thủ tướng CH Czech Andrej Babis khẳng định trên mạng xã hội Twitter là ông "chưa bao giờ làm gì sai hay phạm pháp”, sau khi hồ sơ Pandora cho rằng ông che giấu việc dùng một công ty đầu tư ở nước ngoài để mua bất động sản trị giá 22 triệu USD ở Pháp.
Trước Hồ sơ Pandora, Hồ sơ Panama năm 2016 là vụ rò rỉ thông tin lớn nhất lịch sử, với hơn 11,5 triệu tài liệu với 2,6 terabyte từ hãng luật Mossack Fonseca (Panama). Một cuộc điều tra khác là Hồ sơ Paradise năm 2017 dựa trên 1,4 terabyte dữ liệu rò rỉ của 13,4 triệu tài liệu từ một công ty luật nước ngoài, Appleby, cùng Asiaciti Trust - một nhà cung cấp có trụ sở tại Singapore và các công ty có hội sở tại 19 khu vực pháp lý bí mật.
M.T
(tổng hợp)
09:47 | 22/06/2016
08:26 | 11/05/2016
12:00 | 08/09/2024
Chương trình nghệ thuật “Vinh quang thầm lặng 2024” kết thúc để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và xúc cảm sâu sắc trong lòng người xem. Phóng viên Tạp chí An toàn thông tin đã ghi nhận lại cảm xúc của các cán bộ, nhân viên ngành Cơ yếu khi xem chương trình.
08:00 | 05/09/2024
Sau đây là một số dấu mốc quan trọng, tiêu biểu của ngành Cơ yếu Việt Nam liên quan đến ngày 05 tháng 9 mà Tạp chí An toàn thông tin điện tử tổng hợp. Xin kính mời quý vị và các bạn lắng nghe.
20:00 | 31/08/2024
Ngày 23/8, tại TP. Hồ Chí Minh, Cục An toàn thông tin – Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông Tp. Hồ Chí Minh và Hiệp hội An toàn Thông tin Việt Nam – Chi hội phía Nam (VNISA phía Nam) phối hợp đồng tổ chức Hội thảo và Triển lãm An toàn thông tin khu vực phía Nam 2024 với chủ đề “Đảm bảo an toàn thông tin cho hạ tầng số, dữ liệu số và kinh tế số trước tội phạm mạng”.
08:00 | 31/08/2024
Bản tin podcast ngày hôm nay kính mời quý vị cùng điểm lại những dấu mốc quan trọng, tiêu biểu của ngành Cơ yếu Việt Nam liên quan đến ngày 31 tháng 8 mà Tạp chí An toàn thông tin điện tử tổng hợp. Xin kính mời quý vị và các bạn lắng nghe.
Khoảng giữa năm 1995, cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (National Security Agency - NSA) bắt đầu công bố hàng nghìn thông điệp được giải mật từ dự án VENONA. Đó là các thông điệp được truyền trong hoạt động ngoại giao và hoạt động tình báo của Liên Xô được trao đổi từ năm 1940. Trong đó, có chứa các thông tin liên quan đến Cơ quan tình báo trung ương Liên Xô (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti - KGB), Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (Glavnoye Razvedyvatel’noye Upravleniye - GRU), Cơ quan Dân ủy Nội vụ (Narodnyy Komissariat Vnutrennikh Del - NKVD)…. Đây là kết quả hợp tác truyền thông tình báo của Mỹ, Anh và một số nước đồng minh. Bài viết dưới đây trình bày khái quát các kết quả chính và nguyên nhân thám mã thành công của dự án VENONA.
15:00 | 30/12/2018
Ngày 19/9/2024, tại Hà Nội, Chi hội Nhà báo Tạp chí An toàn thông tin đã tổ chức thành công Đại hội Chi hội nhiệm kỳ 2024 - 2027.
07:00 | 20/09/2024
Ngày 30/9, Adobe chính thức ra mắt tính năng hỗ trợ tiếng Việt dành cho phần mềm Photoshop trên máy tính, giúp người dùng Việt thỏa sức sáng tạo mà không gặp trở ngại về ngôn ngữ.
12:00 | 03/10/2024