Theo Báo cáo kết quả công tác chuyển đổi số trong TAND tại Hội nghị giới thiệu mô hình chuyển đổi số thành công cấp bộ, ngành của TAND tối cao diễn ra vào ngày 16/6/2024 cho biết: Năm 2021, TAND tối cao đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và Tập đoàn Viettel nghiên cứu và đưa vào triển khai thử nghiệm phần mềm “Trợ lý ảo”. “Trợ lý ảo” đóng vai trò như một thư ký riêng, được lập trình am hiểu pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ của Tòa án, làm việc 24/7 và luôn bên cạnh thẩm phán, giao tiếp với thẩm phán bằng ngôn ngữ tự nhiên thông qua điện thoại di động, máy tính cá nhân.
“Trợ lý ảo” báo cáo kết quả công tác chuyển đổi số trong TAND tại Hội nghị giới thiệu mô hình chuyển đổi số thành công cấp bộ, ngành của TAND tối cao.
Đến thời điểm hiện tại, phần mềm “Trợ lý ảo” tiếp tục được phát triển thông minh hơn để cung cấp các tính năng nâng cao như: Hỗ trợ lập kế hoạch giải quyết án, tạo lập và quản lý hồ sơ án điện tử, số hóa, sắp xếp hồ sơ theo từng loại tài liệu vụ án để thuận tiện nghiên cứu; hỗ trợ quản lý công việc, đưa ra các cảnh báo, thông báo, nhắc việc. “Trợ lý ảo” hỗ trợ thẩm phán viết một phần nội dung của bản án, quyết định; hỗ trợ phân tích dữ liệu, xác minh thông tin và phát hiện các sai sót trong các bản án, quyết định của Tòa án; phân tích sâu thông tin vụ án, tham chiếu chéo và kiểm tra các thông tin vụ án; phát hiện các yêu cầu tố tụng bị bỏ sót; phát hiện các lỗi trích dẫn điều luật; phân tích bản án và sửa lỗi kỹ thuật; phát hiện các lỗi về mặt logic trong văn bản mà bằng trực quan khó phát hiện được; một phần hoạt động tố tụng sẽ được thực hiện tự động và do “Thẩm phán AI” xử lý và có kiểm soát, giám sát của thẩm phán;… Bên cạnh đó, “Trợ lý ảo” có khả năng đoán định tư pháp, tự động phân tích các tình huống, hành vi pháp lý của vụ án để đưa ra dự đoán kết quả tư pháp đối với các vụ việc cùng chỉ dẫn pháp luật; các bản án, quyết định tương tự liên quan đến vụ việc để Thẩm phán tham khảo.
Một trong những nhiệm vụ của thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ án là soạn thảo văn bản tố tụng và thực hiện mã hóa, công khai bản án trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án. Trước đây, thẩm phán làm thủ công mất rất nhiều thời gian để soạn thảo văn bản tố tụng, đôi khi có sự nhầm lẫn, sai sót trong quá trình soạn thảo văn bản. Để công bố các bản án đã có hiệu lực pháp luật, thẩm phán mất rất nhiều thời gian để mã hóa, trong đó có những vụ án với số lượng đương sự nhiều, dài thì thẩm phán phải mất từ 3 - 7 ngày mới mã hóa xong bản án theo quy định để công khai trên Cổng thông tin điện tử.
“Trợ lý ảo” làm việc 24/7 và luôn bên cạnh thẩm phán.
Từ khi có “Trợ lý ảo”, việc soạn thảo văn bản tố tụng, soát lỗi chính tả và mã hóa bản án do “Trợ lý ảo” thực hiện. Thẩm phán chỉ cần ra lệnh bằng giọng nói thì chỉ trong vòng vài giây toàn bộ công việc này đã được “Trợ lý ảo” thực hiện xong. Thẩm phán chỉ kiểm tra lại lần cuối và phát hành, qua đó giúp giảm hơn 30% khối lượng công việc cho thẩm phán.
Theo số liệu thống kê, tính đến nay, phần mềm “Trợ lý ảo” Tòa án có hơn 10.000 người sử dụng và đạt trên 4 triệu lượt tương tác hỏi đáp. Có thể nói, việc ứng dụng phần mềm “Trợ lý ảo” vào hoạt động Tòa án là “điểm sáng” trong bức tranh chuyển đổi số quốc gia.
Dự kiến đến hết năm 2025, “Trợ lý ảo” của Tòa án sẽ được TAND tối cao công khai để mọi người có thể truy cập và sử dụng như Trợ giúp pháp lý cho công dân và cơ quan, tổ chức nếu có nhu cầu.
Tuấn Anh
08:00 | 17/06/2024
07:00 | 17/11/2024
12:00 | 21/10/2024
10:00 | 16/05/2024
08:00 | 08/08/2024
09:00 | 26/07/2024
13:00 | 17/06/2024
09:00 | 13/06/2024
09:00 | 17/05/2024
10:00 | 07/06/2024
17:00 | 07/11/2024
Ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Quyết định số 1236/QĐ-TTg, công bố Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ Blockchain đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược Blockchain Quốc gia), để Việt Nam trở thành quốc gia thuộc nhóm các nước dẫn đầu khu vực và có vị thế quốc tế trong ngành Blockchain. Trong đó, Ban Cơ yếu Chính phủ được giao một số nhiệm vụ như: Chủ trì nghiên cứu, ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực cơ yếu, chữ ký số chuyên dùng công vụ; Chủ trì nghiên cứu, đề xuất các tiêu chuẩn, quy chuẩn về mật mã cho Hạ tầng chuỗi khối Việt Nam... Để làm rõ những nhiệm vụ này, Tạp chí An toàn thông tin đã có buổi phỏng vấn với Trung tướng, TS. Đặng Vũ Sơn, Nguyên Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ, Cố vấn cấp cao Hiệp hội Blockchain Việt Nam.
16:00 | 04/08/2024
Với quyết tâm cao trong công cuộc chuyển đổi số nhằm bắt kịp, không bỏ lỡ “chuyến tàu 4.0”, thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang cơ bản hoàn thành xây dựng chính quyền điện tử, từng bước chuyển dần sang chính quyền số cùng với chương trình đột phá trong cải cách hành chính. Việc bảo đảm an toàn, an ninh thông tin sẽ là một trong những nhiệm vụ cấp bách hàng đầu đặt ra cho đội ngũ cán bộ tham mưu của tỉnh, đặc biệt là lực lượng cơ yếu và đội ngũ cán bộ làm công tác cơ yếu, vừa phải đổi mới, năng động, sáng tạo vừa phải tích cực tham mưu cho cấp ủy, cơ quan các giải pháp bảo mật để đảm bảo an toàn thông tin, dữ liệu, phục vụ đắc lực cho thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
13:00 | 01/08/2024
Hiện nay, trên thế giới có quá nhiều tạp chí khoa học, điều này gây ra không ít khó khăn trong việc xác định một bài báo cũng như một tạp chí đáng tin cậy. Lựa chọn bài báo chất lượng để kế thừa kết quả là việc rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nghiên cứu và độ tin cậy của phương pháp nghiên cứu. Bên cạnh đó, công bố khoa học quốc tế, nhất là công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín đang là tiêu chí quan trọng để đánh giá khoa học với các nhà nghiên cứu.
16:00 | 28/06/2024
Sáng ngày 28/6, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Viện FES Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Hợp tác Việt Nam - EU trong việc giải quyết những thách thức toàn cầu mới”. Buổi Tọa đàm nhằm mục đích tạo ra một diễn đàn để các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu trao đổi, thảo luận, làm rõ hơn và tìm ra các giải pháp giúp tăng cường hợp tác toàn diện với EU trong việc gải quyết những thách thức toàn cầu hiện nay.