Cụ thể, tại Điểm b khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước quy định về trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước nêu rõ “Người tiếp nhận thu nhận thông tin nhận dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ căn cước”.
Như vậy việc thu nhận thông tin sinh trắc học sẽ được cơ quan quản lý căn cước tiến hành thu thập khi công dân làm thủ tục đề nghị cấp thẻ căn cước.
Sinh trắc học mống mắt được thu thập tại cơ quan công an cùng với vân tay và ảnh mặt. Công dân cung cấp dữ liệu mống mắt khi làm thủ tục cấp Căn cước tại cơ quan Công an như: Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Cơ quan Công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công an cấp quận/huyện/thị xã thành phố thuộc tỉnh.
Đối với thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp hoặc cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong quá trình giải quyết vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ có thực hiện trưng cầu giám định hoặc thu thập được thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của người dân thì chia sẻ cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật, điều chỉnh vào Cơ sở dữ liệu căn cước.
Theo Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, cơ quan quản lý căn cước chỉ tiến hành thu thập thông tin AND, giọng nói khi người dân tự nguyện cung cấp trong quá trình người dân thực hiện thu nhận hồ sơ căn cước.
“Việc cập nhật thông tin, dữ liệu sinh trắc học về AND, giọng nói vào Cơ sở dữ liệu căn cước được thực hiện thông qua việc các cơ quan có chức năng kết nối, chia sẻ thông tin cho cơ quan quản lý căn cước” - đại diện Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cho biết.
Bên cạnh đó, việc thu thập thông tin sinh trắc học mống mắt để làm cơ sở đối soát, xác thực thông tin của mỗi cá nhân; hỗ trợ trong những trường hợp không thu nhận được vân tay của một người (trong các trường hợp khuyết tật, vân tay bị biến dạng...).
Đại diện Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cho biết thêm, dữ liệu về mống mắt có khả năng chính xác cao, rất phù hợp với xu hướng chuyển đổi số trên thế giới và Việt Nam hiện nay khi các giao dịch điện tử được mở rộng, là lĩnh vực chủ yếu cho các thiết bị thông minh như (di động, app điện tử) đều được trang bị các camera thông minh tránh các trường hợp giả mạo khuôn mặt, video giả mạo khi định danh, xác thực cho các giao dịch.
Kết hợp với các yếu tố sinh trắc như khuôn mặt (đảm bảo xác thực 2 yếu tố), sinh trắc là cơ sở triển khai hiệu quả Luật Giao dịch điện tử nên việc thu thập thông tin sinh trắc là rất cần thiết và phù hợp với xu hướng chuyển đổi số hiện nay.
Hồ Trung (Tổng hợp)
09:00 | 21/05/2024
09:00 | 04/05/2023
14:00 | 15/07/2024
09:00 | 08/01/2025
07:00 | 06/03/2023
16:00 | 17/10/2022
14:00 | 28/02/2025
Hiện nay, các hệ thống trường học đã trở thành mục tiêu phổ biến của tội phạm mạng trong vài năm qua do sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào công nghệ và lượng dữ liệu phong phú của trường học. Do đó, ngày 31/01/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 447/QĐ-BGDĐT về việc phê duyệt hướng dẫn bảo đảm an toàn thông tin (ATTT), tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục. Bài viết phân tích các nguy cơ và mối đe dọa ATTT trong hoạt động giáo dục. Qua đó, đề xuất một số giải pháp mà các đối tượng trong giảng dạy và quản lý giáo dục cần quan tâm nâng cao ý thức cảnh giác góp phần phòng ngừa, ngăn chặn đối tượng xấu tấn công gây thiệt hại về thông tin trong hoạt động giáo dục, đáp ứng yêu cầu về ATTT trong tình hình mới.
14:00 | 04/02/2025
Bên cạnh việc nghiên cứu các chỉ số đánh giá sức mạnh không gian mạng một quốc gia theo các tổ chức uy tín trên thế giới đã được đưa ra trong Phần I. Để tiếp nối nội dung, tác giả tiếp tục trình bày các thông tin chọn lọc về xu hướng và những thách thức cần lời giải để phát triển an toàn, an ninh mạng quốc gia. Phần II của bài viết đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao sức mạnh mạng của Việt Nam.
10:00 | 19/11/2024
Theo Nghị định 147/2024/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng Internet và thông tin trên mạng vừa được Chính phủ ban hành ngày 9/11, các tài khoản mạng xã hội phải được xác thực số điện thoại mới được hoạt động.
10:00 | 30/10/2024
Văn phòng Bộ Quốc phòng vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu các cơ quan, đơn vị toàn quân chú trọng nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong Bộ Quốc phòng. Trong đó, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ đạo cơ quan chức năng, hướng dẫn cơ quan báo chí trong quân đội chủ động phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng.