Chương trình nhận dạng danh tính mới này có tên Alicem, được lên kế hoạch triển khai vào tháng 11/2019 tới. Chính phủ Pháp cho biết, chương trình sẽ giúp chính quyền hoạt động hiệu quả hơn bằng việc cho phép người dân sử dụng các dịch vụ hành chính công như đóng thuế hay an sinh xã hội trực tuyến thông qua danh tính số.
Pháp sẵn sàng trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để cung cấp cho công dân một bản thông tin kỹ thuật số an toàn, cho dù công dân có muốn hay không. Nhận diện khuôn mặt sẽ là cách duy nhất để người dân Pháp tạo thông tin nhận diện kỹ thuật số hợp pháp. Người dân sẽ đăng ký một lần bằng cách đối chiếu ảnh chụp hộ chiếu với ảnh selfie trên ứng dụng Alicem.
Với động thái này, Pháp cùng nhiều nước khác trên thế giới đang tạo phiên bản "nhân dạng kỹ thuật số" của Google, nhằm cung cấp cho công dân quyền truy cập an toàn vào mọi dịch vụ, từ thuế cho đến tài khoản ngân hàng. Singapore đã sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt, trong khi Anh đang có kế hoạch chuẩn bị phát hành hệ thống riêng của mình. Tại Ấn Độ đã sử dụng công nghệ quét mống mắt.
Chính phủ Pháp tuyên bố, hệ thống sẽ không được sử dụng để theo dõi người dân. Không như tại Trung Quốc hay Singapore, Pháp không tích hợp thông tin sinh trắc học nhận dạng khuôn mặt vào cơ sở dữ liệu nhận dạng của công dân. Trên thực tế, Bộ Nội vụ Pháp, nơi phát triển ứng dụng Alicem đã cho biết, dữ liệu nhận dạng khuôn mặt được lấy về sẽ được xóa ngay sau khi quá trình kiểm tra hay đăng ký kết thúc. Tuy nhiên, điều này không khiến công dân khỏi lo lắng về những rủi ro tiềm năng của nó.
Tuy nhiên, các cơ quan bảo vệ dữ liệu Pháp cho rằng, chương trình này đã vi phạm Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) của châu Âu vì nó cần được cấp quyền để thu thập dữ liệu. Đến nay, chương trình này vẫn đang được Tòa án Tối cao Pháp xem xét.
Các nhà chức trách cho biết, mức độ bảo mật của Alicem đang ở mức cao nhất là cấp độ bang. Tuy nhiên vào tháng 4/2019, Robert Baptiste - một tin tặc có tên Elliot Alderson trên Twitter, đã có thể truy cập vào một trong những ứng dụng có mức độ bảo mật rất cao của chính phủ trong vòng 75 phút. Điều này đặt ra câu hỏi về khả năng an ninh trực tuyến của chính phủ. Dù vậy, Bộ Nội vụ Pháp vẫn kiên quyết tiến hành dự án này theo kế hoạch bất chấp cả hai vấn đề trên.
Trên thế giới, công nghệ nhận dạng khuôn mặt đang được ứng dụng và thử nghiệm ngày càng nhiều. Camera giám sát trực tuyến trên đường phố tại xứ Wales được tòa án London đánh giá là hợp pháp trong tuần đầu tháng 10/2019. Trong khi Đức, Hà Lan và Italy cũng dùng nhận dạng khuôn mặt để kiểm tra nhanh tại biên giới.
Nguyệt Thu
Bloomberg
15:00 | 20/05/2019
08:00 | 26/03/2020
16:00 | 17/05/2019
13:00 | 24/12/2019
10:00 | 30/07/2019
16:00 | 04/08/2023
Trung Quốc coi việc quản lý Internet theo pháp luật là một phần quan trọng trong việc quản lý toàn diện đất nước. 30 năm qua, Trung Quốc đã đạt được nhiều kết quả trong xây dựng hệ thống pháp luật về quản lý Internet thông qua việc không ngừng hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật, tăng cường thực thi pháp luật, thúc đẩy hệ thống giám sát và bảo vệ pháp luật về Internet. Trong phần I của bài báo, tác giả sẽ giới thiệu về những nguyên tắc quản lý và quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý Internet của Trung Quốc.
07:00 | 12/06/2023
Khi vai trò của an ninh mạng trong các doanh nghiệp lớn tăng lên đáng kể qua từng năm thì tầm quan trọng của các Trung tâm Điều hành An ninh mạng (SOC) cũng sẽ trở nên tối quan trọng. Công ty bảo mật Kaspersky đã đưa ra những dự đoán về SOC từ nhiều khía cạnh khác nhau. Trước tiên, từ bên ngoài, đó là dự đoán về những mối đe dọa mới nhất mà tất cả các SOC có thể phải đối mặt vào năm 2023. Cùng với đó là những thách thức đối với các nhà quản lý liên quan đến nhân sự, ngân sách và chức năng từ bên trong nội bộ trong mối liên hệ chặt chẽ với những mối đe dọa đang rình rập các tập đoàn vào năm 2023.
13:00 | 29/05/2023
Tháng 9/2022, Nga thành lập và đưa vào vận hành trung tâm quốc gia về phát triển trí tuệ nhân tạo với nhiệm vụ là lựa chọn và hỗ trợ các giải pháp công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) một cách hiệu quả nhất. Các khoản đầu tư được chính phủ Nga đầu tư vào việc phát triển công nghệ AI từ nay đến năm 2030 là khoảng 24,6 tỷ rúp, 100 tỷ rúp khác sẽ được Ngân hàng Sberbank quản lý và đầu tư tiếp theo những hướng khác nhau. Đầu tháng 2/2023, Bộ Phát triển Kinh tế Nga đã khởi động lại một số chương trình của dự án liên bang "Trí tuệ nhân tạo". Đặc biệt, có kế hoạch lựa chọn một vài trung tâm nghiên cứu để giải quyết các vấn đề ứng dụng trong lĩnh vực AI. Sự hỗ trợ mạnh mẽ về tài chính cho lĩnh vực AI ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng hiện nay sẽ là tiền đề mạnh mẽ để đưa Nga trở thành một cường quốc về công nghệ trí tuệ nhân tạo trên thế giới
09:00 | 06/04/2023
Ủy ban châu Âu và cơ quan ngoại giao của EU đang thiết lập hai sáng kiến song song về hợp tác với các công ty tư nhân trong lĩnh vực an ninh mạng. Đó là Hộp công cụ ngoại giao điện tử (Cyber Diplomacy Toolbox) và Dự trữ mạng châu Âu (European Cyber Reserve)