Đạo luật AI của châu Âu đã chính thức có hiệu lực vào tháng 8/2024, thiết lập các quy tắc để các hệ thống AI không trở thành mối đe dọa đối với xã hội. Tuy nhiên, đến nay, một số công ty công nghệ như Meta và Apple vẫn chưa triển khai các mô hình AI tại châu Âu do chưa có bộ đánh giá quy tắc cụ thể theo Đạo luật AI.
Do đó, một công ty khởi nghiệp Thụy Sĩ là LatticeFlow cùng các đối tác, dưới sự hỗ trợ của các quan chức Liên minh Châu Âu đã phát triển công cụ LLM Checker để thử đo lường mức độ đáp ứng quy định của các mô hình AI được phát triển bởi các công ty công nghệ lớn như Meta và OpenAI trên.
Công cụ này chấm điểm cho các mô hình AI trên hàng chục danh mục đánh giá như an ninh mạng, phúc lợi môi trường, quyền riêng tư và quản trị dữ liệu để xác định mức độ tuân thủ của các mô hình với thang điểm từ 0 đến 1. Theo đó, các mô hình AI do Alibaba, Anthropic, OpenAI, Meta và Mistral AI phát triển đều nhận được điểm trung bình từ 0,75 trở lên.
Nghiên cứu phát hiện ra rằng một số mô hình AI chủ yếu không đạt yêu cầu về phân biệt đối xử và an ninh mạng. Chẳng hạn GPT-4 Turbo của OpenAI và Cloud của Alibaba đều đưa ra kết quả có tính phân biệt giới tính, chủng tộc.
Được biết, các công ty không tuân thủ Đạo luật AI của EU phải đối mặt với khoản tiền phạt 35 triệu euro hoặc 7% doanh thu hàng năm toàn cầu. Điều này đã khiến các công ty dè dặt phát hành các mô hình của mình tại châu Âu do chưa có bất kỳ hướng dẫn kỹ thuật chi tiết nào. Bởi vậy, EU đang triệu tập các chuyên gia để soạn thảo một bộ quy tắc thực hành điều chỉnh công nghệ và sẽ ban hành khoảng đầu năm 2025.
Song công cụ LLM Checker đã cung cấp những đánh giá cần thiết để cảnh báo các công ty về các nguy cơ không tuân thủ luật pháp của các mô hình. LatticeFlow cho biết LLM Checker sẽ được cung cấp miễn phí rộng rãi cho các nhà phát triển để tự kiểm tra mức độ tuân thủ của mô hình.
Petar Tsankov, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của công ty chia sẻ, kết quả thử nghiệm nhìn chung là tích cực và cung cấp cho các công ty một lộ trình để họ tinh chỉnh các mô hình của mình phù hợp với Đạo luật AI. "EU vẫn đang tìm ra tất cả các tiêu chuẩn tuân thủ, nhưng chúng ta có thể thấy một số lỗ hổng trong các mô hình. Với công cụ này, chúng tôi tin rằng các nhà cung cấp mô hình có thể được chuẩn bị tốt để đáp ứng các yêu cầu quy định", ông Petar Tsankov nói.
Một phát ngôn viên của Ủy ban Châu Âu nói cũng phát biểu rằng Ủy ban hoan nghênh nghiên cứu này và khen ngợi nền tảng đánh giá mô hình AI "như một bước đầu tiên trong việc chuyển đổi Đạo luật AI của EU thành các yêu cầu kỹ thuật, giúp các nhà cung cấp mô hình AI triển khai Đạo luật AI".
Trong khi đó, Tiến sĩ Ilia Kolochenko, Trợ lý Giáo sư về An ninh mạng tại Đại học Công nghệ Capitol cho rằng, báo cáo tóm tắt rất nhiều vấn đề về quyền riêng tư, an toàn và độ tin cậy với các mô hình GenAI lớn nhất, vốn đã được báo cáo ngày càng nhiều kể từ cuối năm 2022, thực tế, báo cáo chỉ là phần nổi của tảng băng.
"Một cuộc kiểm toán toàn diện về các mô hình LLM, có toàn quyền truy cập vào dữ liệu đào tạo, thuật toán và lan can của LLM, có thể sẽ phơi bày hàng chục vi phạm khác, không chỉ Đạo luật AI của EU mà còn Quy định bảo vệ dữ liệu của EU (GDPR)”. Chưa kể, thiệt hại không thể khắc phục đối với môi trường cần thiết để đào tạo hoặc tinh chỉnh các LLM. "Tương lai của GenAI có vẻ nghiệt ngã, nói một cách nhẹ nhàng", Tiến sĩ Ilia Kolochenko đánh giá.
Thanh Hà
13:00 | 06/06/2024
14:00 | 12/11/2024
13:00 | 25/12/2024
16:00 | 11/07/2023
13:00 | 11/11/2024
08:00 | 06/06/2024
10:00 | 12/12/2024
Mới đây, ấn phẩm Khoa học và Công nghệ trong lĩnh vực An toàn thông tin (thuộc Tạp chí An toàn thông tin) đã kiện toàn Hội đồng biên tập và bổ sung thêm 03 chuyên gia quốc tế uy tín vào đội ngũ chuyên gia của Tạp chí. Đây là một bước đi quan trọng nhằm nâng cao chất lượng, mở rộng cơ hội hợp tác nghiên cứu quốc tế và tiếp tục duy trì được vai trò của ấn phẩm Khoa học là ấn phẩm chuyên ngành duy nhất trong cả nước về lĩnh vực bảo mật và an toàn thông tin.
10:00 | 25/10/2024
Ước tính đến năm 2025, Việt Nam sẽ có hơn 20 triệu camera giám sát, trong đó, 90% camera tại Việt Nam xuất xứ từ Trung Quốc và chuyển dữ liệu ra nước ngoài.
12:00 | 15/10/2024
Để tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký ban hành Chỉ thị số 37, yêu cầu Bộ trưởng GD&ĐT, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan liên quan, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ, các nhiệm vụ, giải pháp đề ra.
14:00 | 02/10/2024
Ứng dụng nhắn tin phổ biến Telegram tuyên bố sẽ cung cấp địa chỉ IP và số điện thoại của người dùng cho chính quyền để đáp ứng các yêu cầu pháp lý hợp lệ nhằm kiểm soát hoạt động tội phạm trên nền tảng này.