GSE được thiết kế như một “hệ thống radar” tinh vi, có khả năng thu thập và phân tích dữ liệu theo thời gian thực về các hoạt động lừa đảo, gian lận và tội phạm mạng từ nhiều nguồn khác nhau. Bằng cách tổng hợp các tín hiệu đe dọa, GSE sẽ giúp các tổ chức, doanh nghiệp và cơ quan chức năng có cái nhìn toàn diện hơn về các hoạt động tội phạm mạng, từ đó nhanh chóng phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vụ việc.
“Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra một giải pháp thân thiện với người dùng, hoạt động hiệu quả trên quy mô internet và có thể truy cập bởi các tổ chức đủ điều kiện”, Google chia sẻ trong một bài đăng trên blog. GASA và Liên đoàn Nghiên cứu DNS sẽ chịu trách nhiệm quản lý quyền truy cập vào nền tảng này.
Google cho biết đã cung cấp hơn 100.000 URL của các trang web lừa đảo và hơn 1 triệu tín hiệu lừa đảo khác cho GSE. “Gã khổng lồ” công nghệ cũng cam kết sẽ tiếp tục chia sẻ dữ liệu từ các sản phẩm khác của mình để tăng cường hiệu quả hoạt động của GSE.
Đại diện Google nhấn mạnh: “Chống lại lừa đảo và các tổ chức tội phạm đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan, bao gồm ngành công nghiệp, doanh nghiệp, xã hội dân sự và chính phủ.”
Bên cạnh GSE, Google cũng đang đẩy mạnh các nỗ lực bảo vệ người dùng thông qua tính năng Bảo vệ Liên tài khoản, hiện đang bảo vệ 3,2 tỷ người dùng trên các trang web và ứng dụng. Sắp tới, Google sẽ mở rộng hợp tác với Canva, Electronic Arts, Indeed và LinkedIn (thuộc sở hữu của Microsoft) để tăng cường an ninh mạng cho người dùng.
Trước đó, Meta cũng đã công bố hợp tác với các ngân hàng tại Vương quốc Anh trong chương trình Trao đổi Tình báo Gian lận Đối ứng (FIRE) nhằm mục tiêu tương tự.
Lưu Trung
10:00 | 30/10/2024
10:00 | 10/10/2024
10:00 | 30/10/2024
16:00 | 23/10/2024
07:00 | 23/09/2024
14:00 | 12/11/2024
14:00 | 24/09/2024
15:00 | 28/10/2024
07:00 | 14/10/2024
Chiều 08/10, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã trình bày về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, với mục tiêu đưa ngành Công nghiệp công nghệ số trở thành một trong những trụ cột chính của nền kinh tế Việt Nam. Việc ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số không chỉ góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của Ngành mà còn tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghệ số trong nước, tạo đà cho các đột phá về công nghệ.
14:00 | 07/10/2024
Ant Group, Tencent Holdings và Baidu của Trung Quốc đã hợp tác với các gã khổng lồ công nghệ Mỹ bao gồm Microsoft, Google và Meta Platforms để phát triển tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên trên thế giới về bảo mật mô hình ngôn ngữ lớn cho chuỗi cung ứng.
16:00 | 13/09/2024
Công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) với khả năng xử lý và phân tích khối lượng lớn, đa dạng dữ liệu đã tạo nên những ứng dụng giúp phát hiện sớm, chính xác các mối đe dọa an ninh mạng, tự động hóa trong ứng phó, đánh giá rủi ro góp phần bảo vệ an ninh mạng trong kỷ nguyên số. Ngoài những mặt tích cực mà AI mang lại, công nghệ này cũng phải đối mặt với những nguy cơ, thách thức mà ở đó cần kết hợp với tư duy và sự giám sát của con người.
13:00 | 01/08/2024
Hiện nay, trên thế giới có quá nhiều tạp chí khoa học, điều này gây ra không ít khó khăn trong việc xác định một bài báo cũng như một tạp chí đáng tin cậy. Lựa chọn bài báo chất lượng để kế thừa kết quả là việc rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nghiên cứu và độ tin cậy của phương pháp nghiên cứu. Bên cạnh đó, công bố khoa học quốc tế, nhất là công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín đang là tiêu chí quan trọng để đánh giá khoa học với các nhà nghiên cứu.