Tại Dự thảo Luật Dữ liệu, Bộ Công an đã đề xuất các quy định về kết nối, chia sẻ, điều phối dữ liệu. Theo đó, chia sẻ dữ liệu là việc chủ thể dữ liệu, chủ sở hữu dữ liệu, chủ quản dữ liệu cung cấp dữ liệu cho người dùng dữ liệu nhằm mục đích sử dụng chung hoặc riêng dữ liệu đó, dựa trên các thỏa thuận tự nguyện hoặc theo quy định pháp luật, bằng cách trực tiếp hoặc thông qua một bên trung gian.
Điều phối dữ liệu là hoạt động điều động dữ liệu từ nơi lưu trữ dữ liệu tập trung để phân phối, cung cấp dữ liệu đến người dùng dữ liệu theo nhu cầu, theo kế hoạch đã đăng ký.
Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm kết nối, chia sẻ, điều phối dữ liệu, bảo đảm điều kiện sẵn sàng để chia sẻ, điều phối dữ liệu cho cơ quan, tổ chức, cá nhân được phép khai thác dữ liệu, bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, chính xác.
Trung tâm dữ liệu quốc gia kết nối, chia sẻ, điều phối dữ liệu lưu trữ, quản lý tại Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc theo yêu cầu của chủ thể dữ liệu, chủ sở hữu dữ liệu, chủ quản dữ liệu phù hợp với quy định pháp luật. Việc kết nối, chia sẻ, điều phối dữ liệu của Trung tâm dữ liệu quốc gia thực hiện qua Nền tảng chia sẻ, điều phối dữ liệu.
Thủ tướng Chính phủ quyết định việc chia sẻ dữ liệu dùng riêng do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý để giải quyết tình trạng khẩn cấp; trường hợp đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn.
Bên cạnh đó, dự thảo Luật Dữ liệu cũng quy định rõ, với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, việc thu thập, số hóa phải bảo đảm chính xác, đầy đủ, kịp thời, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.
Việc tạo lập dữ liệu phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật về kết nối, chia sẻ, đồng bộ dữ liệu với Trung tâm dữ liệu quốc gia. Không được thu thập, tổ chức thu thập lại dữ liệu hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp lại dữ liệu mà cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội khác đã có, trừ trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu phục vụ cập nhật hoặc sử dụng cho mục đích xác minh, thẩm tra dữ liệu hoặc dữ liệu đó không bảo đảm yêu cầu về chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc pháp luật có quy định khác.
Việc thu thập đối với dữ liệu cá nhân chưa có thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau: Thu thập từ kết quả giải quyết thủ tục hành chính; từ số hóa hồ sơ, tài liệu sẵn có; thu thập qua phương thức điện tử; thu thập trực tiếp từ tổ chức, cá nhân.
Việc thực hiện chuyển đổi hồ sơ, tài liệu số hóa thành dữ diệu phải tuân thủ theo quy định pháp luật về lưu trữ; chỉ được thu thập dữ liệu từ hồ sơ, tài liệu lưu trữ là bản gốc, bản chính…
Cá nhân và tổ chức khác được thu thập, tạo lập dữ liệu để phục vụ cho hoạt động của mình khi được chủ thể dữ liệu đồng ý; chịu trách nhiệm xác thực, bảo đảm tính chính xác của dữ liệu được tạo lập.
Tuệ Minh
09:00 | 11/10/2024
12:00 | 21/10/2024
14:00 | 11/10/2024
13:00 | 22/10/2024
Hội đồng Liên minh Châu Âu đã chính thức thông qua Luật về khả năng phục hồi mạng (Cyber Resilience Act - CRA) vào ngày 10/10/2024, trong đó sẽ đưa ra các yêu cầu về an ninh mạng trên toàn EU đối với các sản phẩm có thành phần kỹ thuật số.
14:00 | 16/10/2024
Trung Quốc sẽ triển khai một loạt các quy định an ninh mạng mới vào năm 2025, nhấn mạnh vào an ninh quốc gia và yêu cầu các công ty cung cấp dịch vụ trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh phải tăng cường bảo vệ dữ liệu.
13:00 | 13/08/2024
Với sự thông qua của Thượng viện Mỹ, dự luật bảo vệ trẻ em khỏi nội dung trực tuyến nguy hiểm đã chính thức trở thành hiện thực, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc giải quyết vấn nạn nhức nhối về an toàn trực tuyến cho trẻ em. Dự luật này không chỉ đặt ra những quy định chặt chẽ hơn cho các nền tảng trực tuyến mà còn thể hiện cam kết mạnh mẽ của chính phủ Mỹ trong việc bảo vệ thế hệ tương lai.
16:00 | 26/07/2024
Quan chức an ninh hàng đầu của Đức tuyên bố Đức sẽ cấm sử dụng các linh kiện quan trọng từ các công ty Trung Quốc là ZTE và Huawei từ năm 2026.