Tại hội nghị thượng đỉnh AI của Nvidia tổ chức ở Ấn Độ vào cuối tháng 10 vừa qua, hai tỷ phú chia sẻ trung tâm dữ liệu mới của tập đoàn Reliance Industries của ông trùm Ambani sẽ sử dụng các chip Blackwell tối tân của Nvidia.
Nvidia cũng đã thiết lập các quan hệ đối tác với các tập đoàn Ấn Độ khác như Infosys và Tata Consultancy Services.
Ấn Độ đang nổi lên như một thị trường AI tiềm năng lớn khi quốc gia 1,4 tỷ dân đang ứng dụng công nghệ này vào các lĩnh vực như nông nghiệp, giáo dục và sản xuất nhằm tăng cường hiệu quả. Dù hiện vẫn chỉ đóng góp một phần nhỏ vào doanh thu, các tập đoàn công nghệ toàn cầu từ Nvidia đến Microsoft và Meta đang đặt cược vào nền kinh tế đang phát triển nhanh này như một thị trường tăng trưởng có thể thay thế cho Trung Quốc.
Ông Jensen Huang, CEO Nvidia
"Ấn Độ từng sản xuất và xuất khẩu phần mềm", ông Huang cho biết. "Trong tương lai, Ấn Độ sẽ xuất khẩu AI".
Một trung tâm dữ liệu 1 gigawatt của Reliance đang được xây dựng tại bang Gujarat sẽ sử dụng chip Blackwell của Nvidia. Các khách hàng của Nvidia như Amazon Web Services (AWS) cũng đang trong quá trình bắt đầu sử dụng sản phẩm này, với kỳ vọng AWS sẽ chính thức đưa vào hoạt động trong năm tới. Dell Technologies cũng cho biết các máy chủ sử dụng Blackwell sẽ được cung cấp rộng rãi từ đầu năm 2025.
Các sản phẩm của Nvidia được các nhà khai thác trung tâm dữ liệu đánh giá cao khi các chip này được dùng để phát triển phần mềm và dịch vụ AI. Hồi tháng 8/2024, công ty của Huang thừa nhận Blackwell dường như khó sản xuất hơn dự đoán. Nvidia cho biết họ đang thực hiện các thay đổi nhằm cải thiện năng suất sản xuất, tăng số lượng chip hoạt động hiệu quả được xuất xưởng từ các nhà máy.
Nvidia cũng cho biết họ sẽ hỗ trợ công ty Tech Mahindra của Ấn Độ phát triển một mô hình ngôn ngữ lớn bằng tiếng Hindi và hợp tác với công ty thương mại điện tử Flipkart trong các hệ thống dịch vụ khách hàng. Hãng cũng sẽ hợp tác với các công ty chăm sóc sức khỏe Ấn Độ nhằm tăng cường năng suất trong chăm sóc bệnh nhân và nghiên cứu.
Nvidia nổi lên như một đơn vị tiên phong trong làn sóng AI toàn cầu, cung cấp các chip mà các tập đoàn công nghệ hàng đầu như Microsoft và Google sử dụng để phát triển trí tuệ nhân tạo. CEO Jensen Huang đã thực hiện các chuyến công du khắp thế giới trong năm nay, kêu gọi các quốc gia và doanh nghiệp áp dụng các công nghệ AI mà ông gọi là "cuộc cách mạng công nghiệp mới".
Nvidia bắt đầu hoạt động tại Bangalore, miền nam Ấn Độ, cách đây hai thập kỷ và hiện có các trung tâm phát triển tại ba thành phố khác trong nước, với tổng cộng khoảng 4.000 kỹ sư.
Khoảng một năm trước, đã đạt được các thỏa thuận ban đầu để xây dựng các trung tâm dữ liệu AI với các tập đoàn địa phương, bao gồm Reliance của Ambani và Tata Group. Reliance Industries đang phát triển một loạt công cụ và ứng dụng AI có tên JioBrain. Tại cuộc họp cổ đông vào tháng 8/2024, ông Ambani đã đề cập đến thuật ngữ AI ít nhất 80 lần.
Với căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, Ấn Độ đã ngày càng nổi bật trong mắt các tập đoàn công nghệ toàn cầu. Nvidia là một trong những công ty có hoạt động kinh doanh với Trung Quốc bị hạn chế do các lệnh cấm từ chính quyền Washington.
Dù sở hữu nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ, cơ sở hạ tầng AI của nước này vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Chính phủ đã phân bổ 1,2 tỷ USD trong chương trình India AI Mission để xây dựng các trung tâm dữ liệu quan trọng nhằm phát triển các hệ thống AI và thương mại hóa công nghệ.
Thành Vinh
10:00 | 10/10/2024
14:00 | 09/09/2024
15:00 | 23/04/2024
15:00 | 10/01/2025
Trong 15 năm qua (2008 - 2023), ngành Cơ yếu Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực khoa học - công nghệ mật mã, góp phần quan trọng vào việc bảo đảm an toàn an ninh thông tin quốc gia. Trước sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0 với các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), và sự xuất hiện của máy tính lượng tử, ngành Cơ yếu đã đặc biệt chú trọng công tác nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ mật mã, ứng dụng các công nghệ tiên tiến để bảo vệ hạ tầng thông tin quốc gia. Những thành tựu này không chỉ đáp ứng yêu cầu bảo mật và an toàn thông tin trong giai đoạn hiện tại mà còn giúp Việt Nam sẵn sàng đối mặt với các thách thức an ninh mới trong tương lai.
18:00 | 02/12/2024
Ngày 02/12, Meta thông báo đưa vào luật quảng cáo chặt chẽ hơn đối với quảng cáo sản phẩm và dịch vụ tài chính hướng tới khách hàng tại Úc.
14:00 | 20/11/2024
Trong hệ sinh thái kỹ thuật số kết nối ngày nay, các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào các nhà cung cấp bên thứ ba để sử dụng nhiều công cụ, công nghệ và dịch vụ khác nhau. Mặc dù các quan hệ đối tác này có hiệu quả, nhưng chúng cũng mang lại rủi ro. Một trong những rủi ro lớn nhất là tấn công chuỗi cung ứng, khi hệ thống doanh nghiệp bị tin tặc xâm nhập qua lỗ hổng phần mềm, dịch vụ hoặc công cụ của bên thứ ba. Vậy, làm thế nào các doanh nghiệp có thể tự bảo vệ mình khỏi những mối đe dọa gián tiếp này?
14:00 | 16/10/2024
Trung Quốc sẽ triển khai một loạt các quy định an ninh mạng mới vào năm 2025, nhấn mạnh vào an ninh quốc gia và yêu cầu các công ty cung cấp dịch vụ trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh phải tăng cường bảo vệ dữ liệu.