Hiệp hội An ninh mạng Trung Quốc vừa đưa ra tuyên bố mạnh mẽ chỉ trích Intel về hàng loạt lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng trong CPU của hãng, đồng thời cáo buộc Intel “kiếm lợi nhuận lớn tại Trung Quốc nhưng lại gây tổn hại đến lợi ích và an ninh quốc gia.”
Theo Hiệp hội, các lỗ hổng như GhostRace, NativeBHI và Indirector, được phát hiện năm 2024, cho thấy sự “thiếu sót lớn trong quản lý chất lượng sản phẩm và bảo mật” của Intel. Hiệp hội chỉ trích gay gắt cách tiếp cận của Intel đối với các vấn đề này, gọi đó là “vô trách nhiệm với khách hàng”.
Nghiêm trọng hơn, Intel còn bị cáo buộc sử dụng các tính năng quản lý từ xa để giám sát người dùng, bí mật cài đặt “cửa hậu”, gây ra mối đe dọa lớn đối với an toàn thông tin và mạng lưới của Trung Quốc.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung leo thang, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ. Trung Quốc đang đẩy mạnh nỗ lực tự chủ về công nghệ, giảm sự phụ thuộc vào các công ty của Mỹ như Intel, trong khi Mỹ lại ra sức kiềm chế sự phát triển của ngành bán dẫn Trung Quốc thông qua Đạo luật CHIPS và Khoa học.
Trung Quốc là thị trường cực kỳ quan trọng đối với Intel, đóng góp gần 1/4 doanh thu toàn cầu. CPU của Intel hiện diện rộng rãi trong các thiết bị điện tử tiêu dùng và máy chủ tại Trung Quốc. Theo thống kê, máy chủ sử dụng kiến trúc x86 của Intel chiếm tới 90% thị phần tại quốc gia này.
Trước đó, vào năm 2023, Micron đã trở thành công ty bán dẫn nước ngoài đầu tiên bị Trung Quốc “sờ gáy” với một cuộc đánh giá bảo mật toàn diện.
Kim Cương
14:00 | 16/10/2024
15:00 | 04/08/2024
16:00 | 26/07/2024
09:00 | 18/11/2024
Chiều ngày 15/11, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua năm 2024 của Khối thi đua Cục Cơ yếu các Bộ, ngành năm 2024.
07:00 | 07/11/2024
Dự án siêu trung tâm dữ liệu AI do Nvidia và tỷ phú Mukesh Ambani khởi xướng được kỳ vọng sẽ biến Ấn Độ thành một trung tâm công nghệ AI hàng đầu thế giới, sánh ngang với Thung lũng Silicon.
07:00 | 14/10/2024
Chiều 08/10, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã trình bày về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, với mục tiêu đưa ngành Công nghiệp công nghệ số trở thành một trong những trụ cột chính của nền kinh tế Việt Nam. Việc ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số không chỉ góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của Ngành mà còn tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghệ số trong nước, tạo đà cho các đột phá về công nghệ.
07:00 | 23/09/2024
Trải qua chặng đường gần 80 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, ngành Cơ yếu Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công tác cơ yếu đã luôn khẳng định vị trí và vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tuyệt đối bí mật, chính xác, kịp thời thông tin lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang trong mọi tình huống, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.