FCCPC cho biết đã bắt đầu điều tra chính sách quyền riêng tư của WhatsApp vào tháng 5/2021 và nhận thấy nó được áp dụng đối với người dùng Nigeria mà không tuân theo các tiêu chuẩn công bằng hiện hành. Cuộc điều tra được phối hợp tổ chức với Ủy ban Bảo vệ dữ liệu Nigeria và kéo dài 38 tháng.
Nhà chức trách tin rằng Meta chiếm đoạt dữ liệu người dùng Nigeria trên nền tảng mà không có sự đồng ý, lạm dụng vị thế thống trị thị trường để ràng buộc chính sách quyền riêng tư mang tính khai thác đối với người dùng, phân biệt đối xử với người dùng tại Nigeria so với các khu vực pháp lý khác có quy định tương tự.
Người đứng đầu FCCPC - Adamu Abdullahi chia sẻ phát hiện của cuộc điều tra, đó là các chính sách của Meta không cho người dùng tùy chọn hay cơ hội để tự xác định hoặc có quyền đối với hành vi thu thập, sử dụng và chia sẻ dữ liệu cá nhân.
WhatsApp phản đối quyết định của nhà chức trách Nigeria cũng như số tiền phạt và khẳng định sẽ kháng cáo.
Meta được lệnh ngay lập tức khôi phục quyền kiểm soát việc sử dụng dữ liệu của người dùng Nigeria. Công ty cũng được lệnh đảm bảo rằng chính sách bảo mật của mình tuân thủ luật bảo vệ dữ liệu hiện hành và ngay lập tức dừng quá trình chia sẻ thông tin người dùng WhatsApp với các công ty khác thuộc Meta và bên thứ ba khác.
Đây không phải lần đầu Meta bị phạt vì hành vi chia sẻ dữ liệu giữa các nền tảng. Hồi tháng 5, cơ quan cạnh tranh Thổ Nhĩ Kỳ đã phạt công ty này 1,2 tỷ lira vì chia sẻ dữ liệu giữa Facebook, Instagram, Threads và WhatsApp.
Meta đối mặt với sự giám sát chặt chẽ từ châu Âu và các khu vực pháp lý khác vì bị cáo buộc vi phạm luật bảo vệ dữ liệu. Kế hoạch sử dụng dữ liệu người dùng để đào tạo các mô hình AI mà không qua xin phép người dùng cũng bị chỉ trích.
Ngô Minh (Tổng hợp)
14:00 | 25/04/2024
10:00 | 06/09/2024
09:00 | 08/12/2023
08:00 | 17/07/2024
14:00 | 15/08/2024
Chuyển đổi từ Giao thức Internet (Internet Protocol - IP) Phiên bản 4 (IPv4) sang Phiên bản 6 (IPv6) là một bước tiến quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của Internet trên toàn cầu. Với khoảng 4.3 tỷ địa chỉ IP, IPv4 không còn đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các thiết bị kết nối Internet.
16:00 | 18/05/2024
An ninh mạng và trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được kết nối với nhau chặt chẽ hơn, trong đó AI đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường các biện pháp an ninh mạng. Sự tích hợp này không phải là mới nhưng nó đã phát triển theo thời gian khi những tiến bộ về khoa học công nghệ và các mối đe dọa mạng có tính chất tinh vi hơn.
08:00 | 04/05/2024
Năm 2023, tình hình an ninh mạng, an toàn thông tin diễn biến phức tạp, trên không gian mạng các thế lực thù địch không ngừng gia tăng các hoạt động tấn công, lừa đảo, chống phá Đảng, Nhà nước. Việc lộ lọt các thông tin quan trọng, thông tin bí mật nhà nước tiếp tục diễn biến khó lường. Trước những thuận lợi và thách thức đặt ra trong tình hình mới, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều đường lối, chủ trương quan trọng về lĩnh vực an ninh mạng, an toàn thông tin được cụ thể hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành năm 2023. Bài báo sẽ tổng hợp những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực an ninh mạng, an toàn thông tin được ban hành tại Việt Nam trong năm 2023.
09:00 | 28/04/2024
Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành văn bản đôn đốc công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng dịp lễ 30/4, 1/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ gửi tới các Bộ, ngành, địa phương; các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, nền tảng số cùng những tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại trên toàn quốc.